Mới đây, một tác giả người Trung Quốc có tên Trương Gia Tuệ đã khiến nhiều người bất ngờ khi đăng tải nội dung bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển Đông của chính lãnh đạo đất nước mình. Thậm chí vị này còn cho rằng sự xuất hiện của “đường lưỡi bò” chính là nguyên nhân khiến Trung Quốc đang rất bị động.
Theo tác giả Trương Gia Tuệ “đường lười bò” bao gồm 9 đoạn hay 11 đoạn phi lý của Trung Quốc là do một đại tá quân đội Quốc Dân Đảng vẽ ra. Nguồn gốc của “đường lưỡi bò” bị giấu kín như bưng, ngày nay không nhiều người Trung Quốc biết sự thật rằng nó không phải do Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoạch định mà là do Chính phủ Dân Quốc (Quốc Dân Đảng) năm xưa vạch ra. Hơn nữa, “đường lưỡi bò” này cũng không phải là do Bộ Ngoại giao của Chính phủ ấy chủ trì hoạch định, mà chỉ là lấy danh nghĩa Bộ Nội chính phát hành tấm bản đồ này. Người vạch ra nó là một sĩ quan hải quân có thân phận đặc biệt, nguyên sĩ quan hải quân trong sứ quán Trung Hoa Dân Quốc tại Mỹ, năm 1946 làm sĩ quan chỉ huy Hạm đội Tiền tiến đi biển Đông làm nhiệm vụ. Thế mới lòi ra cái đuôi, không hề có cơ sở nào để xác định tính pháp lý của “đường lưỡi bò”, nó đơn giản chỉ do một người thích và tự vẽ ra.
Được biết, năm 1947, dựa vào các tài liệu do Hạm đội Tiền tiến trình báo, Bộ Nội chính của Chính phủ Dân Quốc công bố bảng đối chiếu tên cũ-mới của các đảo trên biển Đông. Cùng năm đó xuất bản tấm “Bản đồ sơ lược vị trí các đảo ở biển Đông”, trong đó ngang nhiên ghi tên một số đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam lại thuộc lãnh thổ Trung Hoa Dân quốc. Vô lý hơn nữa là việc họ tự vẽ nên đường biên giới quốc gia có 11 nét đứt rời xung quanh các đảo ở biển Đông, cũng tức là “đường 11 đoạn”. Không dừng lại ở đó, ông Trương Gia Tuệ còn chia sẻ, năm 1948 còn xuất bản tâm “Bản đồ Khu vực hành chính Trung Hoa Dân quốc” kèm theo “Bản đồ vị trí các đảo ở biển Đông” do Phó Giác Kim phụ trách Vụ Phương vực Bộ Nội chính chủ biên, trở thành bản đồ chính thức sớm nhất công khai vẽ “đường lưỡi bò 11 đoạn” phi lý ngày nay.
Nhớ lại lịch sử, tác giả người Trung Quốc đã nhắc lại sự kiện ngày 21/4/1949, khi Quân Giải phóng Trung Quốc vượt Trường Giang tiến xuống phía Nam đến tận Nam Kinh, thủ đô Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Lúc bấy giờ, Chính phủ của Tưởng Giới Thạch tan rã nhưng “đường lưỡi bò 11 đoạn” cũng không vì thế mà biến mất. Ở đây có một nguyên nhân là trước đó không lâu. Lâm Tôn, người vạch đường biên một cách vô lý ở biển Đông đã khởi nghĩa chống lại Tưởng Giới Thạch, gia nhập hàng ngũ Quân Giải phóng. Sau đó Lâm Tôn liên tiếp được cử làm Phó Tư lệnh Hải quân Hoa Đông rồi Phó Tư lệnh Hải quân của Quân Giải phóng Trung Quốc. “Đường lưỡi bò 11 đoạn” năm nào ra đời cùng với Lâm Tôn và các tài liệu do ông cung cấp đã lọt vào tầm mắt của giới lãnh đạo Trung Quốc. Vì thế trong các bản đồ do nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xuất bản đã nhanh chóng xuất hiện “đường 9 đoạn” được sửa chữa một chút từ “đường 11 đoạn”.
“Đường lưỡi bò 9 đoạn” chưa bao giờ là đường biên giới quốc gia!
Trước hết, đường biên giới quốc gia tất nhiên phải là đường nét liền, đây là một nguyên tắc chuẩn cơ bản và thông dụng trên toàn thế giới. Thế nhưng, “đường lưỡi bò” đã chia thành 9 đoạn thì lẽ tự nhiên là một đường đứt rời. Điều đó về cơ bản đã loại trừ khả năng “đường lưỡi bò 9 đoạn” trở thành đường biên giới quốc gia. Nói cách khác, “đường lưỡi bò” cùng lắm chỉ có thể dùng làm một “đường chủ trương” thể hiện tham vọng bành trướng, độc chiếm biển Đông một cách duy ý chí của chính quyền Trung Quốc ngày nay; chủ trương gom tất cả vùng biển và các đảo ở trong cái đường đứt nét đó đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, “đường lưỡi bò” xưa nay chưa bao giờ và cũng không thể là một đường thực tế được hoạch định. Bởi vậy không thể vì sự tồn tại của “đường lưỡi bò” có 9 đoạn đứt gãy này mà nói các đảo và vùng biển bên trong đường đó thuộc lãnh thổ của Trung Quốc và càng không thể yêu cầu các quốc gia khác tôn trọng “đường biên giới quốc gia” căn bản không tồn tại này.
Có lẽ biết được điểm yếu về tính pháp lý này mà trong vụ kiện với Philippines, chính quyền Bắc Kinh đã áp dụng chính sách “ba không”: Không tham gia (quá trình phân xử), không thừa nhận (tính hợp pháp của tòa) và không tuân thủ (phán quyết). Tuy nhiên, từ sau phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế, Trung Quốc đã âm thầm điều chỉnh các căn cứ pháp lý bằng việc liên tục đưa ra các tài liệu đối với tấm bản đồ có “đường lưỡi bò 9 đoạn” liền mạch để củng cố cho luận điệu chủ quyền biển Đông phi lý của mình.
Việc giải thích “đường lưỡi bò 9 đoạn” là “đường biên giới quốc gia” là đi ngược lại Công ước về Luật biển quốc tế. Trong thực tiễn thi hành Luật biển quốc tế bao năm qua, có một lý luận và nguyên tắc cơ bản nhất là “đất thống trị biển”, cũng tức là nói chủ trương lãnh thổ đối với biển của quốc gia ven biển ắt phải dựa trên cơ sở chủ quyền lục địa và lấy đường cơ sở lãnh hải làm đường khởi đầu, từ đó hướng ra ngoài để hoạch định lãnh hải của mình.
Công ước Lãnh hải, vùng tiếp giáp năm 1958 và Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 đã quy định rõ các nguyên tắc chuẩn cơ bản “lấy chủ quyền đất liền để quyết định chủ quyền biển” và “Lãnh hải mở rộng 12 hải lý”. Trong khi, từ trước đến nay, quốc tế chỉ công nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở phía Nam chỉ đến đảo Hải Nam, thậm chí trong chính các tấm bản đồ cổ của đất nước làng giềng thâm hiểm này hay bản đồ cổ phương Tây đều thể hiện rõ lãnh thổ đất liền của họ chỉ tới đảo Hải Nam. Vậy thì Trung Quốc lấy cơ sở gì mà tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (nằm mãi ở vùng biển miền Trung Việt Nam) lại thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ? Trung Quốc có quyền gì mà cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa và xâm phạm trái phép vùng biển của Việt Nam?
Trung Quốc là nước ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, vì vậy bản thân việc ngoan cố theo đuổi “đường lưỡi bò 9 đoạn” là đã tự mâu thuẫn về pháp lý. Hơn nữa, nhiều năm nay ngoài việc lãnh đạo nước này tuyên bố “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi về đảo …” thì các thế hệ Chính phủ Trung Quốc đều chưa hề dùng hành vi được Luật biển quốc tế tán thành để hành xử quyền lãnh hải, quyền lãnh thổ và quyền quản trị hành chính đối với quần đảo Trường Sa hay các vùng biển lân cận. Bởi vậy “đường lưỡi bò 9 đoạn” xét về pháp lý thì không chịu nổi một đòn phản biện của chính người dân Trung Quốc chứ đừng nói là của người dân Việt Nam hay trên thế giới. Nói thẳng ra cái đường vô lý ấy đã trở thành một trò cười trong thực tế vận hành Luật biển quốc tế.
