Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, lợn hơi tăng giá kỷ lục không phải do thiếu hụt nguồn cung quá lớn mà có vấn đề về lưu thông, thông tin…
Giá thịt lợn tăng, nguyên nhân chính không phải do khan hàng
Chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến chiều 14/11 về đảm bảo cung – cầu thịt lợn dịp Tết Nguyên đán, ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, giá lợn hơi tăng nhanh trong mấy ngày qua, nhưng đó là hiện tượng cá biệt. Giá chủ lưu vẫn ổn định ở mức 58.000 – 65.000 đồng/kg, trong đó, giá lợn hơi ở miền Bắc nằm trong khoảng 65.000 – 66.000 đồng/kg; giá lợn hơi miền Nam 60.000 – 61.000 đồng/kg.
Giá thịt heo vẫn phụ thuộc vào thương lái là chủ yếu.
Ông Dương khẳng định, nguyên nhân chính không phải do chúng ta thiếu hụt nguồn cung quá lớn mà có vấn đề về lưu thông, thông tin. Việc giá lợn hơi lên đến 75.000 đồng/kg là cá biệt. Có hiện tượng này là do trước đây các thương lái mua của nông hộ là chính, nay nông hộ hầu như không còn lợn, còn con nào giá như vàng thì đương nhiên giá tăng; nhiều thương lái không tiếp cận được nguồn cung từ các doanh nghiệp lớn do họ bán theo xe, số lượng lớn, theo các mối cung cấp lâu năm.
“Chúng ta không thiếu lợn đến mức khủng hoảng, nhiều địa phương như Bắc Giang, Hưng Yên còn đàn lợn khá lớn.Vấn đề lưu thông, thông tin đã tạo tâm lý, hiệu ứng xã hội không tốt”, ông Dương nêu rõ.
Về phía Cục Thú y, ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho hay, Tính đến hết 13/11/2019, cả nước đã có 8.400 xã có dịch tả lợn châu Phi, phải tiêu hủy 5,8 triệu con lợn, tương đương hơn 300.000 tấn thịt hơi, chiếm 8,5% tổng lượng lợn hơi cả nước.
“Bên cạnh những số liệu không vui trên thì tính hiện chúng ta cũng đã có trên 5.000 xã đã qua 30 ngày không phát sinh dịch mới”, ông Long nói, và cho rằng, đây chính là điều kiện vô cùng quan trọng, là cơ sở để công bố hết dịch.
Đặc biệt đã có 10 tỉnh thành có trên 80% số xã qua 30 ngày không phát sinh dịch mới và đều là những tỉnh thành quan trọng trong chăn nuôi lợn. Có được kết quả trên là do thời gian qua, từ Chính phủ tới các bộ ngành đã có nhiều giải pháp nhằm kiểm soát gắt gao dịch bệnh. Từ tháng 6 tới nay, dịch bệnh đã giảm mạnh. Dự đoán, hết tháng 10, số lượng lợn phải tiêu hủy sẽ giảm 50% so với tháng 5.
Giá thịt lợn tăng phi mã trong những ngày gần đây.
Giá thịt lợn đắt hơn cả thịt bò Mỹ
Theo phản ánh trên VietnamNet, giá thịt lợn tại các chợ đắt hơn cả thịt bò Mỹ. Cụ thể, giá thịt lợn hơi xuất chuồng đã tiến sát mốc 80.000 đồng/kg, kéo theo giá thịt lợn ngoài chợ cũng tăng mạnh lên 130.000-180.000 đồng/kg, thậm chí có loại giá tăng lên gần 200.000 đồng/kg, đắt hơn cả giá thịt bò Mỹ.
Sáng 14/11, giá thịt lợn hơi tại nhiều tỉnh thành trên cả nước tiếp đà tăng mạnh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tại khu vực miền Nam giá thịt lợn hơi xuất chuồng đã tăng sát mốc 70.000 đồng/kg. Trong khi miền Trung giá cũng phổ biến ở mức 75.000-76.000 đồng/kg, thấp nhất ở Đắk Lắc, Thừa Thiên Huế giá cũng đã tăng lên 65.000-66.000 đồng/kg.
Riêng ở các tỉnh miền Bắc, giá thịt lợn hơi xuất chuồng đã thiết lập kỷ lục mới khi ghi nhận một số hộ chăn nuôi lợn ở khu vực Hà Nội, Lạng Sơn đã xuất bán với giá 80.000 đồng/kg.
Giá thịt lợn tại các chợ tăng chóng mặt.
