Năm 1991, ca sĩ Như Quỳnh đạt giải đặc biệt Tiếng hát truyền hình TPHCM, ca sĩ Đông Đào, Cam Thơ, Khánh Duy cùng điểm như nhau, đạt giải Nhất.
Thường xuyên đi hát ở vùng sâu Cần Giờ, cô ca sĩ Quân khu 7 đau đáu khi thấy cảnh dân thiếu nước sinh hoạt. Năm 1997, chị kết hôn với doanh nhân Danny Đặng (quốc tịch Mỹ) và ra quân - nhưng hình ảnh những người dân Cần Giờ xách từng can nước vẫn làm chị suy nghĩ. Năm 2007, gần 4 vạn dân huyện đảo Cần Giờ đói nước sạch. Để vận chuyển nước sạch cho dân, thành phố phải dùng sà lan rất tốn kém, chưa kể phải đối mặt với vấn nạn bớt xén, kê khống số lượng dầu vận hành sà lan từ người của đơn vị vận chuyển.
Vợ chồng chị Đông Đào nghe lời dụ dỗ của các quan chức, đổ tiền đầu tư nhà máy nước lợ Cần Giờ gần 150 tỷ đồng để xử lý cung cấp nước sạch cho dân vùng sâu vùng xa của thành phố.
Đây là nhà máy biến nước lợ thành nước ngọt đầu tiên của Việt Nam.
Ngoài một vài ưu đãi về thuế, hỗ trợ tiền thuê đất, nhà đầu tư phải tự bỏ tiền ra xây nhà máy xử lý nước lợ thành nước sạch để cấp cho dân Cần Giờ, đỡ gánh nặng cho thành phố. Theo giấy phép đầu tư thì dự án có tổng vốn đầu tư 95 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền đầu tư thực tế do biến động giá, dây chuyền công nghệ để phù hợp việc xử lý nước mặn có thời điểm chứ không lợ như đánh giá, ca sĩ Đông Đào cho hay lên đến 125 tỷ đồng, chưa kể 25 tỷ đồng không có chứng từ là số tiền "không thể nói được" nhưng buộc phải tốn kém.
Các cựu quan chức thành phố cấp phép đầu tư, hứa mua nước của doanh nghiệp, hứa cho nâng công suất 3 giai đoạn theo khảo sát nhu cầu thực tế dùng nước của dân Cần Giờ mà DN đề xuất. Giai đoạn 1 đầu tư dây chuyền xử lý nước công suất 5.000m3/ngày từ năm 2007-2011; giai đoạn 2 hứa cho nâng công suất lên 10.000m3/ngày từ năm 2012-2016; giai đoạn 3 hứa cho nâng lên 20.000m3/ngày từ năm 2017 trở đi.
Vợ chồng chị Đào tính toán giai đoạn 1 đầu tư cầm chừng 5.000m3/ngày để đảm bảo cung cấp nhu cầu sử dụng nước sạch thực tế cho dân Cần Giờ, đến hết giai đoạn 2 mới mong thu hồi vốn, còn lãi thì phải chờ đến giai đoạn 3 mới có cơ hội. Xem như đóng góp công sức cho quê hương đất nước vậy.
Thế là nhà máy nước lợ Cần Giờ đi vào hoạt động từ năm 2008, mấy vạn dân Cần Giờ thoát kiếp thiếu nước sạch hàng ngày nhờ có anh Việt kiều Mỹ. Nhưng hứa là một chuyện, đến năm 2010 (chưa hết giai đoạn 1 của nhà đầu tư), không biết thành phố vay tiền ở đâu để đầu tư 42km đường ống cấp nước đường kính D600mm vượt sông Soài Rạp về thị trấn Cần Thạnh (Cần Giờ) do Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn chủ trì dự án với tổng vốn đầu tư 820 tỷ đồng.
Có hệ thống cấp nước sạch của thành phố về tới Cần Giờ rồi thì nhà máy cấp nước lợ Cần Giờ bắt đầu những tháng ngày chết yểu. Tư nhân đầu tư 125 tỷ đồng có cả nhà máy xử lý nước mặn thành ngọt, thành phố đầu tư đến 820 tỷ đồng mà chỉ chôn dưới đất 42km đường ống đường kính 600mm, vẫn cố đầu tư để đồng bộ với đường Rừng Sác và lấy lý do hiệu quả hơn DN tư nhân và bất chấp "chữ tín" với nhà đầu tư.
Đến hạn giai đoạn 2, vợ chồng chị Đào xin nâng công suất lên 10.000m3/ngày như thành phố đã hứa hẹn, thì Sở Giao thông Vận tải làm văn bản đề xuất ngưng hoạt động nhà máy xử lý nước lợ này và không cho nâng công suất lên 10.000m3/ngày và ông Nguyễn Hữu Tín đã ký chấp thuận.
Giờ này, đang ở trong tù không biết ông Nguyễn Hữu Tín sẽ nghĩ gì khi đặt bút ký văn bản "bóp chết" một doanh nghiệp như vậy. Kể từ khi cho ngừng hoạt động nhà máy xử lý nước lợ của anh Việt kiều Mỹ, thành phố có làm bước "nghĩa tình" là thành lập tổ công tác liên ngành để xem xét, đánh giá, định giá để mua lại nhà máy nước lợ Cần Giờ của anh Việt kiều Mỹ.
Nhưng từ đó đến nay là đã 7 năm, đoàn công tác làm lui làm tới, không biết bao nhiêu cuộc họp, bao nhiêu đề xuất mà vẫn chẳng giải quyết được gì. Trong khi nhà máy thì bỏ hoang hóa, xuống cấp, doanh nghiệp vẫn phải trả nợ lãi vay ngân hàng, phải trả chi phí duy trì, bảo vệ.
Ca sĩ Đông Đào thì kể chuyện mà nước mắt lưng tròng: "Ngoài vốn ở Mỹ, toàn bộ tài sản nhà cửa ở Việt Nam vợ chồng tôi ở Việt Nam đều phải cầm cố ngân hàng để làm nhà máy. Đến giờ tôi vẫn chưa hiểu thành phố này muốn gì...".
Là một ca sĩ hát nhạc quê hương, chưa từng có một scandal nào, có thể chị Dao Thuy Dong Nguyen không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Riêng em thì hiểu, họ là những kẻ ĂN CHÁO ĐÁ BÁT!
Võ Đức Phúc Kinh tế , Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment