Bài đăng kêu gọi tẩy chay tòa nhà bêtông 7 tầng xấu xí trên hông đèo Mã Pì Lèng của một nhà báo sau 5 giờ đăng tải đã nhận được hơn 9.000 lượt like và 3.400 lượt chia sẻ.
Mã Pì Lèng Panorama với chức năng tổng hợp nhà nghỉ, nhà hàng, cà phê trên đèo Mã Pì Lèng khiến cộng đồng bức xúc – Ảnh: Facebook Mã Pì Lèng Panorama
Sau khi những thông tin và hình ảnh về ngôi nhà 7 tầng có tên Mã Pì Lèng Panorama với chức năng tổng hợp nhà nghỉ, nhà hàng, cà phê trên đèo Mã Pì Lèng thuộc huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được báo chí phản ánh, ngày 3-10, mạng xã hội Facebook “nóng ran” chia sẻ giận dữ.
Cư dân mạng truyền tải mạnh mẽ thông điệp “nếu thực sự yêu Mã Pì Lèng, đừng cho những kẻ phá hoại Mã Pì Lèng cơ hội kiếm tiền”.
Không nằm trong vùng di tích cấm xây dựng nhưng công trình này cần có ý kiến của Cục Di sản văn hóa – Ảnh: CÔNG HOAN
Dự án chưa được phê duyệt, cấp phép
Chiều 3-10, trả lời PV về công trình này, ông Nguyễn Cao Cường – chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc – cho biết công trình này xây từ năm 2018, hoàn thành vào đầu năm 2019.
Đây là dự án đầu tư đầu tiên của tư nhân trên đèo Mã Pì Lèng sau nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư của huyện những năm qua. Chủ của công trình này là một hộ gia đình ở TP Hà Giang.
Công trình đến nay vẫn chưa được cấp phép xây dựng bởi công trình xây dựng trên đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Huyện Mèo Vạc đã có kế hoạch xin điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng của đất này để cấp giấy phép xây dựng cho dự án theo đúng quy định.
Ông Cường cho biết đề nghị điều chỉnh quy hoạch được các lãnh đạo tỉnh ủng hộ bởi tỉnh ủng hộ huyện kêu gọi thu hút đầu tư.
“Công trình này cho du khách có điểm ngắm hẻm vực sông Nho Quế. Huyện từ lâu đã muốn đầu tư điểm dừng chân này nhưng không có kinh phí nên khi tư nhân muốn làm, chúng tôi rất chào đón, không kịp giải quyết thủ tục hồ sơ”, chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc nói.
Về chuyện xâm phạm danh thắng quốc gia đèo Mã Pì Lèng và công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, ông Cường khẳng định công trình nằm ở vùng đệm chứ không phải vùng lõi cấm xây dựng.
Tuy nhiên, theo điều 36 Luật di sản văn hóa: Khi phê duyệt dự án đầu tư, cải tạo xây mới các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
Và công trình này chưa có văn bản thỏa thuận đồng ý của Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch.
Về công trình này, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch) Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết cục đã có văn bản yêu cầu Sở Văn hóa – thể thao và du lịch Hà Giang báo cáo và sở đã báo cáo. Bà Hiền cũng nói “tỉnh đang chỉ đạo huyện” và chưa trả lời gì thêm.
Hình ảnh công trình đang thi công hồi tháng 9-2018 – Ảnh: NAM TRẦN
Lo ngại sẽ có thêm nhiều công trình hợp pháp nhưng dị hợm phá di tích
Là một “phượt thủ” say mê phong cảnh Hà Giang, chị Thủy Trần (Hà Nội) cho biết chị từng nhìn thấy công trình khi nó còn xây dựng dang dở. Ngay lúc đó, chị đã thấy nó “quá xấu”, phá vỡ cảnh quan.
Chị Thủy đồng ý rằng Hà Giang rất cần đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch như đường xá, cơ sở lưu trú, điểm dừng chân…, nhưng trong quá trình này, chính quyền phải có vai trò quan trọng và phải có quan điểm phát triển đúng, hướng tới phát triển bền vững.
Nhưng với cách làm như hiện nay thì hễ “du lịch ập tới chỗ nào thì chỗ ấy đều hỏng”.
Cùng nhận định rằng công trình này quá xấu, kiến trúc sư Sơn Đặng dự báo các huyện của Hà Giang là Đồng Văn, Mèo Vạc sẽ là điểm nóng về xây dựng trong tương lai và e rằng “sẽ còn hàng đống công trình đúng luật nhưng dị hợm mọc lên”.
Theo anh Sơn Đặng, cần phải xem xét việc mở rộng công viên địa chất ở Hà Giang để tăng diện tích các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, để không có những công trình bêtông hợp pháp ở vùng đệm như Mã Pì Lèng Panorama. Các vườn quốc gia trên thế giới cũng thường xuyên được mở rộng thêm.
Ngoài ra, Hà Giang nói chung và các địa phương có di tích cần phải ban hành cẩm nang xây dựng cho vùng ven với những quy định cứng về mái, vật liệu, khoảng lùi, mật độ… thì mới được cấp phép xây dựng.
Công trình “bốn chưa”
Theo báo cáo của Sở Văn hóa – thể thao và du lịch Hà Giang ngày 11-7, công trình này có tên trên hồ sơ là Điểm dừng chân ngắm toàn cảnh hẻm vực Tu Sản Mã Pì Lèng.
Tới thời điểm tháng 7-2019, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất (vẫn đang là đất trồng trọt); dự án đầu tư chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư; công trình chưa được cấp phép xây dựng; công trình chưa có văn bản thỏa thuận đồng ý của Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch.
Theo Tuổi trẻ
Môi trường
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Mã Pì Lèng Panorama với chức năng tổng hợp nhà nghỉ, nhà hàng, cà phê trên đèo Mã Pì Lèng khiến cộng đồng bức xúc – Ảnh: Facebook Mã Pì Lèng Panorama
Sau khi những thông tin và hình ảnh về ngôi nhà 7 tầng có tên Mã Pì Lèng Panorama với chức năng tổng hợp nhà nghỉ, nhà hàng, cà phê trên đèo Mã Pì Lèng thuộc huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được báo chí phản ánh, ngày 3-10, mạng xã hội Facebook “nóng ran” chia sẻ giận dữ.
Cư dân mạng truyền tải mạnh mẽ thông điệp “nếu thực sự yêu Mã Pì Lèng, đừng cho những kẻ phá hoại Mã Pì Lèng cơ hội kiếm tiền”.
Không nằm trong vùng di tích cấm xây dựng nhưng công trình này cần có ý kiến của Cục Di sản văn hóa – Ảnh: CÔNG HOAN
Dự án chưa được phê duyệt, cấp phép
Chiều 3-10, trả lời PV về công trình này, ông Nguyễn Cao Cường – chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc – cho biết công trình này xây từ năm 2018, hoàn thành vào đầu năm 2019.
Đây là dự án đầu tư đầu tiên của tư nhân trên đèo Mã Pì Lèng sau nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư của huyện những năm qua. Chủ của công trình này là một hộ gia đình ở TP Hà Giang.
Công trình đến nay vẫn chưa được cấp phép xây dựng bởi công trình xây dựng trên đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Huyện Mèo Vạc đã có kế hoạch xin điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng của đất này để cấp giấy phép xây dựng cho dự án theo đúng quy định.
Ông Cường cho biết đề nghị điều chỉnh quy hoạch được các lãnh đạo tỉnh ủng hộ bởi tỉnh ủng hộ huyện kêu gọi thu hút đầu tư.
“Công trình này cho du khách có điểm ngắm hẻm vực sông Nho Quế. Huyện từ lâu đã muốn đầu tư điểm dừng chân này nhưng không có kinh phí nên khi tư nhân muốn làm, chúng tôi rất chào đón, không kịp giải quyết thủ tục hồ sơ”, chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc nói.
Về chuyện xâm phạm danh thắng quốc gia đèo Mã Pì Lèng và công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, ông Cường khẳng định công trình nằm ở vùng đệm chứ không phải vùng lõi cấm xây dựng.
Tuy nhiên, theo điều 36 Luật di sản văn hóa: Khi phê duyệt dự án đầu tư, cải tạo xây mới các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
Và công trình này chưa có văn bản thỏa thuận đồng ý của Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch.
Về công trình này, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch) Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết cục đã có văn bản yêu cầu Sở Văn hóa – thể thao và du lịch Hà Giang báo cáo và sở đã báo cáo. Bà Hiền cũng nói “tỉnh đang chỉ đạo huyện” và chưa trả lời gì thêm.
Hình ảnh công trình đang thi công hồi tháng 9-2018 – Ảnh: NAM TRẦN
Lo ngại sẽ có thêm nhiều công trình hợp pháp nhưng dị hợm phá di tích
Là một “phượt thủ” say mê phong cảnh Hà Giang, chị Thủy Trần (Hà Nội) cho biết chị từng nhìn thấy công trình khi nó còn xây dựng dang dở. Ngay lúc đó, chị đã thấy nó “quá xấu”, phá vỡ cảnh quan.
Chị Thủy đồng ý rằng Hà Giang rất cần đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch như đường xá, cơ sở lưu trú, điểm dừng chân…, nhưng trong quá trình này, chính quyền phải có vai trò quan trọng và phải có quan điểm phát triển đúng, hướng tới phát triển bền vững.
Nhưng với cách làm như hiện nay thì hễ “du lịch ập tới chỗ nào thì chỗ ấy đều hỏng”.
Cùng nhận định rằng công trình này quá xấu, kiến trúc sư Sơn Đặng dự báo các huyện của Hà Giang là Đồng Văn, Mèo Vạc sẽ là điểm nóng về xây dựng trong tương lai và e rằng “sẽ còn hàng đống công trình đúng luật nhưng dị hợm mọc lên”.
Theo anh Sơn Đặng, cần phải xem xét việc mở rộng công viên địa chất ở Hà Giang để tăng diện tích các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, để không có những công trình bêtông hợp pháp ở vùng đệm như Mã Pì Lèng Panorama. Các vườn quốc gia trên thế giới cũng thường xuyên được mở rộng thêm.
Ngoài ra, Hà Giang nói chung và các địa phương có di tích cần phải ban hành cẩm nang xây dựng cho vùng ven với những quy định cứng về mái, vật liệu, khoảng lùi, mật độ… thì mới được cấp phép xây dựng.
Công trình “bốn chưa”
Theo báo cáo của Sở Văn hóa – thể thao và du lịch Hà Giang ngày 11-7, công trình này có tên trên hồ sơ là Điểm dừng chân ngắm toàn cảnh hẻm vực Tu Sản Mã Pì Lèng.
Tới thời điểm tháng 7-2019, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất (vẫn đang là đất trồng trọt); dự án đầu tư chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư; công trình chưa được cấp phép xây dựng; công trình chưa có văn bản thỏa thuận đồng ý của Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch.
Theo Tuổi trẻ
No comments:
Post a Comment