Ngày 9/12 vừa qua, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phát đi thông cáo cho biết đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng uỷ Tổng công ty Thép Việt Nam.
Trong thông báo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ: Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Thép Việt Nam đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tổng Công ty có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong thực hiện Dự án TISCO II, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự, gây bức xúc trong xã hội.
Lật lại kết luận của Thanh tra Chính phủ đối với dự án này công bố hồi đầu năm, chúng ta mới phần nào thấy được mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Với tổng mức đầu tư ban đầu là 3.843 tỷ đồng, được Thủ tướng cho phép năm 2005, đến năm 2012 thì Tổng công ty Thép và TISCO có văn bản xin điều chỉnh tăng tổng mức lên 8.104 tỷ đồng, tức tăng 4.261 tỷ đồng so với ban đầu (tăng hơn gấp đôi).
Điều đáng nói là đến thời điểm thanh tra (đầu năm 2017), TISCO với tư cách là chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà thầu MCC của Trung Quốc trên 92% giá trị hợp đồng, thế nhưng các hạng mục chính của gói thầu EPC đều chưa hoàn thành.
TISCO còn thanh toán thay MCC tiền thuế là 11,6 triệu USD, thanh toán các khoản bốc xếp bảo quản thiết bị gần 5 tỷ đồng, vượt với giá trị hợp đồng. Trong khi đó, MCC chưa chuyển đủ thiết bị theo danh mục, đồng thời cung cấp nhiều máy móc thiết bị sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật không phù hợp với quy chuẩn của Việt Nam.
Nhà thầu nhận tiền rồi “cao chạy xa bay”, còn chủ đầu tư TISCO rơi vào tình thế bị “nắm đằng chuôi”, mắc kẹt giữa việc đẩy tiến độ công việc và xoay xở trả nợ, lãi vay ngân hàng. Tổng dư nợ gốc, lãi vay ngân hàng phải trả của dự án này ở thời điểm thanh tra lên tới 3.900 tỷ đồng, tức ngang với tổng mức đầu tư ban đầu!
Kết quả cho sự “nhiệt tình” của TISCO, cho những con số khổng lồ trả bằng “tiền tươi thóc thật” ấy là gì? Bạn đọc có thể lần lại bài viết “Cận cảnh đại dự án thua lỗ nghìn tỷ Gang thép Thái Nguyên” trên Dân trí ngày 21/2/2019 để thấy được những hạng mục xây dựng dở dang của đại công trường tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng. Trước mắt chỉ là sắt thép ngổn ngang, gỉ sét, cỏ mọc um tùm.
Đến nay, nhiều năm trôi qua, dự án vẫn trong tình trạng “đắp chiếu”. Thật xót xa thay, theo ghi nhận của Ban Kiểm soát TISCO thì doanh nghiệp này đã rơi vào tình trạng tài chính đặc biệt khó khăn, có khả năng không trả được các khoản nợ khi hết hạn (nói trắng ra là “vỡ nợ”).
Đến đầu năm 2019, tình hình tài chính của TISCO là cực kỳ khó khăn, nguy cơ khủng hoảng tài chính dẫn đến phá sản đang hiện hữu nếu không có sự giải cứu kịp thời của Chính phủ, các ngân hàng và các cấp có thẩm quyền.
Như vậy, hậu quả của sự “buông lỏng” trong công tác của một số cán bộ chính là đã khiến ngân sách và ngân hàng “vào tròng”, trở thành “con tin” không hơn không kém.
Đã có 5 cá nhân bị khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra xác minh 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại dự án này. Và mới đây, theo thông báo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, nhiều tập thể, cá nhân tiếp tục bị xem xét trách nhiệm với những vi phạm, khuyết điểm được chỉ rõ.
Tôi tin rằng, với sự nghiêm minh của pháp luật và chủ trương không thoả hiệp với tiêu cực, tham nhũng, các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên quan tới dự án này sẽ bị xử lý đúng người, đúng tội.
Chỉ có điều, hàng nghìn tỷ đồng đang “mắc kẹt” sẽ được xử lý ra sao? Trong số đó, đã có bao nhiêu tiền bị tư lợi, vào túi cá nhân? Và rồi đây, ai sẽ phải bù đắp những con số khổng lồ ấy? Ai?…
Theo Dân trí
Chính trị
,
Kinh tế
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Trong thông báo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ: Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Thép Việt Nam đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tổng Công ty có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong thực hiện Dự án TISCO II, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự, gây bức xúc trong xã hội.
