Xét các tiêu chí được quy định trong Thông tư mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng viện dẫn, không có quy định cho phép dùng ngân sách của Đảng để chi phục vụ riêng lãnh đạo tỉnh.
Trong bối cảnh Trung ương, Quốc hội và Chính phủ luôn quán triệt tinh thần tiết kiệm chi tiêu, dành kinh phí tập trung cho đầu tư phát triển, thì việc Sóc Trăng chi gần 1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách dự phòng của Đảng để lắp camera an ninh tại nhà riêng của tất cả cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy được nhiều người nhận định là “chơi trội”, “xài sang”.
Vấn đề nhiều người quan tâm là căn cứ nào để Tỉnh ủy Sóc Trăng dùng tiền ngân sách chi cho mục đích bảo vệ an ninh riêng cho nhà 16 cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy? Việc chi này có đúng quy định, hợp lý trong bối cảnh kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn như hiện nay?
Chi ngân sách phải đúng tiêu chuẩn, định mức
Quyết định do Phó bí thư Thường trực Sóc Trăng Huỳnh Văn Sum ký có viện dẫn một trong những căn cứ là Thông tư số 1539 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước đối với các cơ quan của Đảng.
Thông tư số 1539 được ban hành cuối tháng 12/2017 và chính thức có hiệu lực từ 15/2/2018. Thông tư nêu rõ nguồn thu của các cơ quan Đảng gồm: Thu Đảng phí để lại được sử dụng cân đối vào nguồn kinh phí hoạt động công tác Đảng; thu từ hoạt động sự nghiệp của các cơ quan Đảng; và một phần kinh phí ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán trong năm. Ngoài ra, còn một số khoản thu khác.
Camera hướng về nhà của một lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Tuấn Anh.
Nhiệm vụ chi của các cơ quan Đảng được quy định gồm các khoản như chi thường xuyên, gồm chi để đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ quan Đảng, chi đảm bảo các nhiệm vụ đặc thù của các cấp ủy Đảng dự tính theo yêu cầu, nhiệm vụ và chi đảm bảo hoạt động đối ngoại, và các khoản chi thực hiện chính sách cán bộ, chi cho các đối tượng có công với cách mạng và các khoản đặc biệt khác (lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam Anh hùng…).
Ngoài ra, còn có các khoản chi viện trợ, chi chuyển nguồn hay chi cho đầu tư phát triển. Trong khoản chi đầu tư, Thông tư này cũng nêu rõ chỉ chi đối với các dự án thuộc các cơ quan Đảng hoặc các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10 trong Thông tư này nêu chi tiết điều kiện chi ngân sách phải có trong dự toán chi ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền giao hàng năm; phải chi đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Ngoài ra, nếu sử dụng kinh phí từ ngân sách để đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng điều kiện theo pháp luật của Nhà nước về đầu tư công và xây dựng. Đối với các khoản chi thuộc nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp…
Xét các tiêu chí được quy định trong Thông tư mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng viện dẫn, không có bất cứ quy định nào đề cập đến việc cho phép dùng ngân sách của Đảng để chi phục vụ riêng các lãnh đạo tỉnh.
Ngân sách Đảng cũng là của công
Chia sẻ với PV, ông Phạm Văn Hòa, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, nói rằng ông thấy việc này “kỳ quá” nên muốn lên tiếng để mong góp ý kiến giúp Sóc Trăng nhìn thấy việc làm chưa phù hợp của mình, để từ đó sửa sai.
“Theo tôi biết, không có quy định nào cho phép dùng ngân sách lắp camera ở nhà riêng lãnh đạo tỉnh. Từ trước đến nay chưa có địa phương nào làm việc này”, ông Hòa nói.
Camera lắp đặt trước nhà của một cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng.