Dịp này các doanh nghiệp chăn nuôi cũng điểu chỉnh giá tăng mạnh. Đơn cử, giá lợn hơi niêm yết tại công ty chăn nuôi như Dabaco đã lên 76.000 đồng/kg, Công ty Chăn nuôi CP tiếp tục thông báo tăng giá heo hơi thêm 1.000 đồng/kg, đưa giá heo niêm yết tại công ty ở mức khoảng 68.500 đồng/kg.
Giá lợn hơi xuất chuồng tăng kéo theo giá thịt lợn cũng tăng phi mã. Tại chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, giá thịt lợn dao động ở mức 130.000-170.000 đồng/kg tuỳ loại; riêng sườn non, lưỡi lợn giá đã tăng lên mức 180.000-200.000 đồng/kg.
Trong khi đó, tại một hệ thống cửa hàng thịt sạch lớn trên Hà Nội, bắt đầu từ ngày 12/11, giá thịt lợn đã được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, ba chỉ lợn giá 161.000 đồng/kg, chân giò rút xương giá 120.000 đồng/kg, nạc dăm lợn giá 150.000 đồng/kg, sườn thăn lợn giá 185.000 đồng/kg, sườn non giá 194.000 đồng/kg.
Với mức giá thịt lợn như hiện nay, nhiều người tiêu dùng so sánh giá thịt lợn tại chợ còn đắt hơn thịt ba chỉ bò Mỹ. Bởi, trên thị trường, ba chỉ bò Mỹ giá dao động chỉ từ 169.000-189.000 đồng/kg, thậm chí nhiều nơi đang chạy khuyến mãi chỉ 149.000 đồng/kg.
TP HCM muốn bán thịt lợn như… chứng khoán
Báo Tiền Phong phán ánh, với sàn giao dịch thịt lợn, cơ sở chăn nuôi và chợ đầu mối sẽ giao dịch trực tiếp. Người chăn nuôi và chợ đầu mối có quyền quyết định chính, thương lái chỉ cung cấp dịch vụ logistics là bắt và vận chuyển lợn.
Ngày 14/11, tại buổi trao đổi, lấy ý kiến vận hành mô hình dự kiến sàn giao dịch thịt lợn trên địa bàn TPHCM do Sở Công thương tổ chức, ông Nguyễn Ngọc Hoà, Phó giám đốc Sở Công thương TP cho biết, mặc dù dịch tả lợn châu Phi khiến cho thịt lợn tăng giá, nhưng nhu cầu sử dụng thịt lợn của người dân Sài Gòn vẫn rất lớn. Tuy nhiên, người dân vẫn có thói quen dùng thịt nóng là chủ yếu.
Thịt lợn hiện nay đa số vẫn giết mổ thủ công, không bảo đảm dịch tễ cũng như an toàn thực phẩm. (Ảnh minh họa: Tiền Phong)
Phương thức mua bán truyền thống thông qua thương lái là chủ yếu sơ khai, đơn giản. TPHCM chỉ áp dụng máy móc vào khâu vận chuyển bằng xe tải từ điểm giết mổ đến chợ đầu mối, còn lại đa phần đều làm theo kiểu truyền thống. Kho lạnh còn rất sơ khai, thương lái vẫn còn tự động thu mua – ông Hòa nêu những hạn chế.
Bên cạnh đó, người chăn nuôi và tiêu dùng vẫn ở vị trí bị động. Người chăn nuôi có hàng nhưng không quyết định được giá. Người tiêu dùng cũng không biết giá cụ thể là bao nhiêu để lựa chọn. Thông tin thị trường cũng không công khai, minh bạch, cơ quan nhà nước chưa quản lý được hết thương lái, người chăn nuôi…
Nếu có sàn giao dịch thịt lợn, cơ sở chăn nuôi và chợ đầu mối sẽ giao dịch trực tiếp. Người chăn nuôi và chợ đầu mối có quyền quyết định chính, thương lái chỉ cung cấp dịch vụ logistics (bắt và vận chuyển lợn). Họ có thể giao dịch trước cả tuần hoặc cả tháng, có luật chơi và quy chế riêng.
Định hướng sàn giao dịch heo phải kết nối được chủ thể quan trọng trong chuỗi cung ứng, nhất là chủ thể chăn nuôi và chủ thể giết mổ và thương nhân chợ đầu mối, tiến tới chấm dứt lò giết mổ thủ công, tập trung giết mổ công nghiệp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa sản phẩm thịt lợn chất lượng đến người tiêu dùng với giá hợp lý – ông Hòa nêu ý kiến.
Tuy nhiên, sàn giao dịch lợn mang tính tiên phong và dự kiến sẽ gặp khó khăn trong thời gian ban đầu. Chính vì vậy, một số đơn vị hoạt động trong chuỗi cung ứng và sản xuất thịt lợn đề xuất TPHCM cần có cơ chế chính sách hỗ trợ ở giai đoạn thí điểm.
(Theo VOV)
Kinh tế
,
Thực phẩm
,
Tin trong nước
Giá thịt lợn tăng, nguyên nhân chính không phải do khan hàng
Chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến chiều 14/11 về đảm bảo cung – cầu thịt lợn dịp Tết Nguyên đán, ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, giá lợn hơi tăng nhanh trong mấy ngày qua, nhưng đó là hiện tượng cá biệt. Giá chủ lưu vẫn ổn định ở mức 58.000 – 65.000 đồng/kg, trong đó, giá lợn hơi ở miền Bắc nằm trong khoảng 65.000 – 66.000 đồng/kg; giá lợn hơi miền Nam 60.000 – 61.000 đồng/kg.
Giá thịt heo vẫn phụ thuộc vào thương lái là chủ yếu.
Ông Dương khẳng định, nguyên nhân chính không phải do chúng ta thiếu hụt nguồn cung quá lớn mà có vấn đề về lưu thông, thông tin. Việc giá lợn hơi lên đến 75.000 đồng/kg là cá biệt. Có hiện tượng này là do trước đây các thương lái mua của nông hộ là chính, nay nông hộ hầu như không còn lợn, còn con nào giá như vàng thì đương nhiên giá tăng; nhiều thương lái không tiếp cận được nguồn cung từ các doanh nghiệp lớn do họ bán theo xe, số lượng lớn, theo các mối cung cấp lâu năm.
“Chúng ta không thiếu lợn đến mức khủng hoảng, nhiều địa phương như Bắc Giang, Hưng Yên còn đàn lợn khá lớn.Vấn đề lưu thông, thông tin đã tạo tâm lý, hiệu ứng xã hội không tốt”, ông Dương nêu rõ.
Về phía Cục Thú y, ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho hay, Tính đến hết 13/11/2019, cả nước đã có 8.400 xã có dịch tả lợn châu Phi, phải tiêu hủy 5,8 triệu con lợn, tương đương hơn 300.000 tấn thịt hơi, chiếm 8,5% tổng lượng lợn hơi cả nước.
“Bên cạnh những số liệu không vui trên thì tính hiện chúng ta cũng đã có trên 5.000 xã đã qua 30 ngày không phát sinh dịch mới”, ông Long nói, và cho rằng, đây chính là điều kiện vô cùng quan trọng, là cơ sở để công bố hết dịch.
Đặc biệt đã có 10 tỉnh thành có trên 80% số xã qua 30 ngày không phát sinh dịch mới và đều là những tỉnh thành quan trọng trong chăn nuôi lợn. Có được kết quả trên là do thời gian qua, từ Chính phủ tới các bộ ngành đã có nhiều giải pháp nhằm kiểm soát gắt gao dịch bệnh. Từ tháng 6 tới nay, dịch bệnh đã giảm mạnh. Dự đoán, hết tháng 10, số lượng lợn phải tiêu hủy sẽ giảm 50% so với tháng 5.
Giá thịt lợn tăng phi mã trong những ngày gần đây.
Giá thịt lợn đắt hơn cả thịt bò Mỹ
Theo phản ánh trên VietnamNet, giá thịt lợn tại các chợ đắt hơn cả thịt bò Mỹ. Cụ thể, giá thịt lợn hơi xuất chuồng đã tiến sát mốc 80.000 đồng/kg, kéo theo giá thịt lợn ngoài chợ cũng tăng mạnh lên 130.000-180.000 đồng/kg, thậm chí có loại giá tăng lên gần 200.000 đồng/kg, đắt hơn cả giá thịt bò Mỹ.
Sáng 14/11, giá thịt lợn hơi tại nhiều tỉnh thành trên cả nước tiếp đà tăng mạnh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tại khu vực miền Nam giá thịt lợn hơi xuất chuồng đã tăng sát mốc 70.000 đồng/kg. Trong khi miền Trung giá cũng phổ biến ở mức 75.000-76.000 đồng/kg, thấp nhất ở Đắk Lắc, Thừa Thiên Huế giá cũng đã tăng lên 65.000-66.000 đồng/kg.
Riêng ở các tỉnh miền Bắc, giá thịt lợn hơi xuất chuồng đã thiết lập kỷ lục mới khi ghi nhận một số hộ chăn nuôi lợn ở khu vực Hà Nội, Lạng Sơn đã xuất bán với giá 80.000 đồng/kg.
Giá thịt lợn tại các chợ tăng chóng mặt.
Dịp này các doanh nghiệp chăn nuôi cũng điểu chỉnh giá tăng mạnh. Đơn cử, giá lợn hơi niêm yết tại công ty chăn nuôi như Dabaco đã lên 76.000 đồng/kg, Công ty Chăn nuôi CP tiếp tục thông báo tăng giá heo hơi thêm 1.000 đồng/kg, đưa giá heo niêm yết tại công ty ở mức khoảng 68.500 đồng/kg.
