Cập nhật tin tức nóng hổi

Đà Nẵng đã bác bỏ đặt tên đường người có công tạo ra chữ Quốc Ngữ

Mới đây Đà Nẵng nói sẽ chưa đưa tên hai giáo sĩ là Francisco De Pina (Bồ Đào Nha), Alexandre de Rhodes (Pháp) vào đề án đặt, đổi tên đường do đang có nhiều ý kiến trái chiều.
Đà Nẵng đã bác bỏ đặt tên đường người có công tạo ra chữ Quốc Ngữ
Nhân việc này, có thể nhắc một trường hợp khác, từng bị Việt Nam xem là bán nước, nhưng bây giờ được đánh giá khác: Mạc Đăng Dung, người sáng lập nhà Mạc và qua đời năm 1541.

Trước đây, rất nhiều tài liệu của Việt Nam tố cáo Mạc Đăng Dung đã run sợ trước quân Minh nên năm 1540, đã dâng 6 động đất biên giới để làm quà biếu.

Sử gia Phan Huy Chú (1782–1840) lên án: “Họ Mạc cướp ngôi nhà Lê cũng cắt đất Yên Quảng cho nhà Minh, cái thuật bán nước của lũ gian thần trước sau như một.”

Nhưng hiện nay ở Việt Nam nhiều nơi đã lấy tên Mạc Thái Tổ để đặt tên đường.

Đó là vì quan điểm sử học chính thống đã thay đổi.

Năm 2015, PGS.TS Đinh Quang Hải - Viện trưởng Viện Sử học nói giới nghiên cứu lịch sử đã có những nhận thức, đánh giá vương triều Mạc công bằng hơn, khách quan hơn.

Sử gia Phan Huy Lê là một trong những người vận động để minh định lại vai trò của Nhà Mạc và cá nhân Thái tổ Mạc Đăng Dung trong lịch sử.

Tiến sĩ Đinh Khắc Thuân, Viện nghiên cứu Hán Nôm, khẳng định: “ Mạc Đăng Dung không hề cắt đất cho nhà Minh.”

“Sự thực bốn động Tư Lẫm, Cổ Sâm, Liễu Cát, Kim Lặc thuộc hai đô (tức hai tổng Như Tích và Chiêm Lãng mà các động trưởng Hoàng Kim Quảng, Hoàng Khoan, Hoàng Tử Kiều và Hoàng Kiện từng về với nhà Lê sau chiến thắng chống ngoại xâm của Lê Lợi (1427) và sau đó con cháu họ đã nhập vào sổ quan nhà Minh sau khi nhà Mạc thay thế nhà Lê (1527). Có nghĩa là nhà Mạc chưa kịp nắm các động trưởng này thì họ đã bỏ theo nhà Minh rồi.”

Năm 2015, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết cho phép đặt tên đường Mạc Thái Tổ.

Mạc Đăng Dung cũng đã được đặt tên đường ở Quảng Ngãi, An Giang, Quảng Bình, TPHCM, Hải Phòng…

Nguồn BBC
,

No comments:

Post a Comment