Theo Tân Hoa Xã ngày 26/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Bắc Kinh đã phê chuẩn hiệp ước dẫn độ nghi phạm với Việt Nam.
Người Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ giao người cho Trung Quốc. (Ảnh từ Shutterstock)
Hiệp ước dẫn độ gồm 22 điều khoản bao gồm các vấn đề như nghĩa vụ dẫn độ, tội phạm đủ điều kiện dẫn độ, quy định từ chối dẫn độ và giải quyết tranh chấp.
Được ủy quyền bởi Hội đồng Nhà nước, nhóm đàm phán Trung Quốc gồm các quan chức từ nhiều bộ khác nhau và bắt đầu hội đàm với phía Việt Nam vào tháng 10 năm 2013. Hai bên đã ký hiệp ước vào ngày 7/4/2015 tại Bắc Kinh nhưng chưa chính thức có hiệu lực.
Hiệp ước đã được đệ trình vào ngày 22/8 tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của quốc gia để xem xét.
Trước đó, ngày 24/8, Thời báo Hoàn Cầu cũng đưa tin cơ quan lập pháp tối cao của Trung Quốc dự kiến sẽ thông qua các Hiệp ước dẫn độ với Sri Lanka và Việt Nam tại phiên họp hai tháng một lần từ 22 – 26/8.
Tờ báo này cũng dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay Trung Quốc đã ký Hiệp ước dẫn độ với Sri Lanka vào năm 2016 và với Việt Nam năm 2015, nhưng cả hai Hiệp ước vẫn chưa chính thức có hiệu lực.
Khi áp dụng Hiệp ước này, công dân Trung Quốc vi phạm pháp luật ở Việt Nam sẽ không bị xét xử ở Việt Nam, mà được chuyển về Trung Quốc xét xử.
Trước đó, ngày 1/8, phía Việt Nam đã dẫn độ hơn 380 người Trung Quốc tham gia đường dây đánh bạc qua mạng internet tại Hải Phòng lên cửa khẩu Lạng Sơn để giao cho Trung Quốc xử lý.
Ngày 27/8 vừa qua, Việt Nam cũng đã dẫn độ 28 người Trung Quốc giao cho Cục Công an TP. Đông Hưng (Trung Quốc) xử lý về hành vi điều hành sàn chứng khoán giả tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung Ương (CCDI) của ĐCSTQ, đến năm 2018 Trung Quốc đã có các hiệp ước dẫn độ với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ và đang xúc tiến các thỏa thuận dẫn độ khác.
Chính quyền Hồng Kông gần đây cũng đã đưa ra dự luật dẫn độ với Trung Quốc nhưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân. Các cuộc biểu tình phản đối dự luật diễn ra từ đầu năm và chưa có dấu hiệu kết thúc, dù chính phủ hòn đảo đã tuyên bố dự luật này “đã chết.”
Thanh Thuỷ
TrithucVN
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Người Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ giao người cho Trung Quốc. (Ảnh từ Shutterstock)
Hiệp ước dẫn độ gồm 22 điều khoản bao gồm các vấn đề như nghĩa vụ dẫn độ, tội phạm đủ điều kiện dẫn độ, quy định từ chối dẫn độ và giải quyết tranh chấp.
Được ủy quyền bởi Hội đồng Nhà nước, nhóm đàm phán Trung Quốc gồm các quan chức từ nhiều bộ khác nhau và bắt đầu hội đàm với phía Việt Nam vào tháng 10 năm 2013. Hai bên đã ký hiệp ước vào ngày 7/4/2015 tại Bắc Kinh nhưng chưa chính thức có hiệu lực.
Hiệp ước đã được đệ trình vào ngày 22/8 tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của quốc gia để xem xét.
Trước đó, ngày 24/8, Thời báo Hoàn Cầu cũng đưa tin cơ quan lập pháp tối cao của Trung Quốc dự kiến sẽ thông qua các Hiệp ước dẫn độ với Sri Lanka và Việt Nam tại phiên họp hai tháng một lần từ 22 – 26/8.
Tờ báo này cũng dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay Trung Quốc đã ký Hiệp ước dẫn độ với Sri Lanka vào năm 2016 và với Việt Nam năm 2015, nhưng cả hai Hiệp ước vẫn chưa chính thức có hiệu lực.
Khi áp dụng Hiệp ước này, công dân Trung Quốc vi phạm pháp luật ở Việt Nam sẽ không bị xét xử ở Việt Nam, mà được chuyển về Trung Quốc xét xử.
Trước đó, ngày 1/8, phía Việt Nam đã dẫn độ hơn 380 người Trung Quốc tham gia đường dây đánh bạc qua mạng internet tại Hải Phòng lên cửa khẩu Lạng Sơn để giao cho Trung Quốc xử lý.
Ngày 27/8 vừa qua, Việt Nam cũng đã dẫn độ 28 người Trung Quốc giao cho Cục Công an TP. Đông Hưng (Trung Quốc) xử lý về hành vi điều hành sàn chứng khoán giả tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung Ương (CCDI) của ĐCSTQ, đến năm 2018 Trung Quốc đã có các hiệp ước dẫn độ với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ và đang xúc tiến các thỏa thuận dẫn độ khác.
Chính quyền Hồng Kông gần đây cũng đã đưa ra dự luật dẫn độ với Trung Quốc nhưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân. Các cuộc biểu tình phản đối dự luật diễn ra từ đầu năm và chưa có dấu hiệu kết thúc, dù chính phủ hòn đảo đã tuyên bố dự luật này “đã chết.”
Thanh Thuỷ
TrithucVN
No comments:
Post a Comment