Trong bối cảnh công cuộc phòng chống tham nhũng được tiến hành ngày càng mạnh mẽ “không có vùng cấm” cùng nhìn lại luật hồi tỵ.
Bối cảnh nay có nên áp dụng luật hồi tỵ xưa ?
Chiết tự chữ “hồi” nghĩa là quay đầu, trở lại, còn “tỵ” nghĩa là tránh đi, né đi. Hồi tỵ nghĩa là tránh né việc quay lại nơi xuất thân có nhiều mối quan hệ thân thích để làm quan. Luật “hồi tỵ” có nguồn gốc từ Trung Quốc và được các triều đại phong kiến Việt Nam vận dụng trong hoạt động cai trị.
Thời phong kiến xưa luật hồi tỵ được áp dụng nhiều, nổi bật thời Lê Thánh Tông, các triều vua Nguyễn. Năm 1486 vua Lê Thánh Tông ban hành quy định cấm quan lại lấy vợ tại nơi đến làm quan để tránh hiện tượng “quan bà” chỉ huy “quan ông” thao túng quyền hành địa phương. Hai năm sau tức năm 1488 cấm những người là anh em ruột, con cháu chú bác ruột cùng làm xã trưởng (tương đương chủ tịch, phó chủ tịch xã hiện nay). Đến năm 1496 mở rông phạm vi đối tượng cấm bao gồm cả con cô con cậu, con dì con già, thông gia với nhau cùng làm xã trưởng. Đó là một số điểm trong Quốc triều hình luật (hay luật Hồng Đức) quy định ban đầu mang tinh thần luật “hồi tỵ”.
Luật hồi tỵ rõ nét nhất dưới triều đại nhà Nguyễn. Cụ thể trong Châu bản triều Nguyễn có lưu:
Thứ nhất, quan coi thi hay còn gọi khảo quan có người thân họ hàng tham gia dự thi tại nơi mình trông phải tâu báo lên cấp trên để có cách tránh đi, không coi thi tại điểm đó. Trường hợp biết mà không tránh sẽ phạm trọng tội cố ý làm trái.
Thứ hai, quan lại không những không được làm quan ở nơi trú quán mà còn không được làm quan ở quê vợ, quê mẹ, thậm chí cả nơi học tập lúc còn nhỏ
Thứ ba, các lại dịch, nha môn ở các Bộ, kinh đô và các tỉnh là con, anh em ruột, anh em con chú, con bác thì phải tách ra, đổi bổ đi nơi khác
Thứ tư, người có quan hệ thông gia, thầy trò không được làm quan cùng một địa phương.
Luật “hồi tỵ” có tác dụng rất lớn trong việc điều hành đất nước ổn định nội bộ chính trị cho vua. Đây là một cách nhà vua ngăn chặn sự tập quyền lôi bè kết phái cát cứ tại địa phương. Đảm bảo sự khách quan minh bạch trong việc thi cử, việc công tránh sự nể nang, họ hàng bao che lỗi cho nhau. Từ đó làm cho bộ máy quan lại vận hành đồng bộ và hiệu quả hơn.
Bối cảnh hiện nay tham nhũng trở thành một vấn nạn, công cuộc “đốt lò” còn dài và gian nan mới ngẫm lại luật “hồi tỵ” xưa để soi xét “gạn đục khơi trong”.
Thực tế trong những cơ quan cấp huyện chúng ta tìm thấy sự hiện diện của “chính quyền dòng họ” từ một người làm bí thư huyện ủy là hạt nhân phát triển lên đưa người nhà, người thân vào đứng đầu các phòng, ban. Cả dòng họ tham gia bộ máy quản lý người ta gọi đó là sự “ngẫu nhiên”. Quả thực nếu áp dụng luật hồi tỵ thì “chọn lọc tự nhiên sẽ khó cho ra những sự “ngẫu nhiên” có chủ đích đó.
Tại thời điểm dưới các triều đại phong kiến luật hồi tỵ thực sự phát huy rất tốt vai trò phòng ngừa nguy cơ cục bộ địa phương hình thành lợi ích nhóm, từ đó hạn chế kéo bè tham nhũng.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận khách quan luật hồi tỵ xưa được áp dụng dưới đế độ phong kiến tập quyền. Hiện nay xã hội dân chủ tiến bộ lấy con người làm trung tâm coi trọng các giá trị căn bản quyền con người. Vì vậy khó lòng mà áp đặt hồi tỵ một cách máy móc.
Đến như một số trường hợp đặc biệt nhà vua phải chừa ra không áp dụng luật hồi tỵ như Ty Chiêm hậu là cơ quan chuyên trách về lịch, Ty Hiệu lễ sinh chuyên coi về lễ nghi, Khâm Thiên giám là cơ quan chuyên về thời tiết, không phải cơ quan hành chính nên không phải “hồi tỵ”. Thái y viện là cơ quan chuyên chăm sóc sức khỏe cho vua, cần “cha truyền con nối” để làm việc nên cũng không phải “hồi tỵ”
Để có cái nhìn tổng quan và thấu đáo nên xét cả mặt lợi và hại dựa trên bối cảnh thực tế. Hiện nay, luật hổi tỵ chỉ nên áp dụng lấy cái tinh thần để thể chế hóa qua các văn bản quy phạm pháp luật phòng chống tham nhũng phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hiện đại.
