Đề xuất trên rất thiếu trách nhiệm, không căn cơ, tạo ra những tiền lệ xấu kiểu “việc ai biết người đó còn hậu quả dân tự gánh.
Ngày 14/11, trong buổi giám sát về công tác giảm ngập nước trên địa bàn TP, đoàn giám sát HĐND TP.HCM đã chất vấn chủ đầu tư về hệ quả khi cải tạo nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh 1,2m sẽ biến nhà dân thành hầm.
Ông Nguyễn Minh Nhựt – Đại biểu HĐND thành phố cho biết, tại buổi làm việc Ban quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (chủ đầu tư dự án này) có trình bày chỉ khôi phục thiết kế của đường Nguyễn Hữu Cảnh năm 1997, trong đó sẽ có cân nhắc việc hài hòa cao độ đường với cao độ nhà dân.
Vẫn theo ông Nhựt, BQL giải thích đã tiến hành lấy ý kiến của người dân để hoàn thiện đề án.
Có siêu máy bơm đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn ngập.
“Họ báo cáo hầu hết người dân khi làm việc đều đồng thuận với phương án họ đưa ra, còn cụ thể chúng tôi chưa được tiếp cận”, ông Nhựt nói.
Tuy nhiên, khi trao đổi với báo Đất Việt các chuyên gia, KTS của TP.HCM lại không đồng thuận với phương án nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh.
TS Hồ Long Phi, Nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (WACC) gọi đó là dự án “vô trách nhiệm”.
Ông Phi giải thích, dự án nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh dự kiến chia làm 2 phần, gồm đoạn đường từ giao lộ với đường Tôn Đức Thắng đến cầu Thủ Thiêm chỉ tổ chức tách bóc mặt đường, trải nhựa và chỉnh trang vỉa hè. Phần đường từ cầu Thủ Thiêm đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh lún nặng phải xử lý nền đường và thay mới hệ thống thoát nước bị đứt gãy.
Nếu theo phương án này, sau khi dự án hoàn thành sẽ có 63 hộ dân có nhà thấp hơn đường 15cm, 68 hộ dân có nhà thấp hơn mặt đường từ 30-50cm.
Dự án này mà được thực hiện chắc chắn hàng trăm hộ dân sẽ bị chìm trong ngập.
“Chưa nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh dân đã khổ sở vì ngập lụt, nếu nâng cốt đường mà không có giải pháp thoát nước sẽ biến nhà thành hầm, nước từ các hẻm chảy ngược vào nhà dân gây ngập lụt nghiêm trọng”, TS Hồ Long Phi nói.
Vị chuyên gia cho rằng, đây là giải pháp không chấp nhận được, đề án chỉ nghĩ tới lợi ích của nhà đầu tư mà không tính toán cho lợi ích của người dân.
“Không thể nghĩ chỉ cần làm xong phần việc của mình còn việc của người khác phải tự lo.
Ở đây, BQL dự án mới đang tính làm xong đường, còn chống ngập là việc của người khác lo chứ không phải mình nên mới đề xuất như vậy. Đề xuất trên rất thiếu trách nhiệm, không căn cơ, tạo ra những tiền lệ xấu kiểu “việc ai biết người đó còn hậu quả dân tự gánh””, TS Hồ Long Phi nói.
Theo vị chuyên gia, việc làm đường và chống ngập phải được đặt trong một giải pháp căn cơ, nằm trong chủ trương chung của thành phố. HĐND TP.HCM phải có quan điểm về việc này.
“Tại sao lại có một dự án như vậy mà HĐND, UBND thành phố không có ý kiến gì? Vì sao một dự án không vì lợi ích của người dân vẫn được phê duyệt để rồi khi thực hiện thì gây ra tranh cãi? Tôi cho rằng, HĐND, UBND thành phố phải có quan điểm rõ ràng về dự án này”, TS Hồ Phi Long nói thêm.