Đặng Trường
Chính trị
,
Tin quốc tế
,
Tin trong nước
Theo tác giả Trương Gia Tuệ “đường lười bò” bao gồm 9 đoạn hay 11 đoạn phi lý của Trung Quốc là do một đại tá quân đội Quốc Dân Đảng vẽ ra. Nguồn gốc của “đường lưỡi bò” bị giấu kín như bưng, ngày nay không nhiều người Trung Quốc biết sự thật rằng nó không phải do Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoạch định mà là do Chính phủ Dân Quốc (Quốc Dân Đảng) năm xưa vạch ra. Hơn nữa, “đường lưỡi bò” này cũng không phải là do Bộ Ngoại giao của Chính phủ ấy chủ trì hoạch định, mà chỉ là lấy danh nghĩa Bộ Nội chính phát hành tấm bản đồ này. Người vạch ra nó là một sĩ quan hải quân có thân phận đặc biệt, nguyên sĩ quan hải quân trong sứ quán Trung Hoa Dân Quốc tại Mỹ, năm 1946 làm sĩ quan chỉ huy Hạm đội Tiền tiến đi biển Đông làm nhiệm vụ. Thế mới lòi ra cái đuôi, không hề có cơ sở nào để xác định tính pháp lý của “đường lưỡi bò”, nó đơn giản chỉ do một người thích và tự vẽ ra.
Được biết, năm 1947, dựa vào các tài liệu do Hạm đội Tiền tiến trình báo, Bộ Nội chính của Chính phủ Dân Quốc công bố bảng đối chiếu tên cũ-mới của các đảo trên biển Đông. Cùng năm đó xuất bản tấm “Bản đồ sơ lược vị trí các đảo ở biển Đông”, trong đó ngang nhiên ghi tên một số đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam lại thuộc lãnh thổ Trung Hoa Dân quốc. Vô lý hơn nữa là việc họ tự vẽ nên đường biên giới quốc gia có 11 nét đứt rời xung quanh các đảo ở biển Đông, cũng tức là “đường 11 đoạn”. Không dừng lại ở đó, ông Trương Gia Tuệ còn chia sẻ, năm 1948 còn xuất bản tâm “Bản đồ Khu vực hành chính Trung Hoa Dân quốc” kèm theo “Bản đồ vị trí các đảo ở biển Đông” do Phó Giác Kim phụ trách Vụ Phương vực Bộ Nội chính chủ biên, trở thành bản đồ chính thức sớm nhất công khai vẽ “đường lưỡi bò 11 đoạn” phi lý ngày nay.
Nhớ lại lịch sử, tác giả người Trung Quốc đã nhắc lại sự kiện ngày 21/4/1949, khi Quân Giải phóng Trung Quốc vượt Trường Giang tiến xuống phía Nam đến tận Nam Kinh, thủ đô Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Lúc bấy giờ, Chính phủ của Tưởng Giới Thạch tan rã nhưng “đường lưỡi bò 11 đoạn” cũng không vì thế mà biến mất. Ở đây có một nguyên nhân là trước đó không lâu. Lâm Tôn, người vạch đường biên một cách vô lý ở biển Đông đã khởi nghĩa chống lại Tưởng Giới Thạch, gia nhập hàng ngũ Quân Giải phóng. Sau đó Lâm Tôn liên tiếp được cử làm Phó Tư lệnh Hải quân Hoa Đông rồi Phó Tư lệnh Hải quân của Quân Giải phóng Trung Quốc. “Đường lưỡi bò 11 đoạn” năm nào ra đời cùng với Lâm Tôn và các tài liệu do ông cung cấp đã lọt vào tầm mắt của giới lãnh đạo Trung Quốc. Vì thế trong các bản đồ do nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xuất bản đã nhanh chóng xuất hiện “đường 9 đoạn” được sửa chữa một chút từ “đường 11 đoạn”.
“Đường lưỡi bò 9 đoạn” chưa bao giờ là đường biên giới quốc gia!
