Việc nhật báo tiếng Anh China Daily của Trung Quốc giới thiệu chùm ảnh về các trang phục, trong đó có áo dài, và gọi đây là thời trang 'phong cách Trung Quốc' không chỉ khiến dư luận Việt Nam mà cả giới nghiên cứu cũng thấy bất ổn.
Ông Phạm Sanh Châu trình quốc thư lên Tổng thống Nepal (bà Bidhya Devi Bhandari) trong trang phục áo dài truyền thống
“Có ý đồ chính trị”
Chùm ảnh trên được tờ China Daily đăng tải từ năm 2018 về bộ sưu tập của Hổ Đông Bắc (Ne - Tiger) tại Tuần lễ Thời trang xuân hè 2019 ở Bắc Kinh, nhưng gần đây cư dân mạng Việt Nam mới phát hiện và không khỏi bức xúc.
Liên quan vụ việc, ông Âu Việt Hưng, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VH-TT-DL) cho biết đã xem những trang phục trong bộ sưu tập trên. “Khi nhìn thấy những bộ trang phục, cảm giác của tôi đó chính là áo dài Việt Nam. Kiểu như người Việt Nam xây biệt thự Pháp thì nó vẫn là biệt thự Pháp, tuy có kiểu của Việt Nam”, và theo ông Hưng: “Cái giao thoa văn hóa bắt buộc phải có. Áo dài Việt Nam nổi tiếng quá, người ta bắt chước thì mình phải vui chứ”.
"Cái giao thoa văn hóa bắt buộc phải có. Áo dài Việt Nam nổi tiếng quá, người ta bắt chước thì mình phải vui chứ" Ông Âu Việt Hưng (Cục Hợp tác quốc tế, Bộ VH-TT-DL)
Cũng theo thông tin mà ông Hưng đọc được bằng tiếng Trung trên trang Sohu, thương hiệu Hổ Đông Bắc (Ne - Tiger) này đã “lái thuyền” vào sàn diễn thời trang. Họ dùng nguyên mẫu tàu Trịnh Hòa của triều đại nhà Minh thể hiện phong cách và văn hóa khác nhau của những quốc gia men theo Con đường tơ lụa trên biển 613 năm trước. Về thiết kế, Hổ Đông Bắc giữ nguyên lễ phục thời nhà Minh, sườn xám thời nhà Thanh kết hợp với quần, áo, mũ và các phụ kiện phổ biến khác, đồng thời tham khảo màu sắc trang phục của các nước Đông Nam Á. Đội ngũ thiết kế của họ đã dành hơn 1 tháng để lấy tư liệu tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, VN, Brunei, Lào, Campuchia... Toàn bộ thiết kế này có chủ đề Một vành đai.
Tuy nhiên, so sánh với những gì trang China Daily về áo dài trong bộ sưu tập trên kèm theo phần chú thích là những thiết kế có phong cách Trung Hoa (Chinese style), nhà nghiên cứu trang phục Trịnh Bách đánh giá: “Có ảnh áo dài như vậy rồi nói Chinese style là hoàn toàn không ổn. Nó giống như việc một tờ báo đối ngoại của Việt Nam đăng một cái ảnh sườn xám rồi gọi đó là Vietnamese Style thì rất tức cười. Nói Chinese style là vơ vào và hoàn toàn không có ý tốt gì ở đấy cả. Nghĩa là họ muốn cái gì của Việt Nam cũng là của họ. Rõ ràng bài báo đó không ổn!”.
Cũng theo ông Bách: “Nó không phải câu chuyện văn hóa nữa, mà có thể thấy ý đồ chính trị. Nó cũng giống như bao nhiêu chuyện dựng đứng khác, như đường lưỡi bò. Nó cho thấy ý đồ tham lam, muốn vơ tất cả của mình. Trong khi đó, từ điển thế giới đã ghi nhận từ “ao dai” và giải thích nó là áo Việt Nam”.
Đẩy mạnh quảng bá biểu tượng
"Nó không phải câu chuyện văn hóa nữa, mà có thể thấy ý đồ chính trị. Nó cũng giống như bao nhiêu chuyện dựng đứng khác, như đường lưỡi bò" Ông Trịnh Bách (nhà nghiên cứu trang phục)
Theo Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm (Bộ VH-TT-DL), tiền thân áo dài được gọi là áo ngũ thân cổ đứng. Loại áo này nữ và nam may khá giống nhau, chỉ khác nhau vài đặc điểm, như nữ cổ áo thấp hơn nam, ống tay nữ hẹp hơn ống tay nam...
Áo ngũ thân được định hình từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765). Tới năm 1836 - 1837, vua Minh Mạng sau chuyến tuần du ra Bắc Hà, tận mắt nhìn thấy người dân Bắc vẫn giữ kiểu ăn mặc cũ (tức vẫn mặc áo tứ thân) đã quyết định tiến hành cải cách trang phục triệt để. Từ đó áo dài được phổ biến rộng trong cả nước. Sau này, trong những năm đầu thập niên 1930, họa sĩ Cát Tường là người khởi xướng cho phong trào cách tân áo dài truyền thống. Áo gọn hơn chứ không che kín thân kín đáo như trước. Ông cũng thêm yếu tố tạo hình mới vào áo dài như vai bồng, áo có cổ lá sen, tà áo hẹp hơn…
Cho dù hình ảnh áo dài rất quen thuộc, gắn liền với Việt Nam, song cho tới nay áo dài vẫn chưa có “danh phận” trên các văn bản hành chính. Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm, cho biết: “Việc chọn một bộ lễ phục là câu chuyện vòng đi vòng lại mấy lần rồi. Năm 1990, đề án Quốc phục muốn tìm ra bộ trang phục mặc phổ biến trong công chức, nhà nước, năm 2013, 2014, đề án Quốc phục chuyển thành đề án Lễ phục nhà nước, nghĩa là xây dựng bộ trang phục sử dụng trong các nghi lễ nhà nước và ngoại giao. Tuy nhiên, chỉ có ý kiến lấy áo dài nữ làm lễ phục cho nữ là tập trung. Còn phía nam, tranh cãi dùng comple hay áo dài vẫn tranh cãi không hồi kết”.
Ông Thành cho rằng việc chưa có được lễ phục cũng khiến áo dài mất đi nhiều cơ hội quảng bá trên trường quốc tế. Mặc dù vậy, việc chọn áo dài thành lễ phục một cách chính thức cũng còn vướng mắc. “Cái khó nhất là hiện tại theo quy định thẩm quyền ký công nhận các biểu tượng văn hóa như quốc hoa, quốc phục, lễ phục thì ai là người có thẩm quyền ký. Thủ tướng bảo không có quyền, Quốc hội bảo cũng không thấy quy định trong Hiến pháp. Chưa ai được giao thẩm quyền đó”, ông Thành nói.
Trong thời gian chờ đợi “chính thức hóa” áo dài thành lễ phục, ngoài Lễ hội Áo dài ở TP.HCM và các festival văn hóa tôn vinh áo dài, nhiều nhóm yêu áo dài và di sản cũng đã thường xuyên có những “chiến dịch” cổ động áo dài. Chẳng hạn, nhóm Đình làng Việt thường xuyên mặc áo dài nam -nữ xuống phố để mọi người thấy vẻ đẹp của trang phục này mà mặc theo.
Ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Nepal, Ấn Độ và Bhutan, cũng đã mặc áo dài khi trình quốc thư lên tổng thống Nepal. “Tôi nghĩ chúng ta quảng bá áo dài mạnh lên cũng sẽ khiến không ai “vơ vào” được”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình, sáng lập viên nhóm Đình làng Việt, chia sẻ.
(Theo Thanh Niên)
Chính trị
,
Thời tiết
,
Văn hóa
Ông Phạm Sanh Châu trình quốc thư lên Tổng thống Nepal (bà Bidhya Devi Bhandari) trong trang phục áo dài truyền thống
“Có ý đồ chính trị”
Chùm ảnh trên được tờ China Daily đăng tải từ năm 2018 về bộ sưu tập của Hổ Đông Bắc (Ne - Tiger) tại Tuần lễ Thời trang xuân hè 2019 ở Bắc Kinh, nhưng gần đây cư dân mạng Việt Nam mới phát hiện và không khỏi bức xúc.
Liên quan vụ việc, ông Âu Việt Hưng, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VH-TT-DL) cho biết đã xem những trang phục trong bộ sưu tập trên. “Khi nhìn thấy những bộ trang phục, cảm giác của tôi đó chính là áo dài Việt Nam. Kiểu như người Việt Nam xây biệt thự Pháp thì nó vẫn là biệt thự Pháp, tuy có kiểu của Việt Nam”, và theo ông Hưng: “Cái giao thoa văn hóa bắt buộc phải có. Áo dài Việt Nam nổi tiếng quá, người ta bắt chước thì mình phải vui chứ”.
"Cái giao thoa văn hóa bắt buộc phải có. Áo dài Việt Nam nổi tiếng quá, người ta bắt chước thì mình phải vui chứ" Ông Âu Việt Hưng (Cục Hợp tác quốc tế, Bộ VH-TT-DL)
Cũng theo thông tin mà ông Hưng đọc được bằng tiếng Trung trên trang Sohu, thương hiệu Hổ Đông Bắc (Ne - Tiger) này đã “lái thuyền” vào sàn diễn thời trang. Họ dùng nguyên mẫu tàu Trịnh Hòa của triều đại nhà Minh thể hiện phong cách và văn hóa khác nhau của những quốc gia men theo Con đường tơ lụa trên biển 613 năm trước. Về thiết kế, Hổ Đông Bắc giữ nguyên lễ phục thời nhà Minh, sườn xám thời nhà Thanh kết hợp với quần, áo, mũ và các phụ kiện phổ biến khác, đồng thời tham khảo màu sắc trang phục của các nước Đông Nam Á. Đội ngũ thiết kế của họ đã dành hơn 1 tháng để lấy tư liệu tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, VN, Brunei, Lào, Campuchia... Toàn bộ thiết kế này có chủ đề Một vành đai.
Tuy nhiên, so sánh với những gì trang China Daily về áo dài trong bộ sưu tập trên kèm theo phần chú thích là những thiết kế có phong cách Trung Hoa (Chinese style), nhà nghiên cứu trang phục Trịnh Bách đánh giá: “Có ảnh áo dài như vậy rồi nói Chinese style là hoàn toàn không ổn. Nó giống như việc một tờ báo đối ngoại của Việt Nam đăng một cái ảnh sườn xám rồi gọi đó là Vietnamese Style thì rất tức cười. Nói Chinese style là vơ vào và hoàn toàn không có ý tốt gì ở đấy cả. Nghĩa là họ muốn cái gì của Việt Nam cũng là của họ. Rõ ràng bài báo đó không ổn!”.
Cũng theo ông Bách: “Nó không phải câu chuyện văn hóa nữa, mà có thể thấy ý đồ chính trị. Nó cũng giống như bao nhiêu chuyện dựng đứng khác, như đường lưỡi bò. Nó cho thấy ý đồ tham lam, muốn vơ tất cả của mình. Trong khi đó, từ điển thế giới đã ghi nhận từ “ao dai” và giải thích nó là áo Việt Nam”.
Đẩy mạnh quảng bá biểu tượng
"Nó không phải câu chuyện văn hóa nữa, mà có thể thấy ý đồ chính trị. Nó cũng giống như bao nhiêu chuyện dựng đứng khác, như đường lưỡi bò" Ông Trịnh Bách (nhà nghiên cứu trang phục)
Theo Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm (Bộ VH-TT-DL), tiền thân áo dài được gọi là áo ngũ thân cổ đứng. Loại áo này nữ và nam may khá giống nhau, chỉ khác nhau vài đặc điểm, như nữ cổ áo thấp hơn nam, ống tay nữ hẹp hơn ống tay nam...
Áo ngũ thân được định hình từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765). Tới năm 1836 - 1837, vua Minh Mạng sau chuyến tuần du ra Bắc Hà, tận mắt nhìn thấy người dân Bắc vẫn giữ kiểu ăn mặc cũ (tức vẫn mặc áo tứ thân) đã quyết định tiến hành cải cách trang phục triệt để. Từ đó áo dài được phổ biến rộng trong cả nước. Sau này, trong những năm đầu thập niên 1930, họa sĩ Cát Tường là người khởi xướng cho phong trào cách tân áo dài truyền thống. Áo gọn hơn chứ không che kín thân kín đáo như trước. Ông cũng thêm yếu tố tạo hình mới vào áo dài như vai bồng, áo có cổ lá sen, tà áo hẹp hơn…
Cho dù hình ảnh áo dài rất quen thuộc, gắn liền với Việt Nam, song cho tới nay áo dài vẫn chưa có “danh phận” trên các văn bản hành chính. Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm, cho biết: “Việc chọn một bộ lễ phục là câu chuyện vòng đi vòng lại mấy lần rồi. Năm 1990, đề án Quốc phục muốn tìm ra bộ trang phục mặc phổ biến trong công chức, nhà nước, năm 2013, 2014, đề án Quốc phục chuyển thành đề án Lễ phục nhà nước, nghĩa là xây dựng bộ trang phục sử dụng trong các nghi lễ nhà nước và ngoại giao. Tuy nhiên, chỉ có ý kiến lấy áo dài nữ làm lễ phục cho nữ là tập trung. Còn phía nam, tranh cãi dùng comple hay áo dài vẫn tranh cãi không hồi kết”.
Ông Thành cho rằng việc chưa có được lễ phục cũng khiến áo dài mất đi nhiều cơ hội quảng bá trên trường quốc tế. Mặc dù vậy, việc chọn áo dài thành lễ phục một cách chính thức cũng còn vướng mắc. “Cái khó nhất là hiện tại theo quy định thẩm quyền ký công nhận các biểu tượng văn hóa như quốc hoa, quốc phục, lễ phục thì ai là người có thẩm quyền ký. Thủ tướng bảo không có quyền, Quốc hội bảo cũng không thấy quy định trong Hiến pháp. Chưa ai được giao thẩm quyền đó”, ông Thành nói.
Trong thời gian chờ đợi “chính thức hóa” áo dài thành lễ phục, ngoài Lễ hội Áo dài ở TP.HCM và các festival văn hóa tôn vinh áo dài, nhiều nhóm yêu áo dài và di sản cũng đã thường xuyên có những “chiến dịch” cổ động áo dài. Chẳng hạn, nhóm Đình làng Việt thường xuyên mặc áo dài nam -nữ xuống phố để mọi người thấy vẻ đẹp của trang phục này mà mặc theo.
Ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Nepal, Ấn Độ và Bhutan, cũng đã mặc áo dài khi trình quốc thư lên tổng thống Nepal. “Tôi nghĩ chúng ta quảng bá áo dài mạnh lên cũng sẽ khiến không ai “vơ vào” được”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình, sáng lập viên nhóm Đình làng Việt, chia sẻ.
(Theo Thanh Niên)
No comments:
Post a Comment