Thông tin về học sinh lớp 1 trường Gateway tử vong trên xe đưa đón nhà trường khiến nhiều người bàng hoàng.
Điều đặc biệt, tại cuộc họp báo liên quan đến sự việc trước đó, Trưởng phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, ông Phạm Ngọc Anh khẳng định, trên địa bàn quận không có trường nào gọi là trường “quốc tế”. Tên gọi “Trường tiểu học quốc tế Gateway” là cách mà trường tự đặt để thu hút thêm học sinh.
Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề mạo danh “quốc tế” trên đây, ông Lê Ngọc Quang cho biết, việc này báo chí đã bàn những ngày qua.
Phó Giám đốc Sở chia sẻ thêm, theo thống kê, đến nay Hà Nội chính thức có 11 trường có danh “quốc tế” theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP (Quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục).
Còn lại, các trường khác có yếu tố nước ngoài chứ không thể gọi là trường quốc tế.
Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội.
“Trong thời gian tới chúng tôi sẽ công bố danh tính các trường quốc tế và trường có yếu tố nước ngoài để toàn thể nhân dân, cha mẹ học sinh biết được và có cơ sở chọn lựa. Còn xử lý những cái cũ, chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý theo đúng quy định”, ông Quang nói.
Về câu hỏi Sở GD&ĐT Hà Nội có đề xuất gì để tên gọi của các trường trở nên minh bạch hơn, ông Quang cho hay, tên gọi phải đúng như quy định. Luật đã quy định, tên trường gồm những yếu tố nào thì cứ đúng như thế.
“Với các trường trong quyê’t định thành lập không có chữ “quốc tế” nhưng cứ đưa thêm vào “mạo danh” quốc tế để thu hút học sinh là sai. Chúng tôi phải yêu cầu các đơn vị này bỏ các từ mạo danh để tránh gây hiểu nhầm cho cha mẹ học sinh”, Phó Giám đốc sở khẳng định.
Về đề xuất, liệu có nên luật hoá trong việc ghi tên các trường quốc tế, ông Quang đồng tình và cho rằng “luật hoá là cần thiết và cần có cả chế tài xử phạt”.
Được biết, hiện địa bàn Hà Nội có các trường quốc tế do các cơ quan ngoại giao thành lập là trường Liên Hiệp Quốc UNIS, trường trung học Alexandre Yersin của Đại sứ quán Pháp, trường của Đại sứ quán Nhật, Hàn Quốc, Nga.
Bên cạnh đó, còn có các trường có vốn đầu tư của nước ngoài như Kinderworld/SIS (của Singapore), Horizon (Thổ Nhĩ Kỳ)… còn nhiều trường vốn đầu tư Việt Nam nhưng dạy theo chương trình nước ngoài như BIS & BVIS, Trường chuẩn quốc tế BIS tại biệt thự Vinhomes Riverside, trường quốc tế Hà Nội…
Liên quan đến tên gọi “quốc tế” mà nhiều trường đang sử dụng hiện nay, trao đổi với PV Dân trí trước đó, một cán bộ Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay tại Việt Nam khái niệm trường quốc tế chưa có ranh giới rõ ràng. Muốn phân biệt trường quốc tế với các trường khác thì phân biệt theo chương trình giảng dạy và đối tượng học, vốn đầu tư.
Về vốn đầu tư thì có nhiều hình thức, vốn đầu tư trong nước nhưng dạy chương trình nước ngoài và vốn đầu tư nước ngoài dạy chương trình nước ngoài.
Tên gọi “Trường tiểu học quốc tế Gateway” là cách mà trường tự đặt để thu hút thêm học sinh.
Ngoài ra, nhiều trường mang danh “quốc tế” nhưng dạy kết hợp cả chương trình Việt Nam và chương trình nước ngoài mà Nghị định 86 cho phép đảm bảo mục tiêu giáo dục Việt Nam, dạy tích hợp.
Về việc đặt tên trường, cán bộ Bộ GD&ĐT cho rằng, Nghị định 73 và Nghị định 86 đều đã có quy định rõ ràng.
Với các trường đặt theo tên nước ngoài tự nhận là trường “quốc tế” chỉ nhằm mục đích để thu hút người học vì trong chương trình dạy của họ có một số giáo viên nước ngoài và chương trình dạy có một phần dạy theo chương trình của nước ngoài. Cách đặt tên này không sai vì không vi phạm thuần phong mỹ tục.
Vị cán bộ này cho hay, khái niệm trường quốc tế ở Việt Nam chưa định nghĩa được vì chưa có văn bản nào quy định thế nào là trường quốc tế? Do đó, Bộ GD&ĐT đã có cảnh báo phụ huynh về việc chọn trường quốc tế cho con học.
Trở lại đề xuất xử phạt các trường mạo danh quốc tế trên địa bàn Hà Nội liệu có khó khăn gì không, ông Lê Ngọc Quang cho rằng, việc xử lý có khó khăn bởi hiện nay chưa có định nghĩa đầy đủ về vấn đề trường quốc tế và chưa có chế tài xử lý những đơn vị như vậy nên Hà Nội phải vận dụng các điều kiện của địa phương. Giáo dục , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment