Cập nhật tin tức nóng hổi

Hai tàu hải cảnh Trung Quốc vừa xâm phạm thềm lục địa phía nam Việt Nam

Hiện nay cả nước Việt Nam đang đổ dồn sự chú ý vào các trận đấu của Việt Nam tại Sea Games 30, nhưng các chiến sĩ của Việt Nam chúng ta đang phải căng mình cảnh giác trước các hoạt động phi pháp, xâm lấn chủ quyền biển Việt Nam của các tàu Trung Quốc. Vào lúc 18h ngày Chủ nhật, 1/12/2019, tàu hải cảnh 35111, con tàu nổi tiếng của Trung Quốc với những hoạt động quấy nhiễu hoạt động dầu khí của Malaysia và gần đây nhất là Việt Nam ở khu vực lô 06.1 của Việt Nam.
Hai tàu hải cảnh Trung Quốc vừa xâm phạm thềm lục địa phía nam Việt Nam
Tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc

Chiếc tàu thứ nhì đáng nghi ngờ là tàu hải cảnh 5403, cũng là một trong những con tàu đã tham gia quấy nhiễu ở khu vực lô 06.1 trong những tháng vừa qua khi giàn khoan Hakuryu-5 đang hoạt động.

Hải cảnh 35111 rời cảng Tam Á ngày 2/11/2019 đi thẳng xuống thực thể Subi, và ở đó gần một tháng. Cũng có ngày con tàu này đi xuống Đá Chữ Thập rồi lại quay trở lại. Cho đến ngày 29/11/2019, thì tàu hải cảnh 35111 rời thực thể Subi và đi thẳng xuống khu vực thềm lục địa phía nam của Việt Nam trong phạm vi toạ độ từ khoảng (7.5477 – 110.4551), cách bãi Quế Đường khoảng 19 hải lý, cho tới toạ độ (6.9319 – 109.7491), cách Bãi Tư Chính tầm 30 hải lý về phía đông và đã loanh quanh ở khu vực đó từ đó tới nay. Tàu hải cảnh 35111 đi lại trong khu vực này với vận tốc thấp, chỉ tầm 3-4 hải lý. Tại đây có lô dầu 136-03 của Việt Nam mà phía Trung Quốc tự cho là của họ.
Hai tàu hải cảnh Trung Quốc vừa xâm phạm thềm lục địa phía nam Việt Nam
Sơ đồ chuyển động của Hải cảnh 35111 trong khu vực thềm lục địa phía nam của Việt Nam trên bản đồ AIS vệ tinh.

Cùng khoảng thời gian tàu 35111 rời đá Subi, thi tàu hải cảnh 5403 cũng rời đảo Hải Nam vào ngày 28/11, tắt tín hiệu AIS trên suốt đường đi, và chỉ bật AIS một lần vào lúc 13h ngày 1/12/2019, cho thấy tàu này đang hiện diện ở toạ độ 7.0546 – 110.4070, trong thềm lục địa của Việt Nam, cách Bãi Tư Chính tầm 50 hải lý. Hiện giờ tàu đã tắt AIS. Đây cũng là hành vi thường thấy ở các tàu hải cảnh Trung Quốc trong thời gian quấy nhiễu hoạt động dầu khí của Việt Nam.
Hai tàu hải cảnh Trung Quốc vừa xâm phạm thềm lục địa phía nam Việt Nam
Vị trí cuối cùng theo dõi được của tàu hải cảnh 5403 trước khi tín hiệu AIS của tàu biến mất.

Trước đó, vào lúc 23h19 ngày 30/11/2019, tàu Hải cảnh 35111 Trung Quốc sau khi rời đảo Hải Nam đầu tháng 11 đã neo đậu ở Đá Chữ Thập và Subi gần cả tháng nay. Sáng ngày 29, tàu đột nhiên rời Subi tiến thẳng về phía nam, và giờ đang lảng vảng phía ngoài khu vực các bãi chìm ở khu vực DK1 của Việt Nam với vận tốc chỉ 3 knots, cách bãi Quế Đường khoảng 19 hải lý về phía nam và cách Bãi Tư Chính chừng 34 hải lý về phía đông.
Hai tàu hải cảnh Trung Quốc vừa xâm phạm thềm lục địa phía nam Việt Nam
tàu Hải cảnh 35111 Trung Quốc

Hiện chưa biết liệu đang có sự kiện gì xảy ra thêm trong khu vực mà hai tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện. Mặt khác, cũng rất có thể các tàu hải cảnh này đang làm điều mà các tàu Trung Quốc đã thực hiện trong suốt 1 năm qua, theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI), đó là phát đi thông điệp khẳng định yêu sách biển sai trái của Trung Quốc thông qua việc cố tình bật AIS công khai sự hiện diện của mình.
Hai tàu hải cảnh Trung Quốc vừa xâm phạm thềm lục địa phía nam Việt Nam
tàu Hải cảnh 35111 Trung Quốc

Thời điểm hai tàu hải cảnh Trung Quốc rời nơi neo đậu và tiến vào thềm lục địa phía nam của Việt Nam diễn ra ngay sau cuộc gặp giữa thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung và người đồng cấp La Chiếu Huy tại Bắc Kinh, trong đó hai bên “nhất trí thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng, góp phần giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông,” theo báo cáo của Báo Thế giới & Việt Nam. Điều này chứng tỏ, chính quyền Trung Quốc đã không coi trọng lời cam kết, mà chỉ diễn giải mọi hành động dựa trên những đòi hỏi chủ quyền vô lối của họ.
Hai tàu hải cảnh Trung Quốc vừa xâm phạm thềm lục địa phía nam Việt Nam
Bãi Tư Chính

Hiện mọi chuyển động của các tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn đang được tiếp tục theo dõi qua hệ thống bản đồ AIS vệ tinh, còn thực tế trên thực địa thì chỉ các cán bộ chiến sĩ của ta mới hiểu hết và chính xác.

Nguyễn Anh (Marine Trafic)
, ,

No comments:

Post a Comment