Đã từ lâu những tiếng nói phản biện, kêu cứu, uất ức về những dự án tàn phá tự nhiên của Sun Group vang lên, nhưng tất cả đều như một trò đùa.
Lời tòa soạn: Từ Vườn Quốc gia Tam Đảo đến núi Bà Nà, núi rừng tan nát, chim muông cây cỏ bị thiêu rụi bởi mặt trời, nhưng mặt trời không phải từ trên cao, mà từ Sun Group (Tập đoàn Mặt trời).
Họ phá núi, đốn rừng, mở đường để dựng bê tông, xây khu vui chơi, đặt trạm kiểm soát, thu tiền. Sun Group xứng đáng được gọi là “trời”, bởi được che chắn từ hạ giới có tên là im lặng của chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Và vẫn “bổn cũ soạn lại”, một mớ hư hư thực thực: trấn yểm long mạch, khởi phát tâm linh… đẻ ra từ liên kết giữa thầy chùa biến thái với doanh nghiệp hòng lùa người ta vào ma trận với đích duy nhất: kiếm tiền…
Đã từ lâu những tiếng nói phản biện, kêu cứu, uất ức về những dự án tàn phá tự nhiên của Sun Group vang lên, nhưng tất cả đều như một trò đùa. Không chặn bàn tay lông lá này lại thì long mạch đúng nghĩa sẽ bị chặt yểm, tà khí sẽ lộng hành, lòng người sẽ nát tan, non nước sẽ tả tơi.
Bài 1: Bê tông chọc trời mọc lên, hàng trăm héc-ta rừng Bà Nà gục xuống
Cát cứ Bà Nà, biến thành lãnh địa riêng là thành công vang dội của Sun Group. Có nhà nước nào, chính quyền nào quản lý kiểu vậy không? Rừng thì giao kiểm lâm quản lý, nhưng muốn lên Bà Nà, kiểm lâm phải xin phép Sun Group! Bà Nà là nơi nghỉ mát, tĩnh dưỡng, đó là câu chuyện quá khứ. Còn bây giờ là chỉ riêng khu vui chơi, trải nghiệm, quay cuồng, ăn, hát, lăn lộn thỏa thuê trong diện tích hơn 60ha rừng đã bị san phẳng.
Khi xe máy vừa lăn bánh qua khỏi tấm bảng giới thiệu còn 10km nữa tới khu Bà Nà Hills và sân gôn Bà Nà, thật kỳ lạ, khí mát ập tới. Tôi kinh ngạc, nói thiệt phục lăn trời đất, phục ông quan Pháp là đại úy Debay đầu thế kỷ XX đi phượt, để từ đó khu nghỉ mát Bà Nà xuất hiện. Thành phố nóng bức đã ở sau lưng mấy chục cây số rồi. Đường vắng, nhưng tôi vẫn là kẻ đi sau, bởi 8g, lối vào cáp treo đã kín người. Và cũng thật bất ngờ, khi lên tới nhà ga để lên cáp treo ngồi, trời lại nóng.
Cầu Vàng như mũi dao xuyên thủng núi
Bà Nà bây giờ nóng kinh khủng
Cáp treo như bong bóng bay theo một đường thẳng. Từ ca-bin, những quả bóng tới lui liên tục. Không mây. Chang chang nắng. Tờ rơi hướng dẫn trong ca-bin toàn tiếng Anh. Dân ta có lẽ không cần thuyết minh, bởi lên Bà Nà là “lên tiên cảnh”. Tôi cũng đi tìm tiên và cảnh. Đây rồi, tới nhà ga Marseille. Cây Cầu Vàng mà từ năm ngoái đến giờ, thiên hạ có bao nhiêu mỹ từ tụng ca tung ra hết, nối từ nhà ga này sang vườn Thiên Thai. Cầu Vàng dài 150m, bệ đỡ là hai bàn tay. Người ví đó là bàn tay của Chúa, kẻ nói là bàn tay đàn bà mọc lên từ núi.
Đơn giản thế này, nếu mình không đi bộ từ nhà ga sang vườn hoa, thì ra cầu. Đây không chỉ là đi vòng cho dài thêm tí, vì nếu chỉ vậy thì sáng tạo nghệ thuật là thứ ất ơ. Giữa thung lũng, người ta làm ra cây cầu. Mình ra đứng đó, ngó núi, ngó rừng, ngó về thành phố dưới kia sáng trưng, rõ ràng, tuyệt nhiên không mây mù che khuất. Vàng là do mạ vàng, còn vàng thiệt hay không, tôi không biết. Hai bàn tay khổng lồ mới là sự mách bảo thần thánh. Rêu phong. Tôi mường tượng nó như gương mặt Phật, bàn tay Phật trong những đền tháp xa lắc lơ, màu xám xanh với thời gian, im lặng giữa thị phi, sân si.
Cây cầu đó, đỏ hay vàng không có nghĩa lý, nếu không có bàn tay. Ý nghĩ đó ập đến khi tôi đứng ở mố cầu, ngó lần nữa, làm một lát cắt từ bụng cầu. Nhìn xuống chân đế, dưới là rừng đã bị san phẳng để dựng bàn tay. Nắng phủ kín. Người cười nói lao xao đủ thứ tiếng, màu da, sắc tộc. Người ngáng đường phía trước, kẻ xô đẩy phía sau nên đành đi ngang, thẳng người khi hết kẻ “seo phì” cá nhân, tập thể, đến nhờ người khác chụp giùm. Màu vàng của cầu, tím của hoa, áo quần sặc sỡ đủ loại chen nhau. Đố ai ngắm được.
Lúc 9g, tôi quay lại, người chen cứng. Bạn tưởng tượng lễ cướp ấn đền Trần ngoài Bắc ra sao thì ở đây cũng thế, chỉ khác là không nhao nhao cướp miếng giấy vô hồn, mà chen nhau chụp ảnh tự sướng…
Tôi nghĩ đến một tiểu cảnh có cây cầu vắt ra, nhưng khô cạn, không nước, tất nhiên không có lơ thơ tơ liễu, như thể chủ nhân thật sự đã đi vắng từ lâu rồi, giang hồ thập loại chúng sinh tự do, ai cũng ngó mặt mình, ngó cái màu mà cả đời người, mấy ai không một lần nghĩ đến, ao ước, là vàng.
Tôi nhìn dòng người không ngớt đang lê gót trên cầu, đoán chắc họ sung sướng. Có ai trong họ nghĩ, để cho mình được đứng, được tung tăng thế này, có bao nhiêu cây rừng đã bị triệt hạ?
Mồ hôi ròng ròng. Không biết dòng người nhễ nhại kia có tìm thấy tiên hay không, chứ tôi thì ướt đẫm áo. Cặp vợ chồng người Anh cùng ngồi ở ca-bin lên làng Pháp với tôi luôn miệng “hot, very hot”. Làm chi có chuyện nhiệt độ luôn 15 độ như cái thuở quan ba Debay tìm thấy? Và hỡi ông quan Pháp kia, giờ ông vân du chốn nào, mời ông lên đây để thấy cái ý tưởng làm khu tĩnh dưỡng kia “có gì sai sai”.
Ngay đường xuống vườn Thiên Thai, còn một căn nhà đổ nát, dấu tích một thuở. Mình tôi vào đó. Cỏ, tường xám lạnh, đá gục đầu lở lói. Lịch sử đã xếp lại một trang, sân khấu đã kéo kín vĩnh viễn một màn, diễn viên ngày cũ đi đâu hết rồi. Hẩm hiu khi đã hết vai trò, đó là trò đời cay nghiệt và đương nhiên. Bà Nà – nơi nghỉ mát, tĩnh dưỡng – là câu chuyện quá khứ. Còn bây giờ là chỉ riêng khu vui chơi, trải nghiệm, quay cuồng, ăn, hát, lăn lộn thỏa thuê trong diện tích hơn 60ha rừng đã bị san phẳng.
Rừng do kiểm lâm quản lý, nhưng muốn lên Bà Nà, kiểm lâm phải… xin phép Sun Group
Người ta có “kim bài”, mình kêu cũng vô ích
“Nóng là đúng rồi em ơi! Bê tông ngút trời, hàng loạt như thế, nó hấp thu nhiệt, tỏa ra thì mây gió mô chịu nổi?” – lời nhà nghiên cứu H.T.T. ù ù qua điện thoại. Anh nói đang tìm đường lên núi để ngắm chim, nhưng loay hoay.
Tôi bụng bảo dạ, “thôi ông ơi, ông thừa biết đường mô mà lên, núi bây giờ cũng có barie, muốn qua thì phải xuống xe, tắt máy, xuất trình… tiền”. Ai ngờ, anh dằn giọng: “Khách không có hộ khẩu Đà Nẵng thì 800.000 đồng/lượt/người. Như mình là 450.000 đồng/lượt. Nhưng anh hỏi em, khách du lịch họ đi một lần, ví dụ cả gia đình 4 người, vé đã là 3,2 triệu đồng, hỏi có mấy ai quay lại, nếu họ không giàu? Còn dân Đà Nẵng từ thuở có Bà Nà, cuối tuần rảnh, ưng thì lên chơi, mắc mớ chi phải bỏ tiền mua vé? Của trời đất thì bá tánh muôn dân đều hưởng, giờ nó chiếm hết, rào đường, độc quyền, thử hỏi vô lý không?”.
Tôi cười chua chát. Anh, tôi, chúng ta, những người nhìn Bà Nà như món quà trời đất, bao năm qua, là cái nhìn méo xệch, chua chát, nản phiền trong trùng trùng vô lý. Câu chuyện Sun Group độc chiếm Bà Nà, biến thành tài sản riêng để làm ăn, kiếm lời, đầu năm 2000, báo chí, dư luận đã lên tiếng. Nói rã họng đứt hơi, ông cứ làm, chẳng ai làm chi được ông, bởi chính quyền đã cho ông “kim bài miễn tử”.
Dân vùng Bà Nà – núi Chúa kêu la cho đã, vô ích! Thậm chí, có người là giáo viên, thuở Sun Group giải tỏa, đền bù thảm, kiện miết, bị cho thôi dạy vì không làm đúng chủ trương của Nhà nước.
Cát cứ Bà Nà, biến thành lãnh địa riêng, đó là thành công vang dội của Sun Group. Không ai đủ sức chống lại, bởi đây là pháo đài bất khả chiến bại. Thôi được, ông xây khu vui chơi, nhưng ông chỉ được quyền rào đường, khoanh vùng chỗ ông bỏ tiền qua, chứ sao mọi ngã đường dẫn lên đó, đường từ thuở dân gian truyền nhau “Cọp Bà Nà, ma Phú Túc”, đường những sơn tràng áo cơm kiếm củi, đường của du kích, bộ đội một thuở gian lao, đường của lương dân manh lệ đôi khi chỉ lên núi thắp nhang lạy Phật, lạy miếu Bà, cũng bị chặn tước hết, là sao? Cái này, khỏi cần Sun Group trả lời, mà chính quyền phải trả lời, bởi nếu không, hóa ra anh giao con dấu, ấn kiếm hết cho tư nhân quản lý đất đai, lãnh thổ.
Có nhà nước nào, chính quyền nào quản lý kiểu vậy không? rừng thì giao kiểm lâm quản lý, nhưng muốn lên Bà Nà, kiểm lâm phải xin phép Sun Group! Nói vậy để kể thêm, rằng cái ngữ như tôi, một thằng nhà báo quèn, làm chi có cửa, khi xe chạy tới cổng vào sân gôn Bà Nà. Câu trả lời như anh bảo vệ, là “không có thẻ, không được vào”.
Bữa lên xã Hòa Ninh, khi được hỏi về chuyện sân gôn 18 lỗ, diện tích 165ha này có gây ô nhiễm không, lãnh đạo xã nói rằng, không nghe dân kiện, còn nguồn nước thải ra sao, xã làm sao mà biết được. Email hỏi Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Đà Nẵng, lâu lắc lâu lơ, được hồi đáp rằng, tất cả tốt, không sao hết.
Sân gôn Bà Nà đặt đầu con suối An Lợi, dùng nước đó để phục vụ cho việc tưới cỏ, sinh hoạt. Có người tính toán, mỗi ngày, nó phải xài 5.000m3. Nước từ suối này đổ về sông Túy Loan rồi nhập vào sông Cầu Đỏ, cung cấp nước sinh hoạt cho dân Đà Nẵng. Thời điểm Đà Nẵng la trời nhiễm mặn, thiếu nước, người ta đổ hết cho thủy điện Đắk Mi không cho nước qua sông Cầu Đỏ. Không sai, nhưng chẳng ai vặn vẹo thử, rằng con suối An Lợi đó, nếu không bị Sun Group chặn đã có thể góp phần giải nhiệt cho dân vùng hạ lưu.
Không ai nói cả, cứ y như nói là bị… quả báo khẩu nghiệp tức thì. Nhà nghiên cứu H.T.T. kể, giữa lúc Đà Nẵng ầm ĩ chuyện Sun Group và Quốc Cường Gia Lai lấn sông Hàn sai quy định để phân lô bán nền, anh gửi cho Facebook môi trường của TP.Đà Nẵng bức ảnh một công ty của Sun đổ đất trồng cây lấn ra sông Cổ Cò gần cầu Minh Mạng ở Q.Ngũ Hành Sơn, chưa đầy một nốt nhạc, bức ảnh bị gỡ, chẳng phản hồi.
Cáp treo như bong bóng bay theo một đường thẳng. Từ ca-bin, những quả bóng tới lui liên tục. Không mây. Chang chang nắng.
Một mình hưởng lợi từ tài nguyên chung
Tôi lội giữa khu nhà Pháp, vườn hoa, đu quay, qua khu ăn chơi ca hát có karaoke, băng qua hầm rượu, rồi vô chùa Linh Ứng. Một cô gái ngồi ở bàn ghi công đức nói sư thầy xuống núi rồi. Giữa sân, một nhóm khách cười nói ầm ĩ, kẻ đứng, người ngồi trước tượng Phật chụp ảnh. Nóng và nóng.
Nếu nói Bà Nà có mây, Cầu Vàng vắt vẻo trong mây như vô vàn lời vàng ý ngọc khen nó, thì chỉ có mùa đông. Còn bây giờ, cổ tôi khô khát, phừng phừng mồ hôi giữa dòng người ùn ùn. Sự yên tĩnh, mát mẻ là xa xỉ. Nhiều khi tôi không hiểu, khi đặt vé đi Bà Nà chơi, người ta có nghe lời chê về nó không, hay chỉ toàn háo hức? Và họ đi về, họ nghĩ gì ngoài những bức ảnh thấy toàn người và những khối nhà xám đanh, cao vút và nắng như bóc trần mình ra?
Ông Hồ Duy Diệm – nguyên Trưởng ban Quy hoạch tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng – kể, năm 1979, ông Hồ Nghinh (bí thư) và ông Phạm Đức Nam (chủ tịch UBND tỉnh) nói: “Ông coi Bà Nà làm được cái chi?”. Ông Diệm cùng 5 anh em đi xe rồi đi bộ, cơm nắm, bắt đầu đi từ 5g, tới 13g thì đụng đỉnh núi, ngó qua quýt cho xong, tụt xuống liền, vì sương mù dày đặc, ai dám ở? Mấy ông lãnh đạo bàn: “Hay mình trồng hoa Đà Lạt”? Sau nữa, ông Hoàng Minh Thắng (bí thư tỉnh ủy) mượn máy bay Quân khu 5 lên một lần, nhưng phi công không dám hạ vì sợ vướng cây.
“Pháp xây khu nghỉ mát vì hồi đó, sĩ quan đi và về Pháp mất 6 tháng, nên họ mới nghỉ lập nơi vui chơi an dưỡng, đưa các bà đầm qua, khỏi mất thời gian. Xin lưu ý là họ an dưỡng, nên kiểu kinh doanh du lịch như bây giờ là ngược hoàn toàn với đặc điểm khí hậu, hệ sinh thái thực vật của Bà Nà. Còn kiến trúc là giống Pháp, nhưng nếu người ta làm xa ra, mỗi khu nhà không nên quá cao, ẩn hiện trong cây thì hay, chứ dồn một đống gạch như hiện tại là kệch cỡm.
Hồi đó, ngồi trong biệt thự cũ, mây bay qua lạnh lắm, thú vị. Giờ thì làm chi có sương, mây? Người toàn đi trong nhà, chen lấn. Núi đẹp là nhờ có đường nhỏ, thoắt ẩn thoắt hiện, rồi lội suối, thế mới là du ngoạn” – ông Diệm nói.
“Tôi thấy Cầu Vàng không như thiên hạ khen. Ở đây, Sun giỏi là khơi sự khác lạ, đánh trúng tâm lý thiên hạ thời buổi tự sướng, chứ theo tôi là chẳng đẹp chi. À, anh nhớ chuyện xem thơ Trạng Quỳnh không? Đó, lên Bà Nà mà không tỉnh táo, bị đám đông xô đẩy cảm xúc, “chúng khẩu đồng từ” thì khác chi xem thơ Trạng Quỳnh (cứ “nghe nói, nghe đồn” rồi ùn ùn kéo nhau đi xem)?”.
Tôi ngồi bệt xuống đầu mố cầu phía vườn hoa, ngó lại hai bàn tay đang ẩn hiện bởi đầu người cao thấp lô nhô như sóng. Bàn tay bí ẩn mọc lên từ núi, hay là hai bàn tay như đòn cương đao, ngũ trảo trong võ thuật vừa chém vừa thọc vào núi, xới tung lên? Sơn thần thổ địa nào mà chịu nổi với trần gian suốt ngày nện chân lên, với con số ước tính trung bình 20.000 lượt người/ngày? Cọp, beo, chim chóc nào mà chịu được tiếng người, tiếng máy khoan, bê tông ầm ĩ? Người ta đã, đang và sẽ tiếp tục bê tông hóa Bà Nà.
Nhưng, đời mà, dẫu biết là xem thơ Trạng Quỳnh nhưng mấy ai lắc đầu đâu? Họ im lặng, bởi biết nói cũng chẳng ai nghe, hỏi cũng không ai trả lời. Hai lần, từ năm 2018 đến nay, tại cuộc họp báo của UBND TP.Đà Nẵng, có nhà báo không giấu được bực mình, rằng tôi hỏi đến lần thứ hai rồi, mỗi năm Sun Group đóng cho Nhà nước bao nhiêu tiền thuế?
Từ lãnh đạo chủ chốt đến mấy ông tài chính, thuế, im re. Thuế của Sun là tiền khai thác tài nguyên thành phố, phải công khai, hà cớ gì lãnh đạo thành phố giấu nhẹm, có phải là bí mật quốc gia đâu?
Thông tin cho thấy, chỉ riêng quý II/2018, Công ty Cáp treo Bà Nà báo cáo kết quả kinh doanh: sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế tăng đột biến 160% so với cùng kỳ năm trước, lên gần 300 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu đạt 1.371 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 411 tỷ đồng. Như vậy, tính bình quân mỗi tháng, Công ty Cáp treo Bà Nà lãi gần 70 tỷ đồng.
Ngày 25/3/2019, Sun Group kỷ niệm 10 năm thành lập Bà Nà Hills, thông tin: từ năm 2009-2018, lượng khách tới Đà Nẵng tăng trưởng 463%, du khách đến Bà Nà cũng tăng hơn 160 lần. Cũng thời gian đó, sân bay Đà Nẵng chứng kiến một lượng khách tăng trưởng vượt bậc, từ 2.079.758 khách năm 2009 lên 13.300.000 khách năm 2018.
Đặc biệt, kể từ sau “hiện tượng Cầu Vàng” (hiện tượng truyền thông chưa từng có trong lịch sử du lịch Việt Nam, xảy ra từ năm 2018, khi hàng ngàn tờ báo và trang web, kênh YouTube du lịch uy tín của thế giới đưa thông tin, hình ảnh “Golden Bridge Ba Na Hills”), số chuyến bay quốc tế tới TP.Đà Nẵng từ các thị trường mới như Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ… tăng đột biến.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, năm 2016, trong số 1.000 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất, Sun Group tại TP.Đà Nẵng đứng vị trí 681. Năm 2017, họ xếp hạng 365, đứng sau một số công ty xổ số, sản xuất bao bì. Vậy, Sun Group có Bà Nà, có khu khách sạn 5 sao nguyên thủ quốc gia ở Sơn Trà, có bất động sản ở khu Hòa Xuân, chỗ nào ngon tại Đà Nẵng là họ có hết, sao thứ hạng về nộp thuế của họ lại khiêm tốn thế? Một nhà báo nói ngay: “Có thể họ sẽ trả lời là, làm lễ hội pháo hoa lỗ lắm, phải bù (!).
Chào Cầu Vàng, tôi xuống núi đây! Cáp vù vù, mình tôi. Mới đây, ông Đặng Minh Trường – Tổng giám đốc Sun Group – trả lời một tờ báo rằng, du lịch mở ra một thế giới mới cho mỗi người, giúp họ có những trải nghiệm, qua đó mang lại hạnh phúc. Đích cuối cùng của mỗi người là tìm kiếm hạnh phúc, và chính những trải nghiệm du lịch sẽ góp phần tạo ra nó, đó có thể là hạnh phúc ngay lúc bạn đi, cũng có thể là cảm xúc thật đẹp về những hoài niệm khi bạn nhớ lại…
Tôi nhớ ông nói thế, và tự hỏi, ai thử làm điều tra xã hội học độc lập, hỏi dân Đà Nẵng (độc lập nghe, chính quyền không can thiệp) rằng: “Bà Nà có mang lại cho ông/bà/anh/chị hạnh phúc không?”. Còn tôi, tôi đang nhớ một người nói Bà Nà là ngón tay chủ, ở giữa của bàn tay 5 ngọn núi vây quanh gồm Sơn Trà, Hải Vân, Bà Nà, Phước Tường, Non Nước, tạo ra thế bao bọc linh thiêng cho đất này, giờ thì bị phá tanh bành rồi, nên mười mấy năm qua, cuộc cờ thế sự lộn xộn đảo điên…
Theo Phunuonline
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Lời tòa soạn: Từ Vườn Quốc gia Tam Đảo đến núi Bà Nà, núi rừng tan nát, chim muông cây cỏ bị thiêu rụi bởi mặt trời, nhưng mặt trời không phải từ trên cao, mà từ Sun Group (Tập đoàn Mặt trời).
Họ phá núi, đốn rừng, mở đường để dựng bê tông, xây khu vui chơi, đặt trạm kiểm soát, thu tiền. Sun Group xứng đáng được gọi là “trời”, bởi được che chắn từ hạ giới có tên là im lặng của chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Và vẫn “bổn cũ soạn lại”, một mớ hư hư thực thực: trấn yểm long mạch, khởi phát tâm linh… đẻ ra từ liên kết giữa thầy chùa biến thái với doanh nghiệp hòng lùa người ta vào ma trận với đích duy nhất: kiếm tiền…
Đã từ lâu những tiếng nói phản biện, kêu cứu, uất ức về những dự án tàn phá tự nhiên của Sun Group vang lên, nhưng tất cả đều như một trò đùa. Không chặn bàn tay lông lá này lại thì long mạch đúng nghĩa sẽ bị chặt yểm, tà khí sẽ lộng hành, lòng người sẽ nát tan, non nước sẽ tả tơi.
Bài 1: Bê tông chọc trời mọc lên, hàng trăm héc-ta rừng Bà Nà gục xuống
Cát cứ Bà Nà, biến thành lãnh địa riêng là thành công vang dội của Sun Group. Có nhà nước nào, chính quyền nào quản lý kiểu vậy không? Rừng thì giao kiểm lâm quản lý, nhưng muốn lên Bà Nà, kiểm lâm phải xin phép Sun Group! Bà Nà là nơi nghỉ mát, tĩnh dưỡng, đó là câu chuyện quá khứ. Còn bây giờ là chỉ riêng khu vui chơi, trải nghiệm, quay cuồng, ăn, hát, lăn lộn thỏa thuê trong diện tích hơn 60ha rừng đã bị san phẳng.
Khi xe máy vừa lăn bánh qua khỏi tấm bảng giới thiệu còn 10km nữa tới khu Bà Nà Hills và sân gôn Bà Nà, thật kỳ lạ, khí mát ập tới. Tôi kinh ngạc, nói thiệt phục lăn trời đất, phục ông quan Pháp là đại úy Debay đầu thế kỷ XX đi phượt, để từ đó khu nghỉ mát Bà Nà xuất hiện. Thành phố nóng bức đã ở sau lưng mấy chục cây số rồi. Đường vắng, nhưng tôi vẫn là kẻ đi sau, bởi 8g, lối vào cáp treo đã kín người. Và cũng thật bất ngờ, khi lên tới nhà ga để lên cáp treo ngồi, trời lại nóng.
Cầu Vàng như mũi dao xuyên thủng núi
Bà Nà bây giờ nóng kinh khủng
Cáp treo như bong bóng bay theo một đường thẳng. Từ ca-bin, những quả bóng tới lui liên tục. Không mây. Chang chang nắng. Tờ rơi hướng dẫn trong ca-bin toàn tiếng Anh. Dân ta có lẽ không cần thuyết minh, bởi lên Bà Nà là “lên tiên cảnh”. Tôi cũng đi tìm tiên và cảnh. Đây rồi, tới nhà ga Marseille. Cây Cầu Vàng mà từ năm ngoái đến giờ, thiên hạ có bao nhiêu mỹ từ tụng ca tung ra hết, nối từ nhà ga này sang vườn Thiên Thai. Cầu Vàng dài 150m, bệ đỡ là hai bàn tay. Người ví đó là bàn tay của Chúa, kẻ nói là bàn tay đàn bà mọc lên từ núi.
Đơn giản thế này, nếu mình không đi bộ từ nhà ga sang vườn hoa, thì ra cầu. Đây không chỉ là đi vòng cho dài thêm tí, vì nếu chỉ vậy thì sáng tạo nghệ thuật là thứ ất ơ. Giữa thung lũng, người ta làm ra cây cầu. Mình ra đứng đó, ngó núi, ngó rừng, ngó về thành phố dưới kia sáng trưng, rõ ràng, tuyệt nhiên không mây mù che khuất. Vàng là do mạ vàng, còn vàng thiệt hay không, tôi không biết. Hai bàn tay khổng lồ mới là sự mách bảo thần thánh. Rêu phong. Tôi mường tượng nó như gương mặt Phật, bàn tay Phật trong những đền tháp xa lắc lơ, màu xám xanh với thời gian, im lặng giữa thị phi, sân si.
Cây cầu đó, đỏ hay vàng không có nghĩa lý, nếu không có bàn tay. Ý nghĩ đó ập đến khi tôi đứng ở mố cầu, ngó lần nữa, làm một lát cắt từ bụng cầu. Nhìn xuống chân đế, dưới là rừng đã bị san phẳng để dựng bàn tay. Nắng phủ kín. Người cười nói lao xao đủ thứ tiếng, màu da, sắc tộc. Người ngáng đường phía trước, kẻ xô đẩy phía sau nên đành đi ngang, thẳng người khi hết kẻ “seo phì” cá nhân, tập thể, đến nhờ người khác chụp giùm. Màu vàng của cầu, tím của hoa, áo quần sặc sỡ đủ loại chen nhau. Đố ai ngắm được.
Lúc 9g, tôi quay lại, người chen cứng. Bạn tưởng tượng lễ cướp ấn đền Trần ngoài Bắc ra sao thì ở đây cũng thế, chỉ khác là không nhao nhao cướp miếng giấy vô hồn, mà chen nhau chụp ảnh tự sướng…
Tôi nghĩ đến một tiểu cảnh có cây cầu vắt ra, nhưng khô cạn, không nước, tất nhiên không có lơ thơ tơ liễu, như thể chủ nhân thật sự đã đi vắng từ lâu rồi, giang hồ thập loại chúng sinh tự do, ai cũng ngó mặt mình, ngó cái màu mà cả đời người, mấy ai không một lần nghĩ đến, ao ước, là vàng.
Tôi nhìn dòng người không ngớt đang lê gót trên cầu, đoán chắc họ sung sướng. Có ai trong họ nghĩ, để cho mình được đứng, được tung tăng thế này, có bao nhiêu cây rừng đã bị triệt hạ?
Mồ hôi ròng ròng. Không biết dòng người nhễ nhại kia có tìm thấy tiên hay không, chứ tôi thì ướt đẫm áo. Cặp vợ chồng người Anh cùng ngồi ở ca-bin lên làng Pháp với tôi luôn miệng “hot, very hot”. Làm chi có chuyện nhiệt độ luôn 15 độ như cái thuở quan ba Debay tìm thấy? Và hỡi ông quan Pháp kia, giờ ông vân du chốn nào, mời ông lên đây để thấy cái ý tưởng làm khu tĩnh dưỡng kia “có gì sai sai”.
Ngay đường xuống vườn Thiên Thai, còn một căn nhà đổ nát, dấu tích một thuở. Mình tôi vào đó. Cỏ, tường xám lạnh, đá gục đầu lở lói. Lịch sử đã xếp lại một trang, sân khấu đã kéo kín vĩnh viễn một màn, diễn viên ngày cũ đi đâu hết rồi. Hẩm hiu khi đã hết vai trò, đó là trò đời cay nghiệt và đương nhiên. Bà Nà – nơi nghỉ mát, tĩnh dưỡng – là câu chuyện quá khứ. Còn bây giờ là chỉ riêng khu vui chơi, trải nghiệm, quay cuồng, ăn, hát, lăn lộn thỏa thuê trong diện tích hơn 60ha rừng đã bị san phẳng.
Rừng do kiểm lâm quản lý, nhưng muốn lên Bà Nà, kiểm lâm phải… xin phép Sun Group
Người ta có “kim bài”, mình kêu cũng vô ích
“Nóng là đúng rồi em ơi! Bê tông ngút trời, hàng loạt như thế, nó hấp thu nhiệt, tỏa ra thì mây gió mô chịu nổi?” – lời nhà nghiên cứu H.T.T. ù ù qua điện thoại. Anh nói đang tìm đường lên núi để ngắm chim, nhưng loay hoay.
Tôi bụng bảo dạ, “thôi ông ơi, ông thừa biết đường mô mà lên, núi bây giờ cũng có barie, muốn qua thì phải xuống xe, tắt máy, xuất trình… tiền”. Ai ngờ, anh dằn giọng: “Khách không có hộ khẩu Đà Nẵng thì 800.000 đồng/lượt/người. Như mình là 450.000 đồng/lượt. Nhưng anh hỏi em, khách du lịch họ đi một lần, ví dụ cả gia đình 4 người, vé đã là 3,2 triệu đồng, hỏi có mấy ai quay lại, nếu họ không giàu? Còn dân Đà Nẵng từ thuở có Bà Nà, cuối tuần rảnh, ưng thì lên chơi, mắc mớ chi phải bỏ tiền mua vé? Của trời đất thì bá tánh muôn dân đều hưởng, giờ nó chiếm hết, rào đường, độc quyền, thử hỏi vô lý không?”.
Tôi cười chua chát. Anh, tôi, chúng ta, những người nhìn Bà Nà như món quà trời đất, bao năm qua, là cái nhìn méo xệch, chua chát, nản phiền trong trùng trùng vô lý. Câu chuyện Sun Group độc chiếm Bà Nà, biến thành tài sản riêng để làm ăn, kiếm lời, đầu năm 2000, báo chí, dư luận đã lên tiếng. Nói rã họng đứt hơi, ông cứ làm, chẳng ai làm chi được ông, bởi chính quyền đã cho ông “kim bài miễn tử”.
Dân vùng Bà Nà – núi Chúa kêu la cho đã, vô ích! Thậm chí, có người là giáo viên, thuở Sun Group giải tỏa, đền bù thảm, kiện miết, bị cho thôi dạy vì không làm đúng chủ trương của Nhà nước.
Cát cứ Bà Nà, biến thành lãnh địa riêng, đó là thành công vang dội của Sun Group. Không ai đủ sức chống lại, bởi đây là pháo đài bất khả chiến bại. Thôi được, ông xây khu vui chơi, nhưng ông chỉ được quyền rào đường, khoanh vùng chỗ ông bỏ tiền qua, chứ sao mọi ngã đường dẫn lên đó, đường từ thuở dân gian truyền nhau “Cọp Bà Nà, ma Phú Túc”, đường những sơn tràng áo cơm kiếm củi, đường của du kích, bộ đội một thuở gian lao, đường của lương dân manh lệ đôi khi chỉ lên núi thắp nhang lạy Phật, lạy miếu Bà, cũng bị chặn tước hết, là sao? Cái này, khỏi cần Sun Group trả lời, mà chính quyền phải trả lời, bởi nếu không, hóa ra anh giao con dấu, ấn kiếm hết cho tư nhân quản lý đất đai, lãnh thổ.
Có nhà nước nào, chính quyền nào quản lý kiểu vậy không? rừng thì giao kiểm lâm quản lý, nhưng muốn lên Bà Nà, kiểm lâm phải xin phép Sun Group! Nói vậy để kể thêm, rằng cái ngữ như tôi, một thằng nhà báo quèn, làm chi có cửa, khi xe chạy tới cổng vào sân gôn Bà Nà. Câu trả lời như anh bảo vệ, là “không có thẻ, không được vào”.
Bữa lên xã Hòa Ninh, khi được hỏi về chuyện sân gôn 18 lỗ, diện tích 165ha này có gây ô nhiễm không, lãnh đạo xã nói rằng, không nghe dân kiện, còn nguồn nước thải ra sao, xã làm sao mà biết được. Email hỏi Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Đà Nẵng, lâu lắc lâu lơ, được hồi đáp rằng, tất cả tốt, không sao hết.
Sân gôn Bà Nà đặt đầu con suối An Lợi, dùng nước đó để phục vụ cho việc tưới cỏ, sinh hoạt. Có người tính toán, mỗi ngày, nó phải xài 5.000m3. Nước từ suối này đổ về sông Túy Loan rồi nhập vào sông Cầu Đỏ, cung cấp nước sinh hoạt cho dân Đà Nẵng. Thời điểm Đà Nẵng la trời nhiễm mặn, thiếu nước, người ta đổ hết cho thủy điện Đắk Mi không cho nước qua sông Cầu Đỏ. Không sai, nhưng chẳng ai vặn vẹo thử, rằng con suối An Lợi đó, nếu không bị Sun Group chặn đã có thể góp phần giải nhiệt cho dân vùng hạ lưu.
Không ai nói cả, cứ y như nói là bị… quả báo khẩu nghiệp tức thì. Nhà nghiên cứu H.T.T. kể, giữa lúc Đà Nẵng ầm ĩ chuyện Sun Group và Quốc Cường Gia Lai lấn sông Hàn sai quy định để phân lô bán nền, anh gửi cho Facebook môi trường của TP.Đà Nẵng bức ảnh một công ty của Sun đổ đất trồng cây lấn ra sông Cổ Cò gần cầu Minh Mạng ở Q.Ngũ Hành Sơn, chưa đầy một nốt nhạc, bức ảnh bị gỡ, chẳng phản hồi.
Cáp treo như bong bóng bay theo một đường thẳng. Từ ca-bin, những quả bóng tới lui liên tục. Không mây. Chang chang nắng.
Một mình hưởng lợi từ tài nguyên chung
Tôi lội giữa khu nhà Pháp, vườn hoa, đu quay, qua khu ăn chơi ca hát có karaoke, băng qua hầm rượu, rồi vô chùa Linh Ứng. Một cô gái ngồi ở bàn ghi công đức nói sư thầy xuống núi rồi. Giữa sân, một nhóm khách cười nói ầm ĩ, kẻ đứng, người ngồi trước tượng Phật chụp ảnh. Nóng và nóng.
Nếu nói Bà Nà có mây, Cầu Vàng vắt vẻo trong mây như vô vàn lời vàng ý ngọc khen nó, thì chỉ có mùa đông. Còn bây giờ, cổ tôi khô khát, phừng phừng mồ hôi giữa dòng người ùn ùn. Sự yên tĩnh, mát mẻ là xa xỉ. Nhiều khi tôi không hiểu, khi đặt vé đi Bà Nà chơi, người ta có nghe lời chê về nó không, hay chỉ toàn háo hức? Và họ đi về, họ nghĩ gì ngoài những bức ảnh thấy toàn người và những khối nhà xám đanh, cao vút và nắng như bóc trần mình ra?
Ông Hồ Duy Diệm – nguyên Trưởng ban Quy hoạch tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng – kể, năm 1979, ông Hồ Nghinh (bí thư) và ông Phạm Đức Nam (chủ tịch UBND tỉnh) nói: “Ông coi Bà Nà làm được cái chi?”. Ông Diệm cùng 5 anh em đi xe rồi đi bộ, cơm nắm, bắt đầu đi từ 5g, tới 13g thì đụng đỉnh núi, ngó qua quýt cho xong, tụt xuống liền, vì sương mù dày đặc, ai dám ở? Mấy ông lãnh đạo bàn: “Hay mình trồng hoa Đà Lạt”? Sau nữa, ông Hoàng Minh Thắng (bí thư tỉnh ủy) mượn máy bay Quân khu 5 lên một lần, nhưng phi công không dám hạ vì sợ vướng cây.
“Pháp xây khu nghỉ mát vì hồi đó, sĩ quan đi và về Pháp mất 6 tháng, nên họ mới nghỉ lập nơi vui chơi an dưỡng, đưa các bà đầm qua, khỏi mất thời gian. Xin lưu ý là họ an dưỡng, nên kiểu kinh doanh du lịch như bây giờ là ngược hoàn toàn với đặc điểm khí hậu, hệ sinh thái thực vật của Bà Nà. Còn kiến trúc là giống Pháp, nhưng nếu người ta làm xa ra, mỗi khu nhà không nên quá cao, ẩn hiện trong cây thì hay, chứ dồn một đống gạch như hiện tại là kệch cỡm.
Hồi đó, ngồi trong biệt thự cũ, mây bay qua lạnh lắm, thú vị. Giờ thì làm chi có sương, mây? Người toàn đi trong nhà, chen lấn. Núi đẹp là nhờ có đường nhỏ, thoắt ẩn thoắt hiện, rồi lội suối, thế mới là du ngoạn” – ông Diệm nói.
“Tôi thấy Cầu Vàng không như thiên hạ khen. Ở đây, Sun giỏi là khơi sự khác lạ, đánh trúng tâm lý thiên hạ thời buổi tự sướng, chứ theo tôi là chẳng đẹp chi. À, anh nhớ chuyện xem thơ Trạng Quỳnh không? Đó, lên Bà Nà mà không tỉnh táo, bị đám đông xô đẩy cảm xúc, “chúng khẩu đồng từ” thì khác chi xem thơ Trạng Quỳnh (cứ “nghe nói, nghe đồn” rồi ùn ùn kéo nhau đi xem)?”.
Tôi ngồi bệt xuống đầu mố cầu phía vườn hoa, ngó lại hai bàn tay đang ẩn hiện bởi đầu người cao thấp lô nhô như sóng. Bàn tay bí ẩn mọc lên từ núi, hay là hai bàn tay như đòn cương đao, ngũ trảo trong võ thuật vừa chém vừa thọc vào núi, xới tung lên? Sơn thần thổ địa nào mà chịu nổi với trần gian suốt ngày nện chân lên, với con số ước tính trung bình 20.000 lượt người/ngày? Cọp, beo, chim chóc nào mà chịu được tiếng người, tiếng máy khoan, bê tông ầm ĩ? Người ta đã, đang và sẽ tiếp tục bê tông hóa Bà Nà.
Nhưng, đời mà, dẫu biết là xem thơ Trạng Quỳnh nhưng mấy ai lắc đầu đâu? Họ im lặng, bởi biết nói cũng chẳng ai nghe, hỏi cũng không ai trả lời. Hai lần, từ năm 2018 đến nay, tại cuộc họp báo của UBND TP.Đà Nẵng, có nhà báo không giấu được bực mình, rằng tôi hỏi đến lần thứ hai rồi, mỗi năm Sun Group đóng cho Nhà nước bao nhiêu tiền thuế?
Từ lãnh đạo chủ chốt đến mấy ông tài chính, thuế, im re. Thuế của Sun là tiền khai thác tài nguyên thành phố, phải công khai, hà cớ gì lãnh đạo thành phố giấu nhẹm, có phải là bí mật quốc gia đâu?
Thông tin cho thấy, chỉ riêng quý II/2018, Công ty Cáp treo Bà Nà báo cáo kết quả kinh doanh: sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế tăng đột biến 160% so với cùng kỳ năm trước, lên gần 300 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu đạt 1.371 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 411 tỷ đồng. Như vậy, tính bình quân mỗi tháng, Công ty Cáp treo Bà Nà lãi gần 70 tỷ đồng.
Ngày 25/3/2019, Sun Group kỷ niệm 10 năm thành lập Bà Nà Hills, thông tin: từ năm 2009-2018, lượng khách tới Đà Nẵng tăng trưởng 463%, du khách đến Bà Nà cũng tăng hơn 160 lần. Cũng thời gian đó, sân bay Đà Nẵng chứng kiến một lượng khách tăng trưởng vượt bậc, từ 2.079.758 khách năm 2009 lên 13.300.000 khách năm 2018.
Đặc biệt, kể từ sau “hiện tượng Cầu Vàng” (hiện tượng truyền thông chưa từng có trong lịch sử du lịch Việt Nam, xảy ra từ năm 2018, khi hàng ngàn tờ báo và trang web, kênh YouTube du lịch uy tín của thế giới đưa thông tin, hình ảnh “Golden Bridge Ba Na Hills”), số chuyến bay quốc tế tới TP.Đà Nẵng từ các thị trường mới như Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ… tăng đột biến.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, năm 2016, trong số 1.000 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất, Sun Group tại TP.Đà Nẵng đứng vị trí 681. Năm 2017, họ xếp hạng 365, đứng sau một số công ty xổ số, sản xuất bao bì. Vậy, Sun Group có Bà Nà, có khu khách sạn 5 sao nguyên thủ quốc gia ở Sơn Trà, có bất động sản ở khu Hòa Xuân, chỗ nào ngon tại Đà Nẵng là họ có hết, sao thứ hạng về nộp thuế của họ lại khiêm tốn thế? Một nhà báo nói ngay: “Có thể họ sẽ trả lời là, làm lễ hội pháo hoa lỗ lắm, phải bù (!).
Chào Cầu Vàng, tôi xuống núi đây! Cáp vù vù, mình tôi. Mới đây, ông Đặng Minh Trường – Tổng giám đốc Sun Group – trả lời một tờ báo rằng, du lịch mở ra một thế giới mới cho mỗi người, giúp họ có những trải nghiệm, qua đó mang lại hạnh phúc. Đích cuối cùng của mỗi người là tìm kiếm hạnh phúc, và chính những trải nghiệm du lịch sẽ góp phần tạo ra nó, đó có thể là hạnh phúc ngay lúc bạn đi, cũng có thể là cảm xúc thật đẹp về những hoài niệm khi bạn nhớ lại…
Tôi nhớ ông nói thế, và tự hỏi, ai thử làm điều tra xã hội học độc lập, hỏi dân Đà Nẵng (độc lập nghe, chính quyền không can thiệp) rằng: “Bà Nà có mang lại cho ông/bà/anh/chị hạnh phúc không?”. Còn tôi, tôi đang nhớ một người nói Bà Nà là ngón tay chủ, ở giữa của bàn tay 5 ngọn núi vây quanh gồm Sơn Trà, Hải Vân, Bà Nà, Phước Tường, Non Nước, tạo ra thế bao bọc linh thiêng cho đất này, giờ thì bị phá tanh bành rồi, nên mười mấy năm qua, cuộc cờ thế sự lộn xộn đảo điên…
Theo Phunuonline
No comments:
Post a Comment