Câu chuyện người đàn bà xinh đẹp sử dụng bằng cấp của chị gái để có được chức Trưởng Văn phòng tỉnh ủy Đắk Lắk khiến dư luận phẫn nộ nhưng một số người sống tình cảm cũng có đôi chút động lòng trắc ẩn.
Xuất thân tư một gia đình nghèo khó, đông anh em nên sau khi tốt nghiệp cấp 2, bà Trần Thị Ngọc Thảo (tên hồi nhỏ là Ngọc Thêm) đã đi học nghề tóc và gội đầu. Có lẽ vì cái nghề này quá cực, không ổn định nên bà Thảo đã nảy ra ý định hoặc được ai đó bơm ý tưởng dùng bằng cấp 3 của chị gái mang tên Trần Thị Ngọc Ái Sa để đi học và làm việc. Nhìn bề nổi thì có thể công nhận người đàn bà này đã có sự nỗ lực nhất định trên con đường học thuật để xứng đáng với ví trí hiện tại. Cơ quan điều tra chỉ cho biết bà Thảo sử dụng nhân thân giả chứ không hề có dấu hiệu tham ô, lạm dụng quyền lực để tư lợi. Khi có thư nặc danh tố cáo, bà ấy đã nộp đơn xin nghỉ việc ngay, không như một số cán bộ cố tìm lý do biện minh, chạy chọt để bịt miệng người đời và giữ ghế. Tinh thần này đáng để chúng ta dừng lại suy ngẫm, còn chuyện bà ấy có xứng đáng thật hay không thì phải bàn tiếp.
Mặc dù có ý chí muốn thay đổi số phận, làm chủ cuộc đời của mình nhưng nói đi cũng phải nói lại, ngay từ đầu bà Trần Thị Ngọc Thảo đã sai, kể từ giây phút cầm bằng cấp của chị gái đi xin việc, bà đã trở thành người gian dối. Chưa kể thời gian sử dụng nhân thân giả lừa trên dối dưới trong một khoảng thời gian rất dài.
“Một lần mất tín, vạn lần bất tin”, người ngồi vào ghế Trưởng phòng tỉnh ủy Đắk Lắk lại gian dối nhiều lần. Lần đầu người ta có thể cảm thông cho mục đích thoát nghèo mà làm liều của bà ấy nhưng ở những lần thăng quan tiến chức tiếp theo, bà vẫn không có chút do dự nghiễm nhiên ngồi vào vị trí theo kiểu đâm lao phải theo lao thế kia thì hỏi sao người dân chấp nhận cho được. Phải chi ngay từ hồi còn làm nhân viên, bà ấy thú nhận tội lỗi của mình rồi xin cơ hội đi học bổ túc văn hóa 2-3 năm, sau đó quay về đảm nhận chức vụ mới nếu vẫn còn được cất nhắc thì có lẽ mọi chuyện đã không tồi tệ đến mức này. Một nhân viên làm sai khác hẳn hoàn toàn với một lãnh đạo làm sai, nhân viên sai bị khiển trách kỷ luật rồi có thể được tạo điều kiện sửa chữa sai lầm nhưng lãnh đạo sai thì sẽ bị xử lý rất nặng.
Theo thông tin tìm hiểu được thì sau khi lấy chồng, bà Trần Thị Ngọc Thảo mới sử dụng nhân thân giả để theo chồng về Đắk Lắk xin việc, làm chung công ty với chồng, rồi từ đó tiến dần vào cơ quan Tỉnh ủy. Một điểm lưu ý, bố chồng bà Thảo (đã mất) là người từng giữ chức Phó Ban tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk. Còn chồng của bà ấy hiện đang là Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty TNHH MTV XNK 2/9, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, thuộc Tỉnh ủy. Liệu có phải vì gia thế nhà chồng bà Thảo nên một số người mới xem nhẹ hoặc bỏ qua quá trình xác minh lý lịch, bằng cấp trước khi bổ nhiệm?
Nhìn vào câu chuyện của bà Thảo, không ít người sẽ nhớ lại việc bà Trần Vũ Quỳnh Anh được “nâng đỡ không trong sáng” ở Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa. Điểm chung giữa hai người phụ nữ này đều xinh đẹp và có lòng tham địa vị, quyền lực và giữ chức vụ khá cao. Đặc biệt là công tác cán bộ ở hai địa phương nói trên đang tồn tại lỗ hổng khá lớn, từ những khâu thẩm tra lý lịch, xem xét nhân thân đến việc đề bạt, bổ nhiệm chức vụ. Có lẽ, ở xứ Thanh và Đắk Lắk cũng đã và đang có một nhóm người lộng quyền, tự cho phép bản thân mình vượt qua những quy định, vùng cấm mà lẽ ra đã nằm lòng.
Mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định 205 về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Ứng theo quy định thì một số cán bộ, lãnh đạo liên quan đến vụ nữ Trưởng phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk có thể đã phạm phải tội “Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, bổ nhiệm mình hoặc người khác”.
Như chúng ta đã biết “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc có thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, không thể vì một người đàn bà đẹp, vì có mối quan hệ thân quen mà bất chấp hệ thống pháp lý, quy định để lừa dối nhân dân và đưa lên vị trí lãnh đạo được.
Theo XHVN
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Xuất thân tư một gia đình nghèo khó, đông anh em nên sau khi tốt nghiệp cấp 2, bà Trần Thị Ngọc Thảo (tên hồi nhỏ là Ngọc Thêm) đã đi học nghề tóc và gội đầu. Có lẽ vì cái nghề này quá cực, không ổn định nên bà Thảo đã nảy ra ý định hoặc được ai đó bơm ý tưởng dùng bằng cấp 3 của chị gái mang tên Trần Thị Ngọc Ái Sa để đi học và làm việc. Nhìn bề nổi thì có thể công nhận người đàn bà này đã có sự nỗ lực nhất định trên con đường học thuật để xứng đáng với ví trí hiện tại. Cơ quan điều tra chỉ cho biết bà Thảo sử dụng nhân thân giả chứ không hề có dấu hiệu tham ô, lạm dụng quyền lực để tư lợi. Khi có thư nặc danh tố cáo, bà ấy đã nộp đơn xin nghỉ việc ngay, không như một số cán bộ cố tìm lý do biện minh, chạy chọt để bịt miệng người đời và giữ ghế. Tinh thần này đáng để chúng ta dừng lại suy ngẫm, còn chuyện bà ấy có xứng đáng thật hay không thì phải bàn tiếp.
Mặc dù có ý chí muốn thay đổi số phận, làm chủ cuộc đời của mình nhưng nói đi cũng phải nói lại, ngay từ đầu bà Trần Thị Ngọc Thảo đã sai, kể từ giây phút cầm bằng cấp của chị gái đi xin việc, bà đã trở thành người gian dối. Chưa kể thời gian sử dụng nhân thân giả lừa trên dối dưới trong một khoảng thời gian rất dài.
“Một lần mất tín, vạn lần bất tin”, người ngồi vào ghế Trưởng phòng tỉnh ủy Đắk Lắk lại gian dối nhiều lần. Lần đầu người ta có thể cảm thông cho mục đích thoát nghèo mà làm liều của bà ấy nhưng ở những lần thăng quan tiến chức tiếp theo, bà vẫn không có chút do dự nghiễm nhiên ngồi vào vị trí theo kiểu đâm lao phải theo lao thế kia thì hỏi sao người dân chấp nhận cho được. Phải chi ngay từ hồi còn làm nhân viên, bà ấy thú nhận tội lỗi của mình rồi xin cơ hội đi học bổ túc văn hóa 2-3 năm, sau đó quay về đảm nhận chức vụ mới nếu vẫn còn được cất nhắc thì có lẽ mọi chuyện đã không tồi tệ đến mức này. Một nhân viên làm sai khác hẳn hoàn toàn với một lãnh đạo làm sai, nhân viên sai bị khiển trách kỷ luật rồi có thể được tạo điều kiện sửa chữa sai lầm nhưng lãnh đạo sai thì sẽ bị xử lý rất nặng.
Theo thông tin tìm hiểu được thì sau khi lấy chồng, bà Trần Thị Ngọc Thảo mới sử dụng nhân thân giả để theo chồng về Đắk Lắk xin việc, làm chung công ty với chồng, rồi từ đó tiến dần vào cơ quan Tỉnh ủy. Một điểm lưu ý, bố chồng bà Thảo (đã mất) là người từng giữ chức Phó Ban tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk. Còn chồng của bà ấy hiện đang là Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty TNHH MTV XNK 2/9, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, thuộc Tỉnh ủy. Liệu có phải vì gia thế nhà chồng bà Thảo nên một số người mới xem nhẹ hoặc bỏ qua quá trình xác minh lý lịch, bằng cấp trước khi bổ nhiệm?
Nhìn vào câu chuyện của bà Thảo, không ít người sẽ nhớ lại việc bà Trần Vũ Quỳnh Anh được “nâng đỡ không trong sáng” ở Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa. Điểm chung giữa hai người phụ nữ này đều xinh đẹp và có lòng tham địa vị, quyền lực và giữ chức vụ khá cao. Đặc biệt là công tác cán bộ ở hai địa phương nói trên đang tồn tại lỗ hổng khá lớn, từ những khâu thẩm tra lý lịch, xem xét nhân thân đến việc đề bạt, bổ nhiệm chức vụ. Có lẽ, ở xứ Thanh và Đắk Lắk cũng đã và đang có một nhóm người lộng quyền, tự cho phép bản thân mình vượt qua những quy định, vùng cấm mà lẽ ra đã nằm lòng.
Mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định 205 về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Ứng theo quy định thì một số cán bộ, lãnh đạo liên quan đến vụ nữ Trưởng phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk có thể đã phạm phải tội “Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, bổ nhiệm mình hoặc người khác”.
Như chúng ta đã biết “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc có thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, không thể vì một người đàn bà đẹp, vì có mối quan hệ thân quen mà bất chấp hệ thống pháp lý, quy định để lừa dối nhân dân và đưa lên vị trí lãnh đạo được.
Theo XHVN
No comments:
Post a Comment