Đúng là chuyện vô tiền khoáng hậu khi trong cùng một nhiệm kỳ, tại một địa phương, cả hai cán bộ liên tiếp nắm chức trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đều bị “lột sạch” các chức vụ…
Ảnh minh họa
Từng bước giải mã chuyện hàng loạt cán bộ tỉnh Đồng Nai bị kỷ luật, có thể rút ra vài điểm đáng chú ý:
– Có tính “kế thừa” ở một số chức vụ mà người nắm giữ liên tiếp bị kỷ luật (trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, giám đốc công an tỉnh).
– Một số cán bộ có “truyền thống” vi phạm, sai phạm khi nắm giữ các vị trí khác nhau nhưng vẫn được đề bạt, bổ nhiệm lên các chức vị cao hơn.
– Có sự “tương tác” của một số người bị kỷ luật trong một số vụ việc xảy ra vi phạm, sai phạm.
Đúng là chuyện vô tiền khoáng hậu khi trong cùng một nhiệm kỳ, tại một địa phương, cả hai cán bộ liên tiếp nắm chức trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đều bị “lột sạch” các chức vụ (bà Phan Thị Mỹ Thanh, ông Hồ Văn Năm).
Chuyện tương tự cũng xảy ra tại Công an tỉnh với các ông Nguyễn Văn Khánh và Huỳnh Tiến Mạnh. Các vi phạm của bà Thanh có từ thời bà còn làm giám đốc sở đến phó chủ tịch UBND tỉnh.
Ông Năm cũng có “vết” từ lúc còn làm phó viện trưởng rồi viện trưởng Viện KSND tỉnh, cho đến lúc nắm giữ chức trưởng Ban nội chính Tỉnh ủy. Ông Mạnh cũng vậy, “vết tích” có từ thời còn làm trưởng phòng CSGT.
Câu hỏi đặt ra: Tại sao xảy ra tình trạng có quá nhiều cán bộ vi phạm nghiêm trọng trong một địa phương như vậy? Đây là sự suy thoái của từng cá nhân riêng rẽ hay là sự suy thoái mang tính tập thể? Liệu có sự câu kết mang tính “băng nhóm” với động cơ, mục đích rõ ràng trong một số sai phạm hay không?
Trên đây là một chuyện ở một tỉnh. Thế còn với các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, những gì đã giải mã được cho thấy phạm vi của những sai phạm, tội phạm ở mức liên tỉnh, liên ngành.
Những tội mà Vũ và đồng bọn phạm phải cũng rất “đa dạng, phong phú”, từ “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” đến “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, rồi “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”…
Mặc dù Vũ đã bị khởi tố, điều tra, xét xử nhiều tội danh khác nhau nhưng có lẽ câu hỏi “Vũ “nhôm” là ai?” còn chưa giải mã hết được.
Tại sao một người có xuất thân như Vũ “nhôm” lại có thể chui sâu, leo cao, quan hệ rộng đến mức “khủng” như vậy được? Một mình Vũ liệu có “tài năng” đến mức đưa cả giàn quan chức và tướng lĩnh cấp cao vào “lò”?
Vũ là ai mà có thể khiến tướng lĩnh cấp cao như ông Bùi Văn Thành (cựu thứ trưởng Bộ Công an) ký hàng loạt giấy tờ như đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không thuộc trách nhiệm được phân công; tự ý ký quyết định cho Vũ tham gia đoàn đi nước ngoài và đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao cho Vũ không đúng đối tượng, không đúng tiêu chuẩn?
Ai đó đã nói rằng Vũ “nhôm” dắt cả dây vào “lò”, vậy “dây” nào đã kéo Vũ leo cao, luồn sâu như vậy?
Ngay từ năm 1947, khi đề cập đến các biểu hiện suy thoái của cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập: “Kéo bè kết cánh lại là bệnh rất nguy hiểm nữa”.
Nguy hiểm thật. Nhưng “kéo bè kết cánh” có lẽ mới chỉ là dạng thức sơ khai, trước khi hình thành nên các “nhóm lợi ích” như đã được nhận diện lâu nay và bây giờ, với những vụ việc sai phạm khuấy đảo đã bị phát hiện, cần đặt câu hỏi để tìm cách loại trừ: có “băng nhóm” trong chính quyền hay không?