Tương tự, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cũng khẳng định, chắc chắn một bộ phận người dân, những người ở hai bên mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh có nhà cửa bị tụt xuống khi nâng đường lên. Như vậy, những người sinh sống ở trong hẻm, đặc biệt là những con hẻm đang thấp hơn mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh không phải là người hưởng lợi từ việc nâng đường.
“Một dự án không vì lợi ích của dân rất khó nhận được sự đồng thuận”, PGS Nguyễn Lê Ninh nêu quan điểm.
TS.KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM cũng khẳng định đồng tình với những nhận định trên. Ông cho rằng, nếu nâng mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh lên, nước chắc chắn sẽ đổ vào nhà dân, gây khó khăn cho sinh hoạt của họ bởi nhà cửa ở đây đã xây dựng ổn định.
Đáng lưu ý, ông Cương lấy làm lạ vì quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước của TP.HCM đã có phương án đắp đê, giờ không hiểu sao lại làm cục bộ ở đường Nguyễn Hữu Cảnh?
“Đã đắp đê rồi thì không nâng đường nữa, cần phải làm rõ điểm này. Hơn nữa phải xem toàn bộ khu vực thế nào, đường sá ra sao…”, KTS Võ Kim Cương nói.
Nhìn rộng hơn, vị KTS cho rằng công tác chống ngập tại TP.HCM vừa rồi có rất nhiều chuyện kỳ lạ mà ông cũng không hiểu hết. Điểm kỳ lạ theo ông là TP đã có một đề án quy hoạch chống ngập tổng thể rồi nhưng vẫn có những dự án lẻ kiểu như máy bơm chống ngập hay nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Theo ông, “chống ngập phải có hệ thống, phải nằm trong cả một giải pháp tổng, không thể có quy hoạch tổng thể nhưng vẫn có những dự án riêng lẻ để tiêu tiền”, KTS Võ Kim Cương nhận định.
Ông nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là giữa các phương án là phải có sự kết nối với nhau. Giải pháp thoát nước với chống ngập về tổng thể chính là một, mới có thể điều chỉnh được.
Thái Bình/Đất Việt
Chính trị
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Ngày 14/11, trong buổi giám sát về công tác giảm ngập nước trên địa bàn TP, đoàn giám sát HĐND TP.HCM đã chất vấn chủ đầu tư về hệ quả khi cải tạo nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh 1,2m sẽ biến nhà dân thành hầm.
Ông Nguyễn Minh Nhựt – Đại biểu HĐND thành phố cho biết, tại buổi làm việc Ban quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (chủ đầu tư dự án này) có trình bày chỉ khôi phục thiết kế của đường Nguyễn Hữu Cảnh năm 1997, trong đó sẽ có cân nhắc việc hài hòa cao độ đường với cao độ nhà dân.
Vẫn theo ông Nhựt, BQL giải thích đã tiến hành lấy ý kiến của người dân để hoàn thiện đề án.
Có siêu máy bơm đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn ngập.
“Họ báo cáo hầu hết người dân khi làm việc đều đồng thuận với phương án họ đưa ra, còn cụ thể chúng tôi chưa được tiếp cận”, ông Nhựt nói.
Tuy nhiên, khi trao đổi với báo Đất Việt các chuyên gia, KTS của TP.HCM lại không đồng thuận với phương án nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh.
TS Hồ Long Phi, Nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (WACC) gọi đó là dự án “vô trách nhiệm”.
Ông Phi giải thích, dự án nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh dự kiến chia làm 2 phần, gồm đoạn đường từ giao lộ với đường Tôn Đức Thắng đến cầu Thủ Thiêm chỉ tổ chức tách bóc mặt đường, trải nhựa và chỉnh trang vỉa hè. Phần đường từ cầu Thủ Thiêm đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh lún nặng phải xử lý nền đường và thay mới hệ thống thoát nước bị đứt gãy.
Nếu theo phương án này, sau khi dự án hoàn thành sẽ có 63 hộ dân có nhà thấp hơn đường 15cm, 68 hộ dân có nhà thấp hơn mặt đường từ 30-50cm.
