Một thông tin không thể hài hước hơn khiến người viết bài này cảm thấy vô cùng tiếc nuối khi Chương trình Táo quân năm nay khép lại.
Đó là theo báo Thanh niên, bài “’Hô biến’ nhân viên tạp vụ thành… bác sĩ khám cho công nhân” cho biết, Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương (Sở Y tế Bình Dương) đã trưng dụng cả nhân viên tạp vụ tham gia đoàn y bác sĩ khám bệnh nghề nghiệp, sức khỏe định kỳ cho công nhân.
Bài báo viết: “Theo quy định, việc khám bệnh, sức khỏe phải được thực hiện bởi các y, bác sĩ có trình độ chuyên môn, được cấp chứng chỉ hành nghề; người ký kết luận trên hồ sơ, bệnh án phải là người có đủ trình độ, thâm niên công tác…
Thế nhưng, theo tìm hiểu của phóng viên Thanh niên mặc dù bà N.T.K.N không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề và không đủ điều kiện để tham gia hoạt động chuyên môn về khám bệnh nghề nghiệp, sức khỏe nhưng thường xuyên được giám đốc Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương cử tham gia đoàn y, bác sĩ đi “khám bệnh” định kỳ cho công nhân các công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Gần đây nhất, ngày 5.12.2019, bà N. được giám đốc trung tâm cử tham gia đoàn y bác sĩ của trung tâm đi khám bệnh tại một công ty nằm trong Khu Công nghiệp VSIP 2 (P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương)”.
Cùng những thông tin trên, bài báo còn đăng ảnh bà N. mặc áo blu, đeo ống nghe và ngồi viết…
Thành thật, tôi không thể lý giải lý do vì sao họ lại có thể làm liều đến như vậy cho một nghề cực kỳ quan trọng, liên quan đến tính mạng con người.
Nếu xét qui trình, với trình độ đại học, các trường đào tạo lâu nhất cũng chỉ tối đa 5 năm. Trong khi đó để có một bác sĩ, phải ít nhất mất 6 năm đào tạo và nhiều năm kinh nghiệm. Đó là chưa kể thường phải mất nhiều năm nữa cho đào tạo chuyên khoa.
Việc chẩn đoán có bệnh hay không có bệnh, bệnh gì, mức độ ra sao… rất quan trọng bởi nó quyết định phác đồ điều trị. Sức khỏe, tính mạng mỗi con người đều đặt ở đây.
Vậy mà tại đây, họ lại có thể đưa một nhân viên tạp vụ “đóng thế”y bác sĩ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động thì dù có trí tưởng tượng phong phú đến mấy, cũng đành bó tay.
Tôi đồ rằng Nhà văn trào phúng Nguyễn Công Hoan cũng phải ngả mũ chào thua. Thậm chí, ông Nhà văn Adic Nexin nổi tiếng thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải cúi đầu thán phục.
Xin khâm phục khả năng “sáng tạo” của vị giám đốc trung tâm này.
Có điều, đằng sau “sáng tạo” này là thái độ coi tính mạng người lao động như “cỏ rác”.
Xin cám ơn đồng nghiệp của báo Thanh niên đã cung cấp cho chúng tôi một thông tin “không tin được, dù đó là sự thật” này.
Theo Bùi Hoàng Tám
Tin trong nước
,
Xã hội
,
Y tế
Đó là theo báo Thanh niên, bài “’Hô biến’ nhân viên tạp vụ thành… bác sĩ khám cho công nhân” cho biết, Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương (Sở Y tế Bình Dương) đã trưng dụng cả nhân viên tạp vụ tham gia đoàn y bác sĩ khám bệnh nghề nghiệp, sức khỏe định kỳ cho công nhân.
Bài báo viết: “Theo quy định, việc khám bệnh, sức khỏe phải được thực hiện bởi các y, bác sĩ có trình độ chuyên môn, được cấp chứng chỉ hành nghề; người ký kết luận trên hồ sơ, bệnh án phải là người có đủ trình độ, thâm niên công tác…
Thế nhưng, theo tìm hiểu của phóng viên Thanh niên mặc dù bà N.T.K.N không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề và không đủ điều kiện để tham gia hoạt động chuyên môn về khám bệnh nghề nghiệp, sức khỏe nhưng thường xuyên được giám đốc Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương cử tham gia đoàn y, bác sĩ đi “khám bệnh” định kỳ cho công nhân các công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Gần đây nhất, ngày 5.12.2019, bà N. được giám đốc trung tâm cử tham gia đoàn y bác sĩ của trung tâm đi khám bệnh tại một công ty nằm trong Khu Công nghiệp VSIP 2 (P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương)”.
Cùng những thông tin trên, bài báo còn đăng ảnh bà N. mặc áo blu, đeo ống nghe và ngồi viết…
Thành thật, tôi không thể lý giải lý do vì sao họ lại có thể làm liều đến như vậy cho một nghề cực kỳ quan trọng, liên quan đến tính mạng con người.
Nếu xét qui trình, với trình độ đại học, các trường đào tạo lâu nhất cũng chỉ tối đa 5 năm. Trong khi đó để có một bác sĩ, phải ít nhất mất 6 năm đào tạo và nhiều năm kinh nghiệm. Đó là chưa kể thường phải mất nhiều năm nữa cho đào tạo chuyên khoa.
Việc chẩn đoán có bệnh hay không có bệnh, bệnh gì, mức độ ra sao… rất quan trọng bởi nó quyết định phác đồ điều trị. Sức khỏe, tính mạng mỗi con người đều đặt ở đây.
Vậy mà tại đây, họ lại có thể đưa một nhân viên tạp vụ “đóng thế”y bác sĩ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động thì dù có trí tưởng tượng phong phú đến mấy, cũng đành bó tay.
Tôi đồ rằng Nhà văn trào phúng Nguyễn Công Hoan cũng phải ngả mũ chào thua. Thậm chí, ông Nhà văn Adic Nexin nổi tiếng thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải cúi đầu thán phục.
Xin khâm phục khả năng “sáng tạo” của vị giám đốc trung tâm này.
Có điều, đằng sau “sáng tạo” này là thái độ coi tính mạng người lao động như “cỏ rác”.
Xin cám ơn đồng nghiệp của báo Thanh niên đã cung cấp cho chúng tôi một thông tin “không tin được, dù đó là sự thật” này.
Theo Bùi Hoàng Tám
No comments:
Post a Comment