Bà Mạnh Vãn Châu – Giám đốc Tài chính Huawei – phải đeo thiết bị định vị trên người và bị một công ty an ninh giám sát ngày đêm.
Theo South China Morning Post, chỉ hơn một năm trước, bà Mạnh Vãn Châu – Giám đốc Tài chính và là con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi – có cuộc sống đầy bận rộn ở Thâm Quyến, Trung Quốc.
Bà có lịch trình dày đặc với hàng loạt cuộc họp. Ngày làm việc của bà thường bắt đầu sau bữa sáng và kéo dài đến đêm. Tuy nhiên, cuộc sống của bà đã bị đảo lộn hoàn toàn.
Tháng 12/2018, theo yêu cầu từ phía Mỹ, cảnh sát Canada bắt giữ bà Mạnh. Con gái ông Nhậm Chính Phi đối mặt với những cáo buộc như lừa đảo, ăn cắp bí mật thương mại và không tuân thủ lệnh cấm vận của Mỹ. Cả bà Mạnh và Huawei đều phủ nhận cáo buộc này.
Bà Mạnh bị quản thúc bằng một chiếc vòng theo dõi dưới chân. Ảnh: SCMP.
Sau một năm, bà Mạnh Vãn Châu vẫn đang bị quản thúc tại gia ở Vancouver, chờ đợi phiên tòa xét xử việc dẫn độ sang Mỹ. “Thời gian trôi qua chậm đến nỗi tôi quá rảnh rỗi và có thể đọc sách”, bà Mạnh cho biết trong một bức thư viết vào ngày 1/12.
“Tôi có thừa thời gian để thảo luận về một vấn đề bình thường với các đồng nghiệp hoặc tỉ mỉ hoàn thành một bức tranh sơn dầu. Trong năm nay, tôi đã học được cách mạnh mẽ, bình tĩnh đối mặt với tình huống xấu”, bà viết.
Bức thư xuất hiện lần đầu trên trang WeChat của bà Mạnh, sau đó nó được đăng lại trên nền tảng cộng đồng nội bộ của Huawei.
Sau vụ bắt giữ bà Mạnh, quan hệ ngoại giao giữa Canada và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng. Trung Quốc bắt giữ cựu viên chức ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor vì các cáo buộc về gián điệp, đe dọa an ninh Trung Quốc.
Họ bị từ chối quyền tiếp cận với luật sư và không thể gặp gia đình. Cuộc sống của họ trái ngược hoàn toàn với bà Mạnh. Theo SCMP, cuộc sống bị quản thúc tại gia của bà hiện tại được coi là khá thoải mái. Tờ BBC bình luận rằng bà ấy đang bị “mắc kẹt trong một cái lồng mạ vàng”.
Bà Mạnh có thể tự do di chuyển trong phạm vi gần 260 km2 của Vancouver, miễn là về trước giờ giới nghiêm, 23h. Bà cũng được tự do tiếp khách. Gần đây nhất, bà đã có cuộc gặp gỡ với Cong Peiwu, Đại sư Trung Quốc tại Canada.
Bà Mạnh bị bắt giữ tại Canada vào tháng 12/2018. Ảnh: SCMP.
Ngoài ra, bà Mạnh phải đeo thiết bị định vị trên người, có giờ giới nghiêm từ 23h đến 6h sáng hôm sau và chịu sự giám sát cả ngày do một công ty an ninh cung cấp.
Công việc của Công ty an ninh Lions Gate là đảm bảo con gái ông Nhậm Chính Phi không vi phạm những điều khoản tại ngoại. Bà Mạnh phải chi trả chi phí giám sát, bao gồm tiền lương của 2 bảo vệ và một tài xế. Hiện tại, bà Mạnh đang chờ phiên tòa xét xử tiếp theo, dự kiến diễn ra vào ngày 20/1/2020.
“Trong mỗi phiên tòa, luôn có những hàng dài người bên ngoài tòa án và mọi người đều nhiệt tình hỗ trợ làm tôi cảm thấy ấm lòng”, bà Mạnh viết.
Vài giờ sau khi bức thư của bà Mạnh được đăng tải lên trang web nội bộ của Huawei, các nhân viên đã để lại gần 300 bình luận cùng những lời động viên và lời chúc tốt đẹp dành cho bà.