Giá lợn hơi xuất chuồng tăng kéo theo giá thịt lợn cũng tăng phi mã. Tại chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, giá thịt lợn dao động ở mức 130.000-170.000 đồng/kg tuỳ loại; riêng sườn non, lưỡi lợn giá đã tăng lên mức 180.000-200.000 đồng/kg.
Trong khi đó, tại một hệ thống cửa hàng thịt sạch lớn trên Hà Nội, bắt đầu từ ngày 12/11, giá thịt lợn đã được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, ba chỉ lợn giá 161.000 đồng/kg, chân giò rút xương giá 120.000 đồng/kg, nạc dăm lợn giá 150.000 đồng/kg, sườn thăn lợn giá 185.000 đồng/kg, sườn non giá 194.000 đồng/kg.
Với mức giá thịt lợn như hiện nay, nhiều người tiêu dùng so sánh giá thịt lợn tại chợ còn đắt hơn thịt ba chỉ bò Mỹ. Bởi, trên thị trường, ba chỉ bò Mỹ giá dao động chỉ từ 169.000-189.000 đồng/kg, thậm chí nhiều nơi đang chạy khuyến mãi chỉ 149.000 đồng/kg.
TP HCM muốn bán thịt lợn như… chứng khoán
Báo Tiền Phong phán ánh, với sàn giao dịch thịt lợn, cơ sở chăn nuôi và chợ đầu mối sẽ giao dịch trực tiếp. Người chăn nuôi và chợ đầu mối có quyền quyết định chính, thương lái chỉ cung cấp dịch vụ logistics là bắt và vận chuyển lợn.
Ngày 14/11, tại buổi trao đổi, lấy ý kiến vận hành mô hình dự kiến sàn giao dịch thịt lợn trên địa bàn TPHCM do Sở Công thương tổ chức, ông Nguyễn Ngọc Hoà, Phó giám đốc Sở Công thương TP cho biết, mặc dù dịch tả lợn châu Phi khiến cho thịt lợn tăng giá, nhưng nhu cầu sử dụng thịt lợn của người dân Sài Gòn vẫn rất lớn. Tuy nhiên, người dân vẫn có thói quen dùng thịt nóng là chủ yếu.
Thịt lợn hiện nay đa số vẫn giết mổ thủ công, không bảo đảm dịch tễ cũng như an toàn thực phẩm. (Ảnh minh họa: Tiền Phong)
Phương thức mua bán truyền thống thông qua thương lái là chủ yếu sơ khai, đơn giản. TPHCM chỉ áp dụng máy móc vào khâu vận chuyển bằng xe tải từ điểm giết mổ đến chợ đầu mối, còn lại đa phần đều làm theo kiểu truyền thống. Kho lạnh còn rất sơ khai, thương lái vẫn còn tự động thu mua – ông Hòa nêu những hạn chế.
Bên cạnh đó, người chăn nuôi và tiêu dùng vẫn ở vị trí bị động. Người chăn nuôi có hàng nhưng không quyết định được giá. Người tiêu dùng cũng không biết giá cụ thể là bao nhiêu để lựa chọn. Thông tin thị trường cũng không công khai, minh bạch, cơ quan nhà nước chưa quản lý được hết thương lái, người chăn nuôi…
Nếu có sàn giao dịch thịt lợn, cơ sở chăn nuôi và chợ đầu mối sẽ giao dịch trực tiếp. Người chăn nuôi và chợ đầu mối có quyền quyết định chính, thương lái chỉ cung cấp dịch vụ logistics (bắt và vận chuyển lợn). Họ có thể giao dịch trước cả tuần hoặc cả tháng, có luật chơi và quy chế riêng.
Định hướng sàn giao dịch heo phải kết nối được chủ thể quan trọng trong chuỗi cung ứng, nhất là chủ thể chăn nuôi và chủ thể giết mổ và thương nhân chợ đầu mối, tiến tới chấm dứt lò giết mổ thủ công, tập trung giết mổ công nghiệp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa sản phẩm thịt lợn chất lượng đến người tiêu dùng với giá hợp lý – ông Hòa nêu ý kiến.
Tuy nhiên, sàn giao dịch lợn mang tính tiên phong và dự kiến sẽ gặp khó khăn trong thời gian ban đầu. Chính vì vậy, một số đơn vị hoạt động trong chuỗi cung ứng và sản xuất thịt lợn đề xuất TPHCM cần có cơ chế chính sách hỗ trợ ở giai đoạn thí điểm.
(Theo VOV)
No comments:
Post a Comment