Phần mềm bảo mật Kaspersky Internet Security của Kasapersky đã cảnh báo một file có tên Zalo.Call.exe "đang cố gắng tiếp cận dòng âm thanh khi người dùng khởi động máy tính xách tay (laptop).
Như vậy, không chỉ Zalo phiên bản cài đặt trên điện thoại thông minh, máy tính bảng có khả năng "tiếp cận dòng âm thanh" của thiết bị (trong chức năng nghe, gọi), mà phiên bản cho laptop cũng có thể.
Như đã biết, Zalo là một sản phẩm của Công ty CP VNG (tiền thân là Vinagame).
Theo thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) công bố vào đầu năm 2019: Zalo có gần 47 triệu người dùng với thời gian sử dụng là 2,12 giờ/ngày. Nếu kê khai chi tiết, hiện nay mỗi ngày, trên Zalo, người dùng gửi và nhận gần 1 tỷ tin nhắn, 50 triệu phút gọi và 45 triệu tấm hình.
Với kết quả này, tại Việt Nam, Zalo chỉ đứng sau Facebook với thời gian sử dụng 3,55 giờ/ngày và 60 triệu người dùng và YouTube là 2,65 giờ/ngày với 50 triệu người dùng.
Xuất phát điểm là một ứng dụng OTT (nhắn tin và gọi điện miễn phí trên Internet), Zalo giờ đây đã trở thành “siêu ứng dụng” với hàng loạt tính năng và dịch vụ như: Shopping, gọi xe, đặt thức ăn, tin tức, cổng thanh toán, game,…
Đáng chú ý, không chỉ dành cho cá nhân và doanh nghiệp, từ năm 2018 tới nay, Zalo còn được chính quyền của gần 30 tỉnh, thành trên cả nước hợp tác mở cổng thủ tục hành chính công.
Nhưng phía sau VNG là ai?
Theo báo chí quốc tế, năm 2008, Tencent đề cập mua việc mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam và đây là công ty duy nhất tại Việt Nam mà công ty đầu tư. Cùng năm đó, cựu giám đốc M&A của Tencent đã chuyển sang phụ trách tài chính tại VNG.
Việc Tencent trên thực tế hiện đã chiếm bao nhiêu quyền sở hữu của VNG vẫn chưa thể xác thực, nhưng chắn nhỏ hơn 49% vì VNG là công ty đại chúng. Theo luật, công ty nước ngoài không được sở hữu quá 49% cổ phần VNG.
Những năm gần đây, các công ty công nghệ Trung Quốc thường xuyên bị các nước phương Tây nghi ngờ về các hành vi thu thập dữ liệu cá nhân. Bất ngờ hơn, thậm chí chính phủ Trung Quốc cũng vừa đặt nghi vấn về thu thập dữ liệu trái phép đối với cả Xiaomi và Tencent. Ngoài ra còn có Sina Corp.
Nguồn Báo Sạch
Chính trị
,
Công Nghệ
,
Tin trong nước
Như vậy, không chỉ Zalo phiên bản cài đặt trên điện thoại thông minh, máy tính bảng có khả năng "tiếp cận dòng âm thanh" của thiết bị (trong chức năng nghe, gọi), mà phiên bản cho laptop cũng có thể.
Như đã biết, Zalo là một sản phẩm của Công ty CP VNG (tiền thân là Vinagame).
Theo thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) công bố vào đầu năm 2019: Zalo có gần 47 triệu người dùng với thời gian sử dụng là 2,12 giờ/ngày. Nếu kê khai chi tiết, hiện nay mỗi ngày, trên Zalo, người dùng gửi và nhận gần 1 tỷ tin nhắn, 50 triệu phút gọi và 45 triệu tấm hình.
Với kết quả này, tại Việt Nam, Zalo chỉ đứng sau Facebook với thời gian sử dụng 3,55 giờ/ngày và 60 triệu người dùng và YouTube là 2,65 giờ/ngày với 50 triệu người dùng.
Xuất phát điểm là một ứng dụng OTT (nhắn tin và gọi điện miễn phí trên Internet), Zalo giờ đây đã trở thành “siêu ứng dụng” với hàng loạt tính năng và dịch vụ như: Shopping, gọi xe, đặt thức ăn, tin tức, cổng thanh toán, game,…
Đáng chú ý, không chỉ dành cho cá nhân và doanh nghiệp, từ năm 2018 tới nay, Zalo còn được chính quyền của gần 30 tỉnh, thành trên cả nước hợp tác mở cổng thủ tục hành chính công.
Nhưng phía sau VNG là ai?
Theo báo chí quốc tế, năm 2008, Tencent đề cập mua việc mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam và đây là công ty duy nhất tại Việt Nam mà công ty đầu tư. Cùng năm đó, cựu giám đốc M&A của Tencent đã chuyển sang phụ trách tài chính tại VNG.
Việc Tencent trên thực tế hiện đã chiếm bao nhiêu quyền sở hữu của VNG vẫn chưa thể xác thực, nhưng chắn nhỏ hơn 49% vì VNG là công ty đại chúng. Theo luật, công ty nước ngoài không được sở hữu quá 49% cổ phần VNG.
Những năm gần đây, các công ty công nghệ Trung Quốc thường xuyên bị các nước phương Tây nghi ngờ về các hành vi thu thập dữ liệu cá nhân. Bất ngờ hơn, thậm chí chính phủ Trung Quốc cũng vừa đặt nghi vấn về thu thập dữ liệu trái phép đối với cả Xiaomi và Tencent. Ngoài ra còn có Sina Corp.
Nguồn Báo Sạch
No comments:
Post a Comment