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin quốc tế
Theo South China Morning Post, chỉ hơn một năm trước, bà Mạnh Vãn Châu – Giám đốc Tài chính và là con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi – có cuộc sống đầy bận rộn ở Thâm Quyến, Trung Quốc.
Bà có lịch trình dày đặc với hàng loạt cuộc họp. Ngày làm việc của bà thường bắt đầu sau bữa sáng và kéo dài đến đêm. Tuy nhiên, cuộc sống của bà đã bị đảo lộn hoàn toàn.
Tháng 12/2018, theo yêu cầu từ phía Mỹ, cảnh sát Canada bắt giữ bà Mạnh. Con gái ông Nhậm Chính Phi đối mặt với những cáo buộc như lừa đảo, ăn cắp bí mật thương mại và không tuân thủ lệnh cấm vận của Mỹ. Cả bà Mạnh và Huawei đều phủ nhận cáo buộc này.
Bà Mạnh bị quản thúc bằng một chiếc vòng theo dõi dưới chân. Ảnh: SCMP.
Sau một năm, bà Mạnh Vãn Châu vẫn đang bị quản thúc tại gia ở Vancouver, chờ đợi phiên tòa xét xử việc dẫn độ sang Mỹ. “Thời gian trôi qua chậm đến nỗi tôi quá rảnh rỗi và có thể đọc sách”, bà Mạnh cho biết trong một bức thư viết vào ngày 1/12.
“Tôi có thừa thời gian để thảo luận về một vấn đề bình thường với các đồng nghiệp hoặc tỉ mỉ hoàn thành một bức tranh sơn dầu. Trong năm nay, tôi đã học được cách mạnh mẽ, bình tĩnh đối mặt với tình huống xấu”, bà viết.
Bức thư xuất hiện lần đầu trên trang WeChat của bà Mạnh, sau đó nó được đăng lại trên nền tảng cộng đồng nội bộ của Huawei.
Sau vụ bắt giữ bà Mạnh, quan hệ ngoại giao giữa Canada và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng. Trung Quốc bắt giữ cựu viên chức ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor vì các cáo buộc về gián điệp, đe dọa an ninh Trung Quốc.
Họ bị từ chối quyền tiếp cận với luật sư và không thể gặp gia đình. Cuộc sống của họ trái ngược hoàn toàn với bà Mạnh. Theo SCMP, cuộc sống bị quản thúc tại gia của bà hiện tại được coi là khá thoải mái. Tờ BBC bình luận rằng bà ấy đang bị “mắc kẹt trong một cái lồng mạ vàng”.
Bà Mạnh có thể tự do di chuyển trong phạm vi gần 260 km2 của Vancouver, miễn là về trước giờ giới nghiêm, 23h. Bà cũng được tự do tiếp khách. Gần đây nhất, bà đã có cuộc gặp gỡ với Cong Peiwu, Đại sư Trung Quốc tại Canada.
Bà Mạnh bị bắt giữ tại Canada vào tháng 12/2018. Ảnh: SCMP.
Ngoài ra, bà Mạnh phải đeo thiết bị định vị trên người, có giờ giới nghiêm từ 23h đến 6h sáng hôm sau và chịu sự giám sát cả ngày do một công ty an ninh cung cấp.
Công việc của Công ty an ninh Lions Gate là đảm bảo con gái ông Nhậm Chính Phi không vi phạm những điều khoản tại ngoại. Bà Mạnh phải chi trả chi phí giám sát, bao gồm tiền lương của 2 bảo vệ và một tài xế. Hiện tại, bà Mạnh đang chờ phiên tòa xét xử tiếp theo, dự kiến diễn ra vào ngày 20/1/2020.
“Trong mỗi phiên tòa, luôn có những hàng dài người bên ngoài tòa án và mọi người đều nhiệt tình hỗ trợ làm tôi cảm thấy ấm lòng”, bà Mạnh viết.
Vài giờ sau khi bức thư của bà Mạnh được đăng tải lên trang web nội bộ của Huawei, các nhân viên đã để lại gần 300 bình luận cùng những lời động viên và lời chúc tốt đẹp dành cho bà.
No comments:
Post a Comment