Dự án này mà được thực hiện chắc chắn hàng trăm hộ dân sẽ bị chìm trong ngập.
“Chưa nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh dân đã khổ sở vì ngập lụt, nếu nâng cốt đường mà không có giải pháp thoát nước sẽ biến nhà thành hầm, nước từ các hẻm chảy ngược vào nhà dân gây ngập lụt nghiêm trọng”, TS Hồ Long Phi nói.
Vị chuyên gia cho rằng, đây là giải pháp không chấp nhận được, đề án chỉ nghĩ tới lợi ích của nhà đầu tư mà không tính toán cho lợi ích của người dân.
“Không thể nghĩ chỉ cần làm xong phần việc của mình còn việc của người khác phải tự lo.
Ở đây, BQL dự án mới đang tính làm xong đường, còn chống ngập là việc của người khác lo chứ không phải mình nên mới đề xuất như vậy. Đề xuất trên rất thiếu trách nhiệm, không căn cơ, tạo ra những tiền lệ xấu kiểu “việc ai biết người đó còn hậu quả dân tự gánh””, TS Hồ Long Phi nói.
Theo vị chuyên gia, việc làm đường và chống ngập phải được đặt trong một giải pháp căn cơ, nằm trong chủ trương chung của thành phố. HĐND TP.HCM phải có quan điểm về việc này.
“Tại sao lại có một dự án như vậy mà HĐND, UBND thành phố không có ý kiến gì? Vì sao một dự án không vì lợi ích của người dân vẫn được phê duyệt để rồi khi thực hiện thì gây ra tranh cãi? Tôi cho rằng, HĐND, UBND thành phố phải có quan điểm rõ ràng về dự án này”, TS Hồ Phi Long nói thêm.
Tương tự, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cũng khẳng định, chắc chắn một bộ phận người dân, những người ở hai bên mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh có nhà cửa bị tụt xuống khi nâng đường lên. Như vậy, những người sinh sống ở trong hẻm, đặc biệt là những con hẻm đang thấp hơn mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh không phải là người hưởng lợi từ việc nâng đường.
“Một dự án không vì lợi ích của dân rất khó nhận được sự đồng thuận”, PGS Nguyễn Lê Ninh nêu quan điểm.
TS.KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM cũng khẳng định đồng tình với những nhận định trên. Ông cho rằng, nếu nâng mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh lên, nước chắc chắn sẽ đổ vào nhà dân, gây khó khăn cho sinh hoạt của họ bởi nhà cửa ở đây đã xây dựng ổn định.
Đáng lưu ý, ông Cương lấy làm lạ vì quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước của TP.HCM đã có phương án đắp đê, giờ không hiểu sao lại làm cục bộ ở đường Nguyễn Hữu Cảnh?
“Đã đắp đê rồi thì không nâng đường nữa, cần phải làm rõ điểm này. Hơn nữa phải xem toàn bộ khu vực thế nào, đường sá ra sao…”, KTS Võ Kim Cương nói.
Nhìn rộng hơn, vị KTS cho rằng công tác chống ngập tại TP.HCM vừa rồi có rất nhiều chuyện kỳ lạ mà ông cũng không hiểu hết. Điểm kỳ lạ theo ông là TP đã có một đề án quy hoạch chống ngập tổng thể rồi nhưng vẫn có những dự án lẻ kiểu như máy bơm chống ngập hay nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Theo ông, “chống ngập phải có hệ thống, phải nằm trong cả một giải pháp tổng, không thể có quy hoạch tổng thể nhưng vẫn có những dự án riêng lẻ để tiêu tiền”, KTS Võ Kim Cương nhận định.
Ông nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là giữa các phương án là phải có sự kết nối với nhau. Giải pháp thoát nước với chống ngập về tổng thể chính là một, mới có thể điều chỉnh được.
Thái Bình/Đất Việt
No comments:
Post a Comment