Cập nhật tin tức nóng hổi

Vì sao Việt Nam biết dính bẫy nợ của TQ mà vẫn ‘thò’ chân vào bẫy cao tốc Bắc – Nam?

Nhà thầu TQ luôn luôn có những trò gian manh, xảo trá, ma giáo giống nhau, đó là chậm tiến độ, đội vốn, công nghệ lạc hậu, vật liệu rẻ tiền nên không bảo đảm được chất lượng theo tiêu chuẩn.

Đội vốn đưa đến bẫy nợ. Cứ vay nợ để thực hiện những công trình không hiệu quả, không phù hợp với nền kinh tế và tình trạng ngân sách của quốc gia. Bẫy nợ của Sri Lanka là một điển hình. Lãnh đạo tham nhũng, nhận hối lộ, vay 1.5 tỷ USD để xây hải cảng Hambantota mà hàng hóa phải nằm chờ hai ngày ở bến tàu mới có tàu đến.

Phi trường quốc tế hiện đại mà mỗi tuần chỉ có 5 chuyến bay phục vụ vài trăm hành khách. Kinh doanh không đủ tiền trả nợ nên cuối cùng Sri Lanka phải cho Trung Cộng thuê hải cảng Hambantota trong 99 năm để trừ một số nợ.
Cảng Hambantota Reuters
Cảng Hambantota Reuters

Đây là một ví dụ đặc trưng về những gì các nhà phê bình đã lo sợ từ lâu rằng, Dự án Vành đai, Con đường gây ra bẫy nợ cho các quốc gia yếu thế trên thế giới. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc sẽ lại tận dụng chiến thuật tương tự ở nơi khác để có được vị trí và cơ sở hạ tầng quan trọng.

Ở Việt Nam cũng vậy, hiện tại đã có 2 đường bộ và một đường sắt Bắc – Nam, đó là quốc lộ 1, đường Trường Sơn công nghiệp hóa, và đường xe lửa Bắc – Nam, thế mà Việt Nam lại cho Trung Cộng thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam trong tình trạng nợ công Việt Nam đã chạm trần, nợ ngập đầu lên tới gần 73 tỷ USD nên phải vay nợ mới để trả nợ cũ.

Nhiều chuyên gia và dư luận cả nước phản đối bởi, dân ta không thể chấp nhận trao cả con đường xương sống của đất nước, hay bất cứ đoạn nào của con đường nầy vào tay kẻ đến từ một quốc gia không ngừng muốn biến đất đai, biển trời của ta thành một bộ phận trong Vành đai Con đường của họ, không ngừng quấy nhiễu cuộc sống của nhân dân ta.
Người Việt chưa giàu đã già lại gánh nợ công quá lớn
Người Việt chưa giàu đã già lại gánh nợ công quá lớn

Rồi đây, công nhân Trung Cộng vào Việt Nam, lấy vợ sanh con đến mấy tuổi rồi mà công trình chưa hoàn tất, họ cứ ở lì lại Việt Nam, phối hợp với đoàn người di dân tạo ra một thế hệ mà quê cha đất tổ của họ là Trung Cộng và họ rất hãnh diện là công dân của một cường quốc trên thế giới.

Một trăm năm đô hộ giặc Tàu” mà người Việt không bị đồng hóa chả lẽ chưa làm một số quan chức sáng mắt sáng lòng. Câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao Việt Nam biết là dính bẫy nợ của Trung Cộng mà vẫn còn đút đầu vào bẫy, liệu Việt Nam có là một khu tự trị thuộc Bắc Kinh?

Sợ dính bẫy Trung Quốc, nước nghèo quyết dừng dự án 10 tỷ USD

Tanzania vừa đình chỉ một dự án cảng trị giá 10 tỷ USD vì lý do tài chính không công bằng. Hành động này đã bồi thêm một cú đòn đau đối với tham vọng Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc ở Châu Phi.

Theo kế hoạch, cảng này được xây dựng tại Bagamoyo và được điều hành bởi Công ty China Merchants Holding International. Nếu được xây dựng, đây sẽ là cảng lớn nhất ở Đông Phi, vượt qua cảng Mombasa ở nước láng giềng Kenya.

Tờ Telegraph cho biết, kế hoạch xây dựng cảng này cũng bao gồm một khu công nghiệp, với các tuyến đường sắt và đường bộ dẫn đến một khu vực mới để khai thác dầu khí.
Vì sao Việt Nam biết dính bẫy nợ của TQ mà vẫn ‘thò’ chân vào bẫy cao tốc Bắc – Nam?
Dự án xây dựng cảng trị giá 10 tỷ USD đã được ký kết vào năm 2013 khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm cựu Tổng thống Tanzania Jakaya Kikwete. (Nguồn: Reuters)

“Nhưng các điều khoản tài chính được người Trung Quốc đưa ra là những điều khoản bóc lột và không rõ ràng”, ông John Magufuli, Tổng thống Tanzania nói.

“Trung Quốc muốn chúng tôi cho họ bảo lãnh trong 33 năm và thuê cảng này trong 99 năm, và chúng tôi không được thắc mắc về việc ai là người đầu tư ở đó một khi cảng đi vào hoạt động. Trung Quốc muốn lấy đất của chúng tôi làm của riêng họ trong khi chúng tôi phải trả tiền cho họ để xây dựng cảng đó”, ông Magufuli nói.

Tô Hùng
, ,

No comments:

Post a Comment