Theo ông, đây có lẽ là sáng kiến của Tỉnh ủy Sóc Trăng, muốn lắp đặt camera theo đề xuất của cơ quan công an nhằm đảm bảo an ninh cho các lãnh đạo tỉnh. “Nhưng như vậy hoàn toàn không nên”, vị đại biểu Đồng Tháp góp ý.
Điều đáng nói, việc lắp camera này lại dành cho các thành viên trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ông Hòa nói như vậy là “rất kỳ”.
Ông Hòa cho rằng nếu lãnh đạo muốn lắp để đảm bảo an ninh, an toàn thì phải tự bỏ tiền, không được lấy tiền ngân sách. “Ngân sách Đảng hay ngân sách Nhà nước cũng đều là của công nên không được lấy dù chỉ một đồng”, ông Hòa nhấn mạnh.
Ông Hòa cho biết người dân bức xúc và không hài lòng về việc này, nhất là khi nó xảy ra ở Sóc Trăng – một địa phương còn nghèo.
Đưa ra so sánh, ông nói kể cả bộ trưởng ở Trung ương hay lãnh đạo của các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM còn chưa tính đến việc này mà Sóc Trăng chi gần một tỷ thì “không phải ít”.
Dù là đề xuất của công an, ông Hòa cũng cho rằng phải cân nhắc cặn kẽ xem đúng hay sai, tốt hay không tốt và có nên thực hiện hay không.
Cần làm rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân
“Cứ bảo tại anh em đề xuất, nhưng anh em đề xuất không có lỗi đâu. Họ đề xuất chỉ nghĩ làm sao tăng cường trách nhiệm bảo vệ, còn chuyện quyết định là của người đứng đầu, đừng có đổ cho anh em bên dưới, như thế mới thể hiện trách nhiệm và tầm của người lãnh đạo”, ông Lê Nam, nguyên Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, bình luận.
Theo ông Nam, dù cơ quan tham mưu có đề xuất, trách nhiệm quyết định là của người đứng đầu. Họ bắt buộc phải nắm vững các quy định của Đảng, Nhà nước để đưa ra quyết định đúng, trong đó có xét tới các yêu cầu về cán bộ, đối tượng, chính sách.
“Chi sai thì phải bỏ tiền túi ra trả cho Nhà nước, đồng thời phải bị xem xét trách nhiệm”, ông Nam nói.
Cùng nhận định với rất nhiều ý kiến khác, cựu đại biểu Quốc hội Lê Nam nhìn nhận việc lấy ngân sách để mua camera trang bị cho nhà riêng của các lãnh đạo là không đúng. Bởi lắp camera an ninh thường áp dụng khi các cơ quan an ninh có nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu.
Trong khi đó, các thành viên trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy không phải là một trong những đối tượng thuộc mục tiêu phải bảo vệ.
Thậm chí, ngoài bí thư, chủ tịch UBND và HĐND, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có chế độ xe riêng và xe đưa đón, thì những thành viên khác trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy không có chế độ này. “Vì vậy, họ chắc chắn không nằm trong diện mục tiêu bảo vệ”, ông Nam cho hay.
“Chưa có quy định nào của Đảng, Nhà nước cho phép làm như thế. Và cũng không có địa phương nào làm như thế”, ông Nam nói.
Cựu đại biểu này cho rằng một người dân hoàn toàn có thể tự trang bị camera cho nhà mình nếu muốn, tại sao các lãnh đạo tỉnh muốn đảm bảo an ninh lại không thể bỏ tiền túi ra.
Hơn nữa, phân tích rõ bối cảnh, ông Nam nhận định tình hình an ninh chính trị ở Việt Nam ổn định và ngày càng tốt lên, không phức tạp đến mức lo có khủng bố và phải lắp camera an ninh cho nhà lãnh đạo.
“Thường vụ Tỉnh ủy cũng chỉ ngang với Phó trưởng đoàn ĐBQH như chúng tôi trước đây. Mình là cán bộ, phải ở trong dân, gần gũi với dân, phải sống như dân, chứ làm như vậy thì quan cách, xa dân quá”, ông Nam chia sẻ.
