Phi công, giám sát viên, nhân viên kỹ thuật,… là những đối tượng dễ bị lôi kéo nhất khi hàng loạt hãng bay mới ra đời. Trong bối cảnh thiếu nhân lực hàng không trầm trọng, các hãng đổ xô tìm kiếm nguồn bù đắp.
Bị tố “chơi xấu” vì giành giật phi công
Gặp gỡ báo chí mới đây, Tổng giám đốc Vietravel Airlines, ông Vũ Đức Biên cho hay hãng này chủ trương tìm kiếm phi công nước ngoài, chứ không cạnh tranh với các hãng hàng không trong nước. “Nếu lôi kéo phi công hãng khác sẽ thành cuộc đua chi phí. Nếu các hãng đều cạnh tranh như vậy, rất khó đủ chi phí cho hoạt động khai thác”, ông Biên lý giải.
Lựa chọn này của Vietravel Airlines cho thấy hãng đã tìm hướng đi mới tránh tình trạng giành giật phi công giữa các hãng bay trong nước, đồng thời phản ánh sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ nhân lực này.
Có một thực tế, mỗi khi có hãng mới ra đời, nhiều phi công của Vietnam Airlines bị lôi kéo do mức lương được trả cao gấp 1,2-2 lần nơi cũ. Giữa năm 2018, một nhóm phi công đã gửi đơn tới các cơ quan chức năng, kêu bị lãnh đạo hãng gây khó khi xin nghỉ việc. Nếu nghỉ, họ phải báo trước 120 ngày và đền bù chi phí đào tạo lên tới 2,5-3 tỷ đồng điều này được luật hóa tại Thông tư 41 của Bộ Giao thông Vận tải.
Đội ngũ phi công của Vietnam Airlines bị các hãng hàng không khác lôi kéo nhiều nhất (ảnh minh họa Zing)
Mới đây là vụ việc Tập đoàn FLC, công ty mẹ của Bamboo Airways, đã phải gửi công văn tới Bộ Giao thông Vận tải phản ảnh về việc doanh nghiệp “nhặt” được văn bản được cho là từ Vietnam Airlines tố Bamboo Airways giành giật phi công, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của hãng này và trực tiếp dẫn đến thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng/năm.
Trong khi Tre Việt khẳng định thông tin đó là bịa đặt vì hãng tuyển dụng công khai đúng quy định thì Vietnam Airlines không có phản hồi chính thức gì.
Là hãng hàng không kỳ cựu, Vietnam Airlines lâu nay tốn nhiều công sức, tiền bạc để đào tạo và tuyển chọn phi công, nên việc hãng này “tỏ thái độ” với các hãng mới khi không mất công đào tạo, chỉ cần trả lương cao để lôi kéo người, là điều dễ thông cảm.
Trên thực tế, trong 2 năm (2015-2017), đã có 223 phi công của hãng này nghỉ việc. Năm tháng đầu 2018, Vietnam Airlines tiếp tục ghi nhận 33 phi công nghỉ việc, bao gồm 25 phi công nước ngoài và 8 phi công người Việt, đi kèm dự báo sẽ có 15-20 phi công nộp đơn xin nghỉ. Lãnh đạo hãng phải lên tiếng kêu than khi 30% nhân sự bị hãng hàng không khác “câu” mất, gây ảnh hưởng công tác vận hành.
Trong một báo cáo gửi Chính phủ hồi tháng 7/2019, Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng hàng không liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao như phi công, nhân viên kỹ thuật tàu bay. Hệ lụy dẫn đến hoạt động khai thác của các hãng có thể bị ảnh hưởng trong một giai đoạn nhất định, gây ra chậm, hủy chuyến.
Cục Hàng không Việt Nam chỉ ra rằng, do thiếu người, nhiều trường hợp phi công của hãng hàng không trong nước đã vượt quá quy định về thời gian tối đa phi công được phép làm nhiệm vụ bay trong 28 ngày là 100 giờ bay.
Dựa theo bảng trên, tỷ lệ phi công Việt Nam của Vietnam Airlines chiếm 75,8%, Vietjet Air chiếm 25,1%, Jetstar Pacific chiếm 25,6% và Bamboo Airways chiếm 32,3%. Trừ Vietnam Airlines, tỷ lệ phi công người Việt Nam thấp hơn nhiều so với phi công người nước ngoài khai thác cho các hãng còn lại.
Cùng tìm cách gỡ nút thắt
Theo quy hoạch phát triển giao thông hàng không Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025, đội ngũ phi công tăng khoảng 1.225 người, nhân viên kỹ thuật tăng khoảng 1.728 người. Riêng đội ngũ giám sát viên an toàn hàng không cần phải bổ sung gần 100 người.
Vì thế, để đảm bảo đội ngũ nhân lực chất lượng cao, bản thân các hãng cũng phải lo đào tạo và thay đổi chính sách nhằm giữ chân nguồn lao động “quý và hiếm” này.
Lo ngại tình trạng “chảy máu” nhân sự, Vietnam Airlines mới đây đã quyết định tăng lương phi công đội bay Boeing 787 và Airbus A350 từ 1/9/2019, thay vì đợi đến tháng 6/2020 như lộ trình. Mức tăng là 22% so với thời điểm 1/6, lần điều chỉnh lương gần nhất của hãng. Sau điều chỉnh, mức thu nhập cao nhất dành cho lái chính và giáo viên là 271 triệu đồng, lái phụ là 160 triệu đồng.
Lương phi công của hãng này được đánh giá là thấp hơn so với trung bình thị trường Việt Nam. Lần gần nhất Vietjet Air công bố thu nhập phi công là 180 triệu đồng/tháng vào năm 2017. Còn Bamboo Airways luôn đưa ra cam kết mức lương, thưởng hấp dẫn nhất thị trường Việt Nam và cả khu vực trong các thông tin tuyển dụng.
Các hãng hàng không mới cũng tấp cập lo nhân sự, đặc biệt là phi công. Ngoài thuê phi công nước ngoài là chủ yếu như ở Vietravel Airlines, Bamboo Airways, các hãng mới còn tăng tốc đào tạo trong nước. Vinpearl Air mới đây “gây sốc” khi thông báo tuyển sinh 400 học viên phi công khóa 1, chỉ 23 ngày sau khi gia nhập lĩnh vực đào tạo hàng không. Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air (thuộc Tập đoàn Vingroup) được chủ trương thành lập ngay khi hãng bay này đệ đơn xin cấp phép bay.
Nhiều hãng hàng không mới xác định trước mắt sẽ thuê phi công nước ngoài
Lo xa hơn về nguồn nhân lực, Bamboo Airways cũng xây dựng Viện đào tạo Hàng không, tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ 2022, với mục tiêu đào tạo 3.500 học viên mỗi năm gồm phi công, tiếp viên, kỹ thuật, khai thác mặt đất, điều hành khai thác bay,…
Tuy nhiên, trong một vài năm tới, tình trạng khát phi công, nhân viên kỹ thuật vẫn chưa thể chấm dứt. Bởi, để có được một phi công lái chính Airbus A320, A321 cần ít nhất 3-4 năm đào tạo cơ bản, thậm chí phi công lái Airbus A350, Boeing 787 còn kéo dài tới 7-8 năm. Chưa kể, chi phí phải bỏ ra cũng rất cao, không dưới 4 tỷ đồng để theo đuổi nghề phi công.
Về đội ngũ giám sát viên, Cục Hàng không Việt Nam cho hay đang có 49 người, đảm bảo giám sát đội tàu bay đến 256 chiếc. Song, trước nhu cầu đội bay tăng cao phục vụ nhu cầu tăng trưởng nóng, cơ quan này tính toán tới năm 2020 cần 56 giám sát viên bay, đủ để đảm bảo giám sát cho 295 máy bay; đến năm 2025 số giám sát viên bay sẽ là 86 và giám sát 449 máy bay.
Trước mắt, Cục Hàng không cần bổ sung 7 giám sát viên vào năm 2020.
Vì thế mới đây, các hãng hàng không mới đã cam kết hỗ trợ Cục Hàng không Việt Nam về mặt nguồn lực giám sát viên bay kiêm nhiệm 8 người. Vinpeal Air cử 4 giám sát viên bay, Bamboo Airways cử 2 người, Vietravel Airlines cử 1 người và hãng Cánh Diều cử 1 giám sát viên bay hỗ trợ. Hiện mức lương chi trả đối với giám sát viên cũng rất cao, hơn 200 triệu đồng/tháng, trong khi trên thị trường chưa có đơn vị nào đứng ra cung cấp nguồn nhân lực này.
Ngọc Hà/Vietnamnet
Kinh tế
,
Tin trong nước
Bị tố “chơi xấu” vì giành giật phi công
Gặp gỡ báo chí mới đây, Tổng giám đốc Vietravel Airlines, ông Vũ Đức Biên cho hay hãng này chủ trương tìm kiếm phi công nước ngoài, chứ không cạnh tranh với các hãng hàng không trong nước. “Nếu lôi kéo phi công hãng khác sẽ thành cuộc đua chi phí. Nếu các hãng đều cạnh tranh như vậy, rất khó đủ chi phí cho hoạt động khai thác”, ông Biên lý giải.
Lựa chọn này của Vietravel Airlines cho thấy hãng đã tìm hướng đi mới tránh tình trạng giành giật phi công giữa các hãng bay trong nước, đồng thời phản ánh sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ nhân lực này.
Có một thực tế, mỗi khi có hãng mới ra đời, nhiều phi công của Vietnam Airlines bị lôi kéo do mức lương được trả cao gấp 1,2-2 lần nơi cũ. Giữa năm 2018, một nhóm phi công đã gửi đơn tới các cơ quan chức năng, kêu bị lãnh đạo hãng gây khó khi xin nghỉ việc. Nếu nghỉ, họ phải báo trước 120 ngày và đền bù chi phí đào tạo lên tới 2,5-3 tỷ đồng điều này được luật hóa tại Thông tư 41 của Bộ Giao thông Vận tải.
Đội ngũ phi công của Vietnam Airlines bị các hãng hàng không khác lôi kéo nhiều nhất (ảnh minh họa Zing)
Mới đây là vụ việc Tập đoàn FLC, công ty mẹ của Bamboo Airways, đã phải gửi công văn tới Bộ Giao thông Vận tải phản ảnh về việc doanh nghiệp “nhặt” được văn bản được cho là từ Vietnam Airlines tố Bamboo Airways giành giật phi công, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của hãng này và trực tiếp dẫn đến thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng/năm.
Trong khi Tre Việt khẳng định thông tin đó là bịa đặt vì hãng tuyển dụng công khai đúng quy định thì Vietnam Airlines không có phản hồi chính thức gì.
Là hãng hàng không kỳ cựu, Vietnam Airlines lâu nay tốn nhiều công sức, tiền bạc để đào tạo và tuyển chọn phi công, nên việc hãng này “tỏ thái độ” với các hãng mới khi không mất công đào tạo, chỉ cần trả lương cao để lôi kéo người, là điều dễ thông cảm.
Trên thực tế, trong 2 năm (2015-2017), đã có 223 phi công của hãng này nghỉ việc. Năm tháng đầu 2018, Vietnam Airlines tiếp tục ghi nhận 33 phi công nghỉ việc, bao gồm 25 phi công nước ngoài và 8 phi công người Việt, đi kèm dự báo sẽ có 15-20 phi công nộp đơn xin nghỉ. Lãnh đạo hãng phải lên tiếng kêu than khi 30% nhân sự bị hãng hàng không khác “câu” mất, gây ảnh hưởng công tác vận hành.
Trong một báo cáo gửi Chính phủ hồi tháng 7/2019, Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng hàng không liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao như phi công, nhân viên kỹ thuật tàu bay. Hệ lụy dẫn đến hoạt động khai thác của các hãng có thể bị ảnh hưởng trong một giai đoạn nhất định, gây ra chậm, hủy chuyến.
Cục Hàng không Việt Nam chỉ ra rằng, do thiếu người, nhiều trường hợp phi công của hãng hàng không trong nước đã vượt quá quy định về thời gian tối đa phi công được phép làm nhiệm vụ bay trong 28 ngày là 100 giờ bay.
Dựa theo bảng trên, tỷ lệ phi công Việt Nam của Vietnam Airlines chiếm 75,8%, Vietjet Air chiếm 25,1%, Jetstar Pacific chiếm 25,6% và Bamboo Airways chiếm 32,3%. Trừ Vietnam Airlines, tỷ lệ phi công người Việt Nam thấp hơn nhiều so với phi công người nước ngoài khai thác cho các hãng còn lại.
Cùng tìm cách gỡ nút thắt
Theo quy hoạch phát triển giao thông hàng không Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025, đội ngũ phi công tăng khoảng 1.225 người, nhân viên kỹ thuật tăng khoảng 1.728 người. Riêng đội ngũ giám sát viên an toàn hàng không cần phải bổ sung gần 100 người.
Vì thế, để đảm bảo đội ngũ nhân lực chất lượng cao, bản thân các hãng cũng phải lo đào tạo và thay đổi chính sách nhằm giữ chân nguồn lao động “quý và hiếm” này.
Lo ngại tình trạng “chảy máu” nhân sự, Vietnam Airlines mới đây đã quyết định tăng lương phi công đội bay Boeing 787 và Airbus A350 từ 1/9/2019, thay vì đợi đến tháng 6/2020 như lộ trình. Mức tăng là 22% so với thời điểm 1/6, lần điều chỉnh lương gần nhất của hãng. Sau điều chỉnh, mức thu nhập cao nhất dành cho lái chính và giáo viên là 271 triệu đồng, lái phụ là 160 triệu đồng.
Lương phi công của hãng này được đánh giá là thấp hơn so với trung bình thị trường Việt Nam. Lần gần nhất Vietjet Air công bố thu nhập phi công là 180 triệu đồng/tháng vào năm 2017. Còn Bamboo Airways luôn đưa ra cam kết mức lương, thưởng hấp dẫn nhất thị trường Việt Nam và cả khu vực trong các thông tin tuyển dụng.
Các hãng hàng không mới cũng tấp cập lo nhân sự, đặc biệt là phi công. Ngoài thuê phi công nước ngoài là chủ yếu như ở Vietravel Airlines, Bamboo Airways, các hãng mới còn tăng tốc đào tạo trong nước. Vinpearl Air mới đây “gây sốc” khi thông báo tuyển sinh 400 học viên phi công khóa 1, chỉ 23 ngày sau khi gia nhập lĩnh vực đào tạo hàng không. Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air (thuộc Tập đoàn Vingroup) được chủ trương thành lập ngay khi hãng bay này đệ đơn xin cấp phép bay.
Nhiều hãng hàng không mới xác định trước mắt sẽ thuê phi công nước ngoài
Lo xa hơn về nguồn nhân lực, Bamboo Airways cũng xây dựng Viện đào tạo Hàng không, tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ 2022, với mục tiêu đào tạo 3.500 học viên mỗi năm gồm phi công, tiếp viên, kỹ thuật, khai thác mặt đất, điều hành khai thác bay,…
Tuy nhiên, trong một vài năm tới, tình trạng khát phi công, nhân viên kỹ thuật vẫn chưa thể chấm dứt. Bởi, để có được một phi công lái chính Airbus A320, A321 cần ít nhất 3-4 năm đào tạo cơ bản, thậm chí phi công lái Airbus A350, Boeing 787 còn kéo dài tới 7-8 năm. Chưa kể, chi phí phải bỏ ra cũng rất cao, không dưới 4 tỷ đồng để theo đuổi nghề phi công.
Về đội ngũ giám sát viên, Cục Hàng không Việt Nam cho hay đang có 49 người, đảm bảo giám sát đội tàu bay đến 256 chiếc. Song, trước nhu cầu đội bay tăng cao phục vụ nhu cầu tăng trưởng nóng, cơ quan này tính toán tới năm 2020 cần 56 giám sát viên bay, đủ để đảm bảo giám sát cho 295 máy bay; đến năm 2025 số giám sát viên bay sẽ là 86 và giám sát 449 máy bay.
Trước mắt, Cục Hàng không cần bổ sung 7 giám sát viên vào năm 2020.
Vì thế mới đây, các hãng hàng không mới đã cam kết hỗ trợ Cục Hàng không Việt Nam về mặt nguồn lực giám sát viên bay kiêm nhiệm 8 người. Vinpeal Air cử 4 giám sát viên bay, Bamboo Airways cử 2 người, Vietravel Airlines cử 1 người và hãng Cánh Diều cử 1 giám sát viên bay hỗ trợ. Hiện mức lương chi trả đối với giám sát viên cũng rất cao, hơn 200 triệu đồng/tháng, trong khi trên thị trường chưa có đơn vị nào đứng ra cung cấp nguồn nhân lực này.
Ngọc Hà/Vietnamnet
No comments:
Post a Comment