Trước hết, đường biên giới quốc gia tất nhiên phải là đường nét liền, đây là một nguyên tắc chuẩn cơ bản và thông dụng trên toàn thế giới. Thế nhưng, “đường lưỡi bò” đã chia thành 9 đoạn thì lẽ tự nhiên là một đường đứt rời. Điều đó về cơ bản đã loại trừ khả năng “đường lưỡi bò 9 đoạn” trở thành đường biên giới quốc gia. Nói cách khác, “đường lưỡi bò” cùng lắm chỉ có thể dùng làm một “đường chủ trương” thể hiện tham vọng bành trướng, độc chiếm biển Đông một cách duy ý chí của chính quyền Trung Quốc ngày nay; chủ trương gom tất cả vùng biển và các đảo ở trong cái đường đứt nét đó đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, “đường lưỡi bò” xưa nay chưa bao giờ và cũng không thể là một đường thực tế được hoạch định. Bởi vậy không thể vì sự tồn tại của “đường lưỡi bò” có 9 đoạn đứt gãy này mà nói các đảo và vùng biển bên trong đường đó thuộc lãnh thổ của Trung Quốc và càng không thể yêu cầu các quốc gia khác tôn trọng “đường biên giới quốc gia” căn bản không tồn tại này.
Có lẽ biết được điểm yếu về tính pháp lý này mà trong vụ kiện với Philippines, chính quyền Bắc Kinh đã áp dụng chính sách “ba không”: Không tham gia (quá trình phân xử), không thừa nhận (tính hợp pháp của tòa) và không tuân thủ (phán quyết). Tuy nhiên, từ sau phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế, Trung Quốc đã âm thầm điều chỉnh các căn cứ pháp lý bằng việc liên tục đưa ra các tài liệu đối với tấm bản đồ có “đường lưỡi bò 9 đoạn” liền mạch để củng cố cho luận điệu chủ quyền biển Đông phi lý của mình.
Việc giải thích “đường lưỡi bò 9 đoạn” là “đường biên giới quốc gia” là đi ngược lại Công ước về Luật biển quốc tế. Trong thực tiễn thi hành Luật biển quốc tế bao năm qua, có một lý luận và nguyên tắc cơ bản nhất là “đất thống trị biển”, cũng tức là nói chủ trương lãnh thổ đối với biển của quốc gia ven biển ắt phải dựa trên cơ sở chủ quyền lục địa và lấy đường cơ sở lãnh hải làm đường khởi đầu, từ đó hướng ra ngoài để hoạch định lãnh hải của mình.
Công ước Lãnh hải, vùng tiếp giáp năm 1958 và Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 đã quy định rõ các nguyên tắc chuẩn cơ bản “lấy chủ quyền đất liền để quyết định chủ quyền biển” và “Lãnh hải mở rộng 12 hải lý”. Trong khi, từ trước đến nay, quốc tế chỉ công nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở phía Nam chỉ đến đảo Hải Nam, thậm chí trong chính các tấm bản đồ cổ của đất nước làng giềng thâm hiểm này hay bản đồ cổ phương Tây đều thể hiện rõ lãnh thổ đất liền của họ chỉ tới đảo Hải Nam. Vậy thì Trung Quốc lấy cơ sở gì mà tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (nằm mãi ở vùng biển miền Trung Việt Nam) lại thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ? Trung Quốc có quyền gì mà cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa và xâm phạm trái phép vùng biển của Việt Nam?
Trung Quốc là nước ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, vì vậy bản thân việc ngoan cố theo đuổi “đường lưỡi bò 9 đoạn” là đã tự mâu thuẫn về pháp lý. Hơn nữa, nhiều năm nay ngoài việc lãnh đạo nước này tuyên bố “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi về đảo …” thì các thế hệ Chính phủ Trung Quốc đều chưa hề dùng hành vi được Luật biển quốc tế tán thành để hành xử quyền lãnh hải, quyền lãnh thổ và quyền quản trị hành chính đối với quần đảo Trường Sa hay các vùng biển lân cận. Bởi vậy “đường lưỡi bò 9 đoạn” xét về pháp lý thì không chịu nổi một đòn phản biện của chính người dân Trung Quốc chứ đừng nói là của người dân Việt Nam hay trên thế giới. Nói thẳng ra cái đường vô lý ấy đã trở thành một trò cười trong thực tế vận hành Luật biển quốc tế.
Đặng Trường
No comments:
Post a Comment