Vụ 9 người trong đoàn Quốc hội đi thăm Hàn quốc trốn lại thoạt nhìn tưởng chuyện bịa. Quan chức đang bổng lộc dại gì trốn, làm nhục quốc thể. Nhưng mà nếu hơi biết biết về “ngoại giao” và xã hội hóa thì thấy bình thường, không có gì lạ.
Thường các đoàn công du kiểu này sẽ có 1 chú doanh nghiệp đứng ra làm tổng thầu. Nó lo toàn bộ vấn đề tài chính cho đoàn (tất nhiên là cho những thành viên chính thức và gia quyến họ). Ngân sách chỉ chi trả cho những hoạt động chính thức của đoàn, còn các hoạt động “ngoại khóa” là được xã hội hóa thông qua chú doanh nghiệp kia. Chú này thường cũng phải thuộc loại tay to, sân sau của lãnh đạo dẫn đoàn.
Các chuyến công du kiểu này đối với nhiều thành viên trong đoàn thì hoạt động ngoại khóa mới là chính khóa. Ví dụ, phu nhân của quan chức sang bển đi shopping trong lúc cụ nhà họp hành, hoặc chính quan chức tranh thủ đi mua sắm. Tiền shopping dĩ nhiên cũng được xã hội hóa nốt, ai đem tiền nhà đi tiêu. Đấy là cơ hội tốt để doanh nghiệp gây thiện cảm với lãnh đạo, mà lại kín đáo, ăn chơi ở bển đỡ bị dòm ngó. Thường thành phần ăn theo này có khi còn đông gấp mấy lần quan chức chính thức. Như thế thì thằng doanh nghiệp kia chết tiền nhỉ?
Không, nhớ là họ chỉ là tổng thầu thôi. Họ sẽ bán suất đi cùng cho bọn thầu phụ, tức là doanh nghiệp cò con hơn nó. Đại khái bọn cò con kia muốn cọ quẹt với quan chức thì thông qua thằng này để được tham gia tháp tùng. Khi tham gia thì nó sẽ chung chi các chi phí ngoại khóa với tổng thầu, bao chi phí cho các quan chức cấp nhỏ hơn. Đi kiểu này lấy quan hệ và hình ảnh rất tốt, tối thiểu là được chụp ảnh chung với quan chức 1 cách thân mật, 2 là được đầu gối tay ấp với AEQL cùng gia quyến trong suốt chuyến đi.
Đến lượt bọn thầu phụ, để gỡ lại chi phí, có thể nó lại bán tiếp suất đi cho bọn B”. RẤT CÓ THỂ bọn trốn ở lại Hàn quốc chính là bọn này. Bọn B nhiều phẩy này là bọn giẻ rách rồi, chứ mấy thằng doanh nghiệp to kia thì việc quái gì phải trốn, bỏn thừa tiền mua thẻ xanh, thậm chí đã mua rồi. Còn khả năng quan chức trốn lại thì chắc chắn không bao giờ có, đang đục đẽo tốt ngu gì trốn. Tất nhiên khả năng quan chức bất mãn trốn lại kiểu ông Bùi Tín là có nhưng tận 9 đồng chí thì không có khả năng.
Các chuyến công du này gồm cả các chuyến công tác của quan chức cấp Sở, Vụ, doanh nghiệp nhà nước, lên tới TƯ, cơ bản đều có quy trình như vậy, dứt khoát phải có doanh nghiệp bám càng với lý do là đi mở rộng quan hệ thương mại với các đoàn cấp TƯ, hoặc DN mời cán bộ công chức đi tham quan với các đoàn cấp dưới.
Nhưng mà mua suất công du cấp cao rồi trốn lại thì là sự sáng tạo rất đáng kinh ngạc.
Theo FB Dương Quốc Chính
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Thường các đoàn công du kiểu này sẽ có 1 chú doanh nghiệp đứng ra làm tổng thầu. Nó lo toàn bộ vấn đề tài chính cho đoàn (tất nhiên là cho những thành viên chính thức và gia quyến họ). Ngân sách chỉ chi trả cho những hoạt động chính thức của đoàn, còn các hoạt động “ngoại khóa” là được xã hội hóa thông qua chú doanh nghiệp kia. Chú này thường cũng phải thuộc loại tay to, sân sau của lãnh đạo dẫn đoàn.
Các chuyến công du kiểu này đối với nhiều thành viên trong đoàn thì hoạt động ngoại khóa mới là chính khóa. Ví dụ, phu nhân của quan chức sang bển đi shopping trong lúc cụ nhà họp hành, hoặc chính quan chức tranh thủ đi mua sắm. Tiền shopping dĩ nhiên cũng được xã hội hóa nốt, ai đem tiền nhà đi tiêu. Đấy là cơ hội tốt để doanh nghiệp gây thiện cảm với lãnh đạo, mà lại kín đáo, ăn chơi ở bển đỡ bị dòm ngó. Thường thành phần ăn theo này có khi còn đông gấp mấy lần quan chức chính thức. Như thế thì thằng doanh nghiệp kia chết tiền nhỉ?
Không, nhớ là họ chỉ là tổng thầu thôi. Họ sẽ bán suất đi cùng cho bọn thầu phụ, tức là doanh nghiệp cò con hơn nó. Đại khái bọn cò con kia muốn cọ quẹt với quan chức thì thông qua thằng này để được tham gia tháp tùng. Khi tham gia thì nó sẽ chung chi các chi phí ngoại khóa với tổng thầu, bao chi phí cho các quan chức cấp nhỏ hơn. Đi kiểu này lấy quan hệ và hình ảnh rất tốt, tối thiểu là được chụp ảnh chung với quan chức 1 cách thân mật, 2 là được đầu gối tay ấp với AEQL cùng gia quyến trong suốt chuyến đi.
Đến lượt bọn thầu phụ, để gỡ lại chi phí, có thể nó lại bán tiếp suất đi cho bọn B”. RẤT CÓ THỂ bọn trốn ở lại Hàn quốc chính là bọn này. Bọn B nhiều phẩy này là bọn giẻ rách rồi, chứ mấy thằng doanh nghiệp to kia thì việc quái gì phải trốn, bỏn thừa tiền mua thẻ xanh, thậm chí đã mua rồi. Còn khả năng quan chức trốn lại thì chắc chắn không bao giờ có, đang đục đẽo tốt ngu gì trốn. Tất nhiên khả năng quan chức bất mãn trốn lại kiểu ông Bùi Tín là có nhưng tận 9 đồng chí thì không có khả năng.
Các chuyến công du này gồm cả các chuyến công tác của quan chức cấp Sở, Vụ, doanh nghiệp nhà nước, lên tới TƯ, cơ bản đều có quy trình như vậy, dứt khoát phải có doanh nghiệp bám càng với lý do là đi mở rộng quan hệ thương mại với các đoàn cấp TƯ, hoặc DN mời cán bộ công chức đi tham quan với các đoàn cấp dưới.
Nhưng mà mua suất công du cấp cao rồi trốn lại thì là sự sáng tạo rất đáng kinh ngạc.
Theo FB Dương Quốc Chính
No comments:
Post a Comment