Cập nhật tin tức nóng hổi

Việt Nam đoạt chức vô địch nhờ Chủ tịch VFF “ốm liệt giường”?

Bóng đá VN hội nhập lại với đấu trường Seagame từ năm 1991, nhưng mãi đến năm 1995 mới vượt qua vòng bảng nhờ vào một cái tên quen thuộc từng giúp VN vô địch Seap game 1959: HLV K. Weigang. Trước đó thì thua te tua dưới thời các HLV nội.
Việt Nam đoạt chức vô địch nhờ Chủ tịch VFF “ốm liệt giường”?
Rồi, khi bóng đá nam bắt đầu có ăn thì HLV Weigang bất ngờ từ chức vì bị can thiệp quá sâu vào chuyên môn, các cầu thủ được “kí gửi” quá nhiều. Thay vì HLV là người trực tiếp xem giò cẳng để tuyển mộ cầu thủ ưng ý cho chiến thuật của mình thì phải bắt buộc chọn ra những cầu thủ tốt nhất trong danh sách được chọn sẵn từ trước. Ở đó, người ta “tự hào” vì có cầu thủ của mình lên tuyển QG.

Đến thời Colin Murphy, VN cũng tạo được dấu ấn khi đá gần ngang ngửa với Thái trong trận bán kết Seagame 1997 và chỉ chịu thua sát nút 1-2. Năm đó VN giành HC đồng sau khi thắng Singapore 1-0, chính thức khẳng định vị thế của mình ở ĐNA. Nhưng, Murphy cũng ra đi không kèn không trống vì người ta cho ông một đồng lương…chết đói. Họ mặc định rằng, VN đã cho ông tiếng tăm như vậy thì ông phải biết ơn họ, thế thì đừng đòi hỏi lương bổng!

Alfred Riedl đến VN năm 1998, sau trận giao hữu cực kỳ mãn nhãn với CLB nổi tiếng Brazin lúc bấy giờ là Botafogo đã nhận xét một câu kinh điển làm các quan chức bóng đá giận tím người: “Bóng đá VN đang xây nhà từ nóc”. Nhưng chi ê’n thắng vang dội 3-0 trước Thái Lan tại Tiger Cup 98 khiến người ta phải…đè nén cảm xúc khi hàng triệu triệu người Việt coi ông như anh hùng. Rồi, thất bại trong chi ê’n dịch Tiger Cup 2000, kết thúc một thế hệ vàng đầu tiên của bóng đá VN, người ta vứt người hùng ấy không thương tiếc.

Calisto nắm đội VN 2002 cũng khơi lại niềm tin sau đống tro tàn của các năm 2000, 2001 bằng HC Đồng Tiger Cup 2002, nhưng cuối cùng người được chọn lại là Riedl. Lần này ông được chọn vì “đã biết điều hơn” khi cộng tác với người Việt.

Calisto quay lại đội năm 2008 vì …không ai dám ngồi ghế nóng trong tình trạng bóng đá VN đang rơi vào khủng hoảng. Bằng cá tính của mình, ông đã truyền lửa cho một thế hệ chiến binh mới vô địch AFF cup lần đầu tiên trước mũi người Thái. Còn nhớ trận vòng bảng năm ấy, VN thua 0-2; và trong cuộc họp báo, vì bất bình cách xử ép của trọng tài, Calisto m-ỉa rằng: nếu tôi là trọng tài, tôi sẽ cho VN ít nhất là 2 thẻ đỏ. Câu nói đó thành đề tài ch-âm bi-ếm sáng hôm sau của các tờ báo nước nhà, họ thay phiên nhau công k-ích ông làm xấu hình ảnh VN; suốt giải đấu, họ săm soi từng hành động của ông khi ông tranh cãi với trọng tài hay sẵn sàng cãi tay đôi với HLV đội bạn khi thấy cầu thủ VN bị xử é-p để mà phê phán. Cuối giải đó, họ cùng nhau chúc tụng ông là HLV vĩ đại!

Năm 2014, Miura đến VN cũng trong hoàn cảnh bóng đá VN trải qua 3 năm liền không danh hiệu. Ông tạo tiền đề cho sự thay đổi triết lý trong bóng đá Việt: muốn chi ê’n thắng phải có thể lực. Và dù rất nhiều người ch-ê bai đến nổi ông phải ra đi, nhưng riêng vấn đề thể lực mà Miura để lại thực sự là một giá trị.

Như vậy điểm qua các đời HLV đội tuyển Việt Nam, chúng ta thấy rằng HLV ngoại thành công hơn HLV nội. Có phải HLV nội bất tài hơn? Không hẳn thế, mà vì HLV ngoại ít chịu sự “chỉ đạo từ xa” hơn và được chuyên quyền hơn. Điển hình là HLV Mai Đức Chung cũng rất mát tay với đội tuyển nữ hay xa hơn là chức vô địch Mardeka Cup 2007 cùng u22 nam Việt Nam, hay những lần chữa ch-áy thành công khi tạm quyền huấn luyện tuyển Nam, chính ông chứ không ai khác mời lại Anh Đức, cầu thủ mà rất nhiều người chê là chân gỗ để giúp mọi người thấy mẫu trung phong mà VN đang thiếu trong bóng đá hiện đại là gì! Điểm chung cho những lần thành công của ông Chung với các đội tuyển nam và nữ là vì..ông được toàn quyền quyết định cầu thủ. Thật vậy, bóng đá nữ thì không ai quan tâm, tiền chia chác ít nên các quan ít kí gửi; còn những lần tạm quyền nam thì đều “dầu s-ôi l-ửa bỏng” nên họ sợ trách nhiệm mà bỏ mặc. Vì thế ông nghiễm nhiên được tự do.

Alfred Riedl sau những năm tháng thành công ở VN, ông được mến mộ và được họ trìu mến coi như người Việt, người trong nhà. Từ khi được xem như người Việt, ông nhiễm luôn tính cả nể, “biết nghe lời” của người Việt, từ đó thành tích đi xuống và họ mỉa ông là “ông vua về nhì” rồi chửi thậm tệ sau thất bại 2007, dù trước đó dưới tay ông, VN là đội đáng xem nhất nhì ĐNA!

Tối nay, Tạ Biên Cương thốt lên: “chúng tôi đã coi ông là người Việt rồi, ông Park ạ!” Lẽ nào. Hy vọng là không phải…!

P/s: Khi ông Lê Hùng Dũng trúng cử chức chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt rồi nghỉ bệnh dài dài, nhờ đó mà hết có sự chỉ đạo, định hướng; tư nhân nhờ vậy mà thoát cái ách kèm cặp rồi đầu tư bóng đá bài bản vì lợi ích của câu lạc bộ gắn với lợi ích riêng của họ, bóng đá Việt phất lên từ đó. Nay nước ta cũng có một vị chủ tịch trúng cử rồi ốm liệt giường y chang vậy, ta có nên học theo mô hình bóng đá mà phát triển đất nước y vậy không ta? Cần chi não ..nước ngoài?

Theo FB Nhật Huỳnh
,

No comments:

Post a Comment