Lật lại kết luận của Thanh tra Chính phủ đối với dự án này công bố hồi đầu năm, chúng ta mới phần nào thấy được mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Với tổng mức đầu tư ban đầu là 3.843 tỷ đồng, được Thủ tướng cho phép năm 2005, đến năm 2012 thì Tổng công ty Thép và TISCO có văn bản xin điều chỉnh tăng tổng mức lên 8.104 tỷ đồng, tức tăng 4.261 tỷ đồng so với ban đầu (tăng hơn gấp đôi).
Điều đáng nói là đến thời điểm thanh tra (đầu năm 2017), TISCO với tư cách là chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà thầu MCC của Trung Quốc trên 92% giá trị hợp đồng, thế nhưng các hạng mục chính của gói thầu EPC đều chưa hoàn thành.
TISCO còn thanh toán thay MCC tiền thuế là 11,6 triệu USD, thanh toán các khoản bốc xếp bảo quản thiết bị gần 5 tỷ đồng, vượt với giá trị hợp đồng. Trong khi đó, MCC chưa chuyển đủ thiết bị theo danh mục, đồng thời cung cấp nhiều máy móc thiết bị sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật không phù hợp với quy chuẩn của Việt Nam.
Nhà thầu nhận tiền rồi “cao chạy xa bay”, còn chủ đầu tư TISCO rơi vào tình thế bị “nắm đằng chuôi”, mắc kẹt giữa việc đẩy tiến độ công việc và xoay xở trả nợ, lãi vay ngân hàng. Tổng dư nợ gốc, lãi vay ngân hàng phải trả của dự án này ở thời điểm thanh tra lên tới 3.900 tỷ đồng, tức ngang với tổng mức đầu tư ban đầu!
Kết quả cho sự “nhiệt tình” của TISCO, cho những con số khổng lồ trả bằng “tiền tươi thóc thật” ấy là gì? Bạn đọc có thể lần lại bài viết “Cận cảnh đại dự án thua lỗ nghìn tỷ Gang thép Thái Nguyên” trên Dân trí ngày 21/2/2019 để thấy được những hạng mục xây dựng dở dang của đại công trường tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng. Trước mắt chỉ là sắt thép ngổn ngang, gỉ sét, cỏ mọc um tùm.
Đến nay, nhiều năm trôi qua, dự án vẫn trong tình trạng “đắp chiếu”. Thật xót xa thay, theo ghi nhận của Ban Kiểm soát TISCO thì doanh nghiệp này đã rơi vào tình trạng tài chính đặc biệt khó khăn, có khả năng không trả được các khoản nợ khi hết hạn (nói trắng ra là “vỡ nợ”).
Đến đầu năm 2019, tình hình tài chính của TISCO là cực kỳ khó khăn, nguy cơ khủng hoảng tài chính dẫn đến phá sản đang hiện hữu nếu không có sự giải cứu kịp thời của Chính phủ, các ngân hàng và các cấp có thẩm quyền.
Như vậy, hậu quả của sự “buông lỏng” trong công tác của một số cán bộ chính là đã khiến ngân sách và ngân hàng “vào tròng”, trở thành “con tin” không hơn không kém.
Đã có 5 cá nhân bị khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra xác minh 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại dự án này. Và mới đây, theo thông báo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, nhiều tập thể, cá nhân tiếp tục bị xem xét trách nhiệm với những vi phạm, khuyết điểm được chỉ rõ.
Tôi tin rằng, với sự nghiêm minh của pháp luật và chủ trương không thoả hiệp với tiêu cực, tham nhũng, các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên quan tới dự án này sẽ bị xử lý đúng người, đúng tội.
Chỉ có điều, hàng nghìn tỷ đồng đang “mắc kẹt” sẽ được xử lý ra sao? Trong số đó, đã có bao nhiêu tiền bị tư lợi, vào túi cá nhân? Và rồi đây, ai sẽ phải bù đắp những con số khổng lồ ấy? Ai?…
Theo Dân trí
No comments:
Post a Comment