AVG – một thương vụ tai tiếng khiến không ít quan chức cao cấp lâm vào vòng lao lý. Gần đây nhất, Phạm Nhật Vũ – Cựu Chủ tịch AVG – khai nhận đã chi hơn 6 triệu USD cho các quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông cùng lãnh đạo Mobifone khi Mobifone hoàn tất việc mua 95% cổ phần AVG.
Ông Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son
Thương vụ Mobifone mua lại cổ phần của Truyền hình An Viên (AVG) là một trong những đại án liên quan đến tham nhũng, chức vụ đang thu hút được sự chú ý của dư luận. Căn cứ vào những tài liệu điều tra tính đến thời điểm hiện tại, có thể thấy việc mua lại AVG là một “màn kịch” để rút ruột ngân sách nhà nước. Thực tế cho thấy khi tiến hành chuyển nhượng, AVG đang lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ nghiêm trọng. Vậy nhưng với sự cấu kết của các quan chức Bộ TT – TT và người đứng đầu AVG, giá trị của AVG đã được nâng khống lên gấp nhiều lần. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mua lại AVG không khác gì nhà nước bỏ tiền ra để mua lại một đống nợ. Hệ luỵ kéo theo là ngân sách nhà nước bị bòn rút, hiệu quả đầu tư công bị giảm sút.
Quan chức và những phong bì triệu đô
Theo thông tin được cơ quan điều tra mới cung cấp, Phạm Nhật Vũ – Cựu Chủ tịch AVG – khai nhận đã chi hơn 6 triệu USD để lót đường cho thương vụ AVG thành công. Trong đó, ông Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Bộ TT – TT, thừa nhận đã Phạm Nhật Vũ 3 triệu USD; ông Trương Minh Tuấn – cựu Bộ trưởng Bộ TT – TT cũng đã nhận từ Phạm Nhật Vũ 200.000 USD; Lê Nam Trà – cựu Chủ tịch Mobifone và Cao Duy Hải – nguyên Tổng giám đốc Mobifone cũng lầm lượt nhận từ Phạm Nhật Vũ số tiền 2,5 triệu USD và 200.000 USD.
Khi thông tin về việc đưa và nhận hối lộ được đưa ra, mọi người mới ngỡ ngàng: hoá gia cán bộ lãnh đạo đúng là “làm giàu không khó”!
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, các lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao có thể nhận hàng triệu USD cho mỗi chữ ký của mình. Tiền thì cán bộ nhận, trong khi hậu quả thì người dân phải gánh chịu. Nhiều khi, mọi người không khỏi ngán ngẩm trước cảnh cán bộ bỏ mặc người dân theo kiểu “sống chết mặc bay”.
Cũng từ đây, chúng ta phần nào có thể thấy những cú bắt tay “ma quỷ” giữa quan chức và giới lãnh đạo doanh nghiệp. Trong bối cảnh nợ công vẫn ngày một tăng cao, trong điều kiện ngân sách ngày càng hạn hẹp, vậy nhưng nhiều cán bộ vẫn sẵn sàng móc ngoặc với bên ngoài để bòn rút ngân sách nhà nước. Điều này thể hiện sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức của cán bộ. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại nặng nề về vật chất cho ngân sách nhà nước.
Hơn nữa, khi những khoản đầu tư công không mang lại hiệu quả, thậm chí là bị thua lỗ khiến cho uy tín của Nhà nước bị giảm sút, tạo ra sự hoài nghi trong quần chúng nhân dân.
Việc doanh nghiệp và quan chức bắt tay với nhau không phải là hiếm. Chính vì vậy, khái niệm doanh nghiệp “sân sau” ngày một thịnh hành. Chúng ta cần thấy rằng khi doanh nghiệp câu kết với quan chức, rất nhiều vấn đề tiêu cực có thể xảy ra. Đó là chuyện cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp, đó là vấn đề “tham nhũng chính sách”, đó là chuyện doanh nghiệp lợi dụng quan hệ để gây sức ép cho các cơ quan, đơn vị cấp dưới, đó là khả năng ngân sách nhà nước bị biến thành của riêng của các quan chức v.v…
Với những phong bì triệu USD, giới doanh nghiệp có thể “tác oai, tác quái”. Với những phong bì triệu USD, cán bộ có thể bất chấp quy định của pháp luật. Với những phong bì triệu USD, những thương vụ “ma quỷ”, những cái bắt tay giữa doanh nghiệp và cán bộ đã diễn ra khiến cho ngân sách nhà nước ngày càng trống rỗng.
Chỉ có người dân là thiệt?!
Tội phạm về tham nhũng và chức vụ đang là nhóm tội phạm có diễn biến hết sức phức tạp. So với các nhóm tội phạm khác, nhóm tội phạm tham nhũng và chức vụ thường có chủ thể là nhũng người có chức vụ, quyền hạn trong nhà nước. Việc thực hiện hành vi phạm tội rất tinh vi, xảo quyệt, được che đậy bởi nhiều lớp vỏ bọc pháp lý. Hậu quả của nhóm tội phạm ngày gây ra cũng rất nghiêm trọng. Nó khiến cho tài sản của Nhà nước bị thiệt hại, làm cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức bị biến dạng, khiến cho uy tín của nhà nước bị suy yếu.
Chắc chắn không một ai tự lấy tài sản cá nhân ra để đưa cho người khác mà không nhận lấy một lợi ích lớn hơn. Nói cho đến cùng, những khoản tiền triệu USD mà người ta dùng để đưa và nhận hối lộ hầu hết cũng bắt nguồn từ ngân sách mà ra.
Nếu như tham nhũng vặt được ví dư “con mối pha hoại chân đê” thì những thương vụ triệu USD như AVG chẳng khác nào sóng thần công phá sự ổn định của đất nước. Sự phồn vinh của đất nước chắc chắn sẽ không thể đạt được nếu vẫn còn tồn tại những cán bộ chỉ biết đưa tay nhận những phong bì triệu đô.
Nguồn tổng hợp Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment