Năm 2010, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu công nhận tiếp cận nước sạch và điều kiện sống hợp vệ sinh là một quyền của con người. Nhưng trên thực tế thì người dân Thủ đô không khác gì con tin của Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà bởi sự độc quyền, vô trách nhiệm và vô cảm đến ngạc nhiên. Vậy cơ quan chức năng mà ở đây là chính quyền Hà Nội đã ở đâu khi quyền tiếp cận nước sạch của người dân đã bị xâm phạm.
Ảnh: Người dân ở Khu đô thị Kim Văn-Kim Lũ mang can đi nhận nước sạch
Việc người dân quan tâm nhất lúc này là nước sạch. Ai cung cấp nước không quan trọng mà quan trọng là nước phải sạch.
Một tuần nay, hàng chục nghìn hộ gia đình của các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai… không có nước sạch để dùng, bởi nước không bảo đảm tiêu chuẩn. Người dân lên tiếng, báo chí vào cuộc, UBND TP Hà Nội lên tiếng. Rồi Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo. Và đặc biệt là công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) lên tiếng. Đây chính là doanh nghiệp cung cấp nước sạch cho một bộ phận dân cư Hà Nội.
Trời ơi, 7 ngày ròng rã, hàng vạn dân chúng Hà Nội đã phải dùng nước bẩn của Cty nước Sông Đà.
Việc minh bạch thông tin như thế nào chính là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo Thành phố. Trong báo cáo, UBND Thành phố cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin đã tiến hành hàng loạt chỉ đạo, và các cơ quan chức năng cũng đã “ngay lập tức vào cuộc”, nhưng đó là những sự chỉ đạo, vào cuộc một cách “âm thầm”, chỉ các quan chức biết, còn với người dân, họ không hề có một thông tin chính thức nào. Trong khi ấy, ngoài kia các cơ quan báo chí lại phải chạy đôn chạy đáo tìm hiểu sự việc để thông tin cho người dân, còn các cuộc điện thoại để tìm hiểu thông tin từ nhà máy hay các sở, ban ngành thì hầu như vô vọng, không có người nhấc máy. Trong khi đó, người dân bày tỏ sự lo lắng, hoang mang trên mạng xã hội vì “không biết thông tin nào là chính xác”.
Theo quy chuẩn trên, việc giám sát chất lượng nước sinh hoạt được thực hiện bằng hai hình thức là nội kiểm (cơ sở cung cấp nước tự thực hiện) và ngoại kiểm (cơ quan quản lý nhà nước thực hiện). Trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng sẽ phải xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu. Đối với nước sinh hoạt sẽ phải đảm 14 chỉ tiêu, riêng nước ăn uống có tới 109 chỉ tiêu như màu sắc, mùi vị, độ dục, Clo dư, pH…
Như vậy, trong quy chuẩn và thông tư của Bộ Y tế đã nêu rất rõ yêu cầu về việc giám sát chất lượng nước ở đầu nguồn là cần phải có xét nghiệm, nếu đảm bảo chỉ tiêu chất lượng thì mới được đưa vào sử dụng. Khi xảy ra sự cố thì phải thông báo chất lượng nước hàng ngày cho cơ quan quản lý và khách hàng để xử lý. Tuy nhiên, qua sự cố ô nhiễm nguồn nước Nhà máy nước Sông Đà, rõ ràng việc thực thi của doanh nghiệp và ngay cả cơ quan quản lý đang có vấn đề.
Lẽ ra, nước chảy qua đường ống phải được chính quyền kiểm soát chất lượng từng giờ, thậm chí từng phút từng giây. Hệ thống kiểm tra giám sát từ đầu nguồn đến vòi nước của người dân đều phải có người chịu trách nhiệm. Thế nhưng tất cả đều bị bỏ ngỏ. Điều may mắn cho người dân sử dụng nguồn nước của Nhà máy nước Sông Đà là dầu thải có mùi khét để người dân có thể trực tiếp phát hiện. Nếu đó là một chất không mùi, không vị, là thạch tín, hay thủy ngân, hoặc một thứ kim loại nặng âm thầm ngấm vào cơ thể người dân qua thời gian sử dụng kéo dài thì quả là một thảm họa thực sự.
Trong buổi làm việc với UBND Hà Nội chiều 16/10, chính Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng nhắc nhở, các vụ việc ô nhiễm môi trường ở Hà Nội bị người dân và dư luận đánh giá là chính quyền phản ứng chậm trễ. Từ sự cố cháy nhà máy phích nước Rạng Đông đến ô nhiễm nguồn nước sông Đà, người dân dùng nước ô nhiễm cả tuần nhưng chính quyền không xử lý, giải quyết kịp thời.
Ở một thành phố văn minh, ngàn năm văn hiến thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước những vấn đề quốc kế dân sinh. Nước uống, thức ăn, bụi trong không khí “vượt mức cho phép”, thủy ngân bị phát tán… thì người đứng đầu không thể vô can.
Chỉ khi nào người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những việc sát sườn với đời sống dân sinh thì chốn quan trường mới là nơi dành cho người đủ năng lực, có trách nhiệm và biết dấn thân. Có như vậy dân đóng thuế nuôi quan mới đáng đồng tiền, bát gạo!
Nguồn Tổng hợp
Chính trị
,
Môi trường
,
Tin trong nước
Ảnh: Người dân ở Khu đô thị Kim Văn-Kim Lũ mang can đi nhận nước sạch
Việc người dân quan tâm nhất lúc này là nước sạch. Ai cung cấp nước không quan trọng mà quan trọng là nước phải sạch.
Một tuần nay, hàng chục nghìn hộ gia đình của các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai… không có nước sạch để dùng, bởi nước không bảo đảm tiêu chuẩn. Người dân lên tiếng, báo chí vào cuộc, UBND TP Hà Nội lên tiếng. Rồi Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo. Và đặc biệt là công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) lên tiếng. Đây chính là doanh nghiệp cung cấp nước sạch cho một bộ phận dân cư Hà Nội.
Trời ơi, 7 ngày ròng rã, hàng vạn dân chúng Hà Nội đã phải dùng nước bẩn của Cty nước Sông Đà.
Việc minh bạch thông tin như thế nào chính là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo Thành phố. Trong báo cáo, UBND Thành phố cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin đã tiến hành hàng loạt chỉ đạo, và các cơ quan chức năng cũng đã “ngay lập tức vào cuộc”, nhưng đó là những sự chỉ đạo, vào cuộc một cách “âm thầm”, chỉ các quan chức biết, còn với người dân, họ không hề có một thông tin chính thức nào. Trong khi ấy, ngoài kia các cơ quan báo chí lại phải chạy đôn chạy đáo tìm hiểu sự việc để thông tin cho người dân, còn các cuộc điện thoại để tìm hiểu thông tin từ nhà máy hay các sở, ban ngành thì hầu như vô vọng, không có người nhấc máy. Trong khi đó, người dân bày tỏ sự lo lắng, hoang mang trên mạng xã hội vì “không biết thông tin nào là chính xác”.
Theo quy chuẩn trên, việc giám sát chất lượng nước sinh hoạt được thực hiện bằng hai hình thức là nội kiểm (cơ sở cung cấp nước tự thực hiện) và ngoại kiểm (cơ quan quản lý nhà nước thực hiện). Trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng sẽ phải xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu. Đối với nước sinh hoạt sẽ phải đảm 14 chỉ tiêu, riêng nước ăn uống có tới 109 chỉ tiêu như màu sắc, mùi vị, độ dục, Clo dư, pH…
Như vậy, trong quy chuẩn và thông tư của Bộ Y tế đã nêu rất rõ yêu cầu về việc giám sát chất lượng nước ở đầu nguồn là cần phải có xét nghiệm, nếu đảm bảo chỉ tiêu chất lượng thì mới được đưa vào sử dụng. Khi xảy ra sự cố thì phải thông báo chất lượng nước hàng ngày cho cơ quan quản lý và khách hàng để xử lý. Tuy nhiên, qua sự cố ô nhiễm nguồn nước Nhà máy nước Sông Đà, rõ ràng việc thực thi của doanh nghiệp và ngay cả cơ quan quản lý đang có vấn đề.
Lẽ ra, nước chảy qua đường ống phải được chính quyền kiểm soát chất lượng từng giờ, thậm chí từng phút từng giây. Hệ thống kiểm tra giám sát từ đầu nguồn đến vòi nước của người dân đều phải có người chịu trách nhiệm. Thế nhưng tất cả đều bị bỏ ngỏ. Điều may mắn cho người dân sử dụng nguồn nước của Nhà máy nước Sông Đà là dầu thải có mùi khét để người dân có thể trực tiếp phát hiện. Nếu đó là một chất không mùi, không vị, là thạch tín, hay thủy ngân, hoặc một thứ kim loại nặng âm thầm ngấm vào cơ thể người dân qua thời gian sử dụng kéo dài thì quả là một thảm họa thực sự.
Trong buổi làm việc với UBND Hà Nội chiều 16/10, chính Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng nhắc nhở, các vụ việc ô nhiễm môi trường ở Hà Nội bị người dân và dư luận đánh giá là chính quyền phản ứng chậm trễ. Từ sự cố cháy nhà máy phích nước Rạng Đông đến ô nhiễm nguồn nước sông Đà, người dân dùng nước ô nhiễm cả tuần nhưng chính quyền không xử lý, giải quyết kịp thời.
Ở một thành phố văn minh, ngàn năm văn hiến thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước những vấn đề quốc kế dân sinh. Nước uống, thức ăn, bụi trong không khí “vượt mức cho phép”, thủy ngân bị phát tán… thì người đứng đầu không thể vô can.
Chỉ khi nào người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những việc sát sườn với đời sống dân sinh thì chốn quan trường mới là nơi dành cho người đủ năng lực, có trách nhiệm và biết dấn thân. Có như vậy dân đóng thuế nuôi quan mới đáng đồng tiền, bát gạo!
Nguồn Tổng hợp
No comments:
Post a Comment