LÊ KIÊN/Tuổi Trẻ
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Ảnh minh họa
Từng bước giải mã chuyện hàng loạt cán bộ tỉnh Đồng Nai bị kỷ luật, có thể rút ra vài điểm đáng chú ý:
– Có tính “kế thừa” ở một số chức vụ mà người nắm giữ liên tiếp bị kỷ luật (trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, giám đốc công an tỉnh).
– Một số cán bộ có “truyền thống” vi phạm, sai phạm khi nắm giữ các vị trí khác nhau nhưng vẫn được đề bạt, bổ nhiệm lên các chức vị cao hơn.
– Có sự “tương tác” của một số người bị kỷ luật trong một số vụ việc xảy ra vi phạm, sai phạm.
Đúng là chuyện vô tiền khoáng hậu khi trong cùng một nhiệm kỳ, tại một địa phương, cả hai cán bộ liên tiếp nắm chức trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đều bị “lột sạch” các chức vụ (bà Phan Thị Mỹ Thanh, ông Hồ Văn Năm).
Chuyện tương tự cũng xảy ra tại Công an tỉnh với các ông Nguyễn Văn Khánh và Huỳnh Tiến Mạnh. Các vi phạm của bà Thanh có từ thời bà còn làm giám đốc sở đến phó chủ tịch UBND tỉnh.
Ông Năm cũng có “vết” từ lúc còn làm phó viện trưởng rồi viện trưởng Viện KSND tỉnh, cho đến lúc nắm giữ chức trưởng Ban nội chính Tỉnh ủy. Ông Mạnh cũng vậy, “vết tích” có từ thời còn làm trưởng phòng CSGT.
Câu hỏi đặt ra: Tại sao xảy ra tình trạng có quá nhiều cán bộ vi phạm nghiêm trọng trong một địa phương như vậy? Đây là sự suy thoái của từng cá nhân riêng rẽ hay là sự suy thoái mang tính tập thể? Liệu có sự câu kết mang tính “băng nhóm” với động cơ, mục đích rõ ràng trong một số sai phạm hay không?
Trên đây là một chuyện ở một tỉnh. Thế còn với các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, những gì đã giải mã được cho thấy phạm vi của những sai phạm, tội phạm ở mức liên tỉnh, liên ngành.
Những tội mà Vũ và đồng bọn phạm phải cũng rất “đa dạng, phong phú”, từ “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” đến “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, rồi “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”…
Mặc dù Vũ đã bị khởi tố, điều tra, xét xử nhiều tội danh khác nhau nhưng có lẽ câu hỏi “Vũ “nhôm” là ai?” còn chưa giải mã hết được.
Tại sao một người có xuất thân như Vũ “nhôm” lại có thể chui sâu, leo cao, quan hệ rộng đến mức “khủng” như vậy được? Một mình Vũ liệu có “tài năng” đến mức đưa cả giàn quan chức và tướng lĩnh cấp cao vào “lò”?
Vũ là ai mà có thể khiến tướng lĩnh cấp cao như ông Bùi Văn Thành (cựu thứ trưởng Bộ Công an) ký hàng loạt giấy tờ như đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không thuộc trách nhiệm được phân công; tự ý ký quyết định cho Vũ tham gia đoàn đi nước ngoài và đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao cho Vũ không đúng đối tượng, không đúng tiêu chuẩn?
Ai đó đã nói rằng Vũ “nhôm” dắt cả dây vào “lò”, vậy “dây” nào đã kéo Vũ leo cao, luồn sâu như vậy?
Ngay từ năm 1947, khi đề cập đến các biểu hiện suy thoái của cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập: “Kéo bè kết cánh lại là bệnh rất nguy hiểm nữa”.
Nguy hiểm thật. Nhưng “kéo bè kết cánh” có lẽ mới chỉ là dạng thức sơ khai, trước khi hình thành nên các “nhóm lợi ích” như đã được nhận diện lâu nay và bây giờ, với những vụ việc sai phạm khuấy đảo đã bị phát hiện, cần đặt câu hỏi để tìm cách loại trừ: có “băng nhóm” trong chính quyền hay không?
LÊ KIÊN/Tuổi Trẻ
No comments:
Post a Comment