Nguồn tổng hợp
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Bối cảnh nay có nên áp dụng luật hồi tỵ xưa ?
Chiết tự chữ “hồi” nghĩa là quay đầu, trở lại, còn “tỵ” nghĩa là tránh đi, né đi. Hồi tỵ nghĩa là tránh né việc quay lại nơi xuất thân có nhiều mối quan hệ thân thích để làm quan. Luật “hồi tỵ” có nguồn gốc từ Trung Quốc và được các triều đại phong kiến Việt Nam vận dụng trong hoạt động cai trị.
Thời phong kiến xưa luật hồi tỵ được áp dụng nhiều, nổi bật thời Lê Thánh Tông, các triều vua Nguyễn. Năm 1486 vua Lê Thánh Tông ban hành quy định cấm quan lại lấy vợ tại nơi đến làm quan để tránh hiện tượng “quan bà” chỉ huy “quan ông” thao túng quyền hành địa phương. Hai năm sau tức năm 1488 cấm những người là anh em ruột, con cháu chú bác ruột cùng làm xã trưởng (tương đương chủ tịch, phó chủ tịch xã hiện nay). Đến năm 1496 mở rông phạm vi đối tượng cấm bao gồm cả con cô con cậu, con dì con già, thông gia với nhau cùng làm xã trưởng. Đó là một số điểm trong Quốc triều hình luật (hay luật Hồng Đức) quy định ban đầu mang tinh thần luật “hồi tỵ”.
Luật hồi tỵ rõ nét nhất dưới triều đại nhà Nguyễn. Cụ thể trong Châu bản triều Nguyễn có lưu:
Thứ nhất, quan coi thi hay còn gọi khảo quan có người thân họ hàng tham gia dự thi tại nơi mình trông phải tâu báo lên cấp trên để có cách tránh đi, không coi thi tại điểm đó. Trường hợp biết mà không tránh sẽ phạm trọng tội cố ý làm trái.
Thứ hai, quan lại không những không được làm quan ở nơi trú quán mà còn không được làm quan ở quê vợ, quê mẹ, thậm chí cả nơi học tập lúc còn nhỏ
Thứ ba, các lại dịch, nha môn ở các Bộ, kinh đô và các tỉnh là con, anh em ruột, anh em con chú, con bác thì phải tách ra, đổi bổ đi nơi khác
Thứ tư, người có quan hệ thông gia, thầy trò không được làm quan cùng một địa phương.
Luật “hồi tỵ” có tác dụng rất lớn trong việc điều hành đất nước ổn định nội bộ chính trị cho vua. Đây là một cách nhà vua ngăn chặn sự tập quyền lôi bè kết phái cát cứ tại địa phương. Đảm bảo sự khách quan minh bạch trong việc thi cử, việc công tránh sự nể nang, họ hàng bao che lỗi cho nhau. Từ đó làm cho bộ máy quan lại vận hành đồng bộ và hiệu quả hơn.
Bối cảnh hiện nay tham nhũng trở thành một vấn nạn, công cuộc “đốt lò” còn dài và gian nan mới ngẫm lại luật “hồi tỵ” xưa để soi xét “gạn đục khơi trong”.
Thực tế trong những cơ quan cấp huyện chúng ta tìm thấy sự hiện diện của “chính quyền dòng họ” từ một người làm bí thư huyện ủy là hạt nhân phát triển lên đưa người nhà, người thân vào đứng đầu các phòng, ban. Cả dòng họ tham gia bộ máy quản lý người ta gọi đó là sự “ngẫu nhiên”. Quả thực nếu áp dụng luật hồi tỵ thì “chọn lọc tự nhiên sẽ khó cho ra những sự “ngẫu nhiên” có chủ đích đó.
Tại thời điểm dưới các triều đại phong kiến luật hồi tỵ thực sự phát huy rất tốt vai trò phòng ngừa nguy cơ cục bộ địa phương hình thành lợi ích nhóm, từ đó hạn chế kéo bè tham nhũng.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận khách quan luật hồi tỵ xưa được áp dụng dưới đế độ phong kiến tập quyền. Hiện nay xã hội dân chủ tiến bộ lấy con người làm trung tâm coi trọng các giá trị căn bản quyền con người. Vì vậy khó lòng mà áp đặt hồi tỵ một cách máy móc.
Đến như một số trường hợp đặc biệt nhà vua phải chừa ra không áp dụng luật hồi tỵ như Ty Chiêm hậu là cơ quan chuyên trách về lịch, Ty Hiệu lễ sinh chuyên coi về lễ nghi, Khâm Thiên giám là cơ quan chuyên về thời tiết, không phải cơ quan hành chính nên không phải “hồi tỵ”. Thái y viện là cơ quan chuyên chăm sóc sức khỏe cho vua, cần “cha truyền con nối” để làm việc nên cũng không phải “hồi tỵ”
Để có cái nhìn tổng quan và thấu đáo nên xét cả mặt lợi và hại dựa trên bối cảnh thực tế. Hiện nay, luật hổi tỵ chỉ nên áp dụng lấy cái tinh thần để thể chế hóa qua các văn bản quy phạm pháp luật phòng chống tham nhũng phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hiện đại.
Nguồn tổng hợp
No comments:
Post a Comment