Anh Thư/ Zing News
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Trong bối cảnh Trung ương, Quốc hội và Chính phủ luôn quán triệt tinh thần tiết kiệm chi tiêu, dành kinh phí tập trung cho đầu tư phát triển, thì việc Sóc Trăng chi gần 1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách dự phòng của Đảng để lắp camera an ninh tại nhà riêng của tất cả cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy được nhiều người nhận định là “chơi trội”, “xài sang”.
Vấn đề nhiều người quan tâm là căn cứ nào để Tỉnh ủy Sóc Trăng dùng tiền ngân sách chi cho mục đích bảo vệ an ninh riêng cho nhà 16 cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy? Việc chi này có đúng quy định, hợp lý trong bối cảnh kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn như hiện nay?
Chi ngân sách phải đúng tiêu chuẩn, định mức
Quyết định do Phó bí thư Thường trực Sóc Trăng Huỳnh Văn Sum ký có viện dẫn một trong những căn cứ là Thông tư số 1539 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước đối với các cơ quan của Đảng.
Thông tư số 1539 được ban hành cuối tháng 12/2017 và chính thức có hiệu lực từ 15/2/2018. Thông tư nêu rõ nguồn thu của các cơ quan Đảng gồm: Thu Đảng phí để lại được sử dụng cân đối vào nguồn kinh phí hoạt động công tác Đảng; thu từ hoạt động sự nghiệp của các cơ quan Đảng; và một phần kinh phí ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán trong năm. Ngoài ra, còn một số khoản thu khác.
Camera hướng về nhà của một lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Tuấn Anh.
Nhiệm vụ chi của các cơ quan Đảng được quy định gồm các khoản như chi thường xuyên, gồm chi để đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ quan Đảng, chi đảm bảo các nhiệm vụ đặc thù của các cấp ủy Đảng dự tính theo yêu cầu, nhiệm vụ và chi đảm bảo hoạt động đối ngoại, và các khoản chi thực hiện chính sách cán bộ, chi cho các đối tượng có công với cách mạng và các khoản đặc biệt khác (lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam Anh hùng…).
Ngoài ra, còn có các khoản chi viện trợ, chi chuyển nguồn hay chi cho đầu tư phát triển. Trong khoản chi đầu tư, Thông tư này cũng nêu rõ chỉ chi đối với các dự án thuộc các cơ quan Đảng hoặc các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10 trong Thông tư này nêu chi tiết điều kiện chi ngân sách phải có trong dự toán chi ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền giao hàng năm; phải chi đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Ngoài ra, nếu sử dụng kinh phí từ ngân sách để đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng điều kiện theo pháp luật của Nhà nước về đầu tư công và xây dựng. Đối với các khoản chi thuộc nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp…
Xét các tiêu chí được quy định trong Thông tư mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng viện dẫn, không có bất cứ quy định nào đề cập đến việc cho phép dùng ngân sách của Đảng để chi phục vụ riêng các lãnh đạo tỉnh.
Ngân sách Đảng cũng là của công
Chia sẻ với PV, ông Phạm Văn Hòa, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, nói rằng ông thấy việc này “kỳ quá” nên muốn lên tiếng để mong góp ý kiến giúp Sóc Trăng nhìn thấy việc làm chưa phù hợp của mình, để từ đó sửa sai.
“Theo tôi biết, không có quy định nào cho phép dùng ngân sách lắp camera ở nhà riêng lãnh đạo tỉnh. Từ trước đến nay chưa có địa phương nào làm việc này”, ông Hòa nói.
Camera lắp đặt trước nhà của một cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng.
Theo ông, đây có lẽ là sáng kiến của Tỉnh ủy Sóc Trăng, muốn lắp đặt camera theo đề xuất của cơ quan công an nhằm đảm bảo an ninh cho các lãnh đạo tỉnh. “Nhưng như vậy hoàn toàn không nên”, vị đại biểu Đồng Tháp góp ý.
Điều đáng nói, việc lắp camera này lại dành cho các thành viên trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ông Hòa nói như vậy là “rất kỳ”.
Ông Hòa cho rằng nếu lãnh đạo muốn lắp để đảm bảo an ninh, an toàn thì phải tự bỏ tiền, không được lấy tiền ngân sách. “Ngân sách Đảng hay ngân sách Nhà nước cũng đều là của công nên không được lấy dù chỉ một đồng”, ông Hòa nhấn mạnh.
Ông Hòa cho biết người dân bức xúc và không hài lòng về việc này, nhất là khi nó xảy ra ở Sóc Trăng – một địa phương còn nghèo.
Đưa ra so sánh, ông nói kể cả bộ trưởng ở Trung ương hay lãnh đạo của các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM còn chưa tính đến việc này mà Sóc Trăng chi gần một tỷ thì “không phải ít”.
Dù là đề xuất của công an, ông Hòa cũng cho rằng phải cân nhắc cặn kẽ xem đúng hay sai, tốt hay không tốt và có nên thực hiện hay không.
Cần làm rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân
“Cứ bảo tại anh em đề xuất, nhưng anh em đề xuất không có lỗi đâu. Họ đề xuất chỉ nghĩ làm sao tăng cường trách nhiệm bảo vệ, còn chuyện quyết định là của người đứng đầu, đừng có đổ cho anh em bên dưới, như thế mới thể hiện trách nhiệm và tầm của người lãnh đạo”, ông Lê Nam, nguyên Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, bình luận.
Theo ông Nam, dù cơ quan tham mưu có đề xuất, trách nhiệm quyết định là của người đứng đầu. Họ bắt buộc phải nắm vững các quy định của Đảng, Nhà nước để đưa ra quyết định đúng, trong đó có xét tới các yêu cầu về cán bộ, đối tượng, chính sách.
“Chi sai thì phải bỏ tiền túi ra trả cho Nhà nước, đồng thời phải bị xem xét trách nhiệm”, ông Nam nói.
Cùng nhận định với rất nhiều ý kiến khác, cựu đại biểu Quốc hội Lê Nam nhìn nhận việc lấy ngân sách để mua camera trang bị cho nhà riêng của các lãnh đạo là không đúng. Bởi lắp camera an ninh thường áp dụng khi các cơ quan an ninh có nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu.
Trong khi đó, các thành viên trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy không phải là một trong những đối tượng thuộc mục tiêu phải bảo vệ.
Thậm chí, ngoài bí thư, chủ tịch UBND và HĐND, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có chế độ xe riêng và xe đưa đón, thì những thành viên khác trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy không có chế độ này. “Vì vậy, họ chắc chắn không nằm trong diện mục tiêu bảo vệ”, ông Nam cho hay.
“Chưa có quy định nào của Đảng, Nhà nước cho phép làm như thế. Và cũng không có địa phương nào làm như thế”, ông Nam nói.
Cựu đại biểu này cho rằng một người dân hoàn toàn có thể tự trang bị camera cho nhà mình nếu muốn, tại sao các lãnh đạo tỉnh muốn đảm bảo an ninh lại không thể bỏ tiền túi ra.
Hơn nữa, phân tích rõ bối cảnh, ông Nam nhận định tình hình an ninh chính trị ở Việt Nam ổn định và ngày càng tốt lên, không phức tạp đến mức lo có khủng bố và phải lắp camera an ninh cho nhà lãnh đạo.
“Thường vụ Tỉnh ủy cũng chỉ ngang với Phó trưởng đoàn ĐBQH như chúng tôi trước đây. Mình là cán bộ, phải ở trong dân, gần gũi với dân, phải sống như dân, chứ làm như vậy thì quan cách, xa dân quá”, ông Nam chia sẻ.
Anh Thư/ Zing News
No comments:
Post a Comment