Cập nhật tin tức nóng hổi

Kiến nghị nhà thầu nhiệt điện Trung Quốc về xây sân bay Long Thành: Rước voi về giày mả tổ?

Tập đoàn Gele ximco của đại gia Vũ Văn Tiền từng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT về việc hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng sân bay Long Thành trong 3-5 năm. Đáng nói, Tập đoàn mà vị đại gia này đề xuất chẳng biết tí gì về xây dựng sân bay, chỉ có kinh nghiệm làm một số dự án nhiệt điện ở Việt Nam, chất lượng cũng chẳng vượt trội. Dường như, tập đoàn mà ông Vũ Văn Tiền đề xuất chỉ có một thế mạnh: đó là TIỀN và được CHÍNH PHỦ TQ chống lưng. Phải chăng, chỉ nhiêu đó là đủ điều kiện để nhận thầu sân bay LOng Thành? Không cần biết kinh nghiệm, uy tín và lĩnh vực của nhà thầu là gì? Mục đích của đề xuất này là gì? Rước voi về giày mã tổ?
Kiến nghị nhà thầu nhiệt điện Trung Quốc về xây sân bay Long Thành: Rước voi về giày mả tổ?
Trích nguồn: https://nhadautu.vn/doi-tac-trung-quoc-muon-cung-geleximco-dau-tu-san-bay-long-thanh-la-ai-d2695.html

Trich nguồn xây nhiệt điện: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/doi-tac-trung-quoc-cua-geleximco-trong-du-an-nhiet-dien-ty-usd-thuc-chat-la-ai-20180403181118031.htm

Theo đó, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Gele ximco khẳng định mối quan hệ thân thiết, đối tác chặt chẽ giữa Tập đoàn Gele ximco với Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang cũng như một số Quỹ đầu tư lớn Trung Quốc như Tập đoàn Quản lý tài sản Hoa Dung – một công ty nhà nước với tổng tài sản đạt trên 250 tỷ USD; Công ty TNHH CP Đầu tư Dân sinh và Tập đoàn đầu tư lớn tại Hồng Kông như IDG… Qua đó, đại gia Vũ Văn Tiền khẳng định đối tác của họ là KAIDI Dương Quang từ Trung Quốc rất có kinh nghiệm trong xây sân bay, thế nhưng tài liệu hồ sơ của tập đoàn này lại cho thấy điều ngược lại. KAIDI chẳng có tí kinh nghiệm làm sân bay nào, chỉ hay đầu tư nhiều về nhiệt điện. Tại sao ông Tiền lại phải nói dối, làm đẹp hồ sơ cho đối tác TQ?

Tìm hiểu thì KAIDI Dương Quang được thành lập năm 1992, tên đầy đủ là Tập đoàn năng lượng mới KAIDI Dương Quang (tên tiếng Anh: Sunshine KAIDI New Energy Group Co., Ltd), trụ sở tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Trên trang web của mình, KAIDI Dương Quang tự giới thiệu là nhà xây dựng nhà máy điện và cung cấp các hợp đồng tổng thầu EPC quy mô lớn liên quan tới điện. Ngoài ra, tập đoàn này cũng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất nhiên liệu sinh khối, điện sinh khối, bảo vệ môi trường, các dự án kỹ thuật quy mô lớn.

Lịch sử của KAIDI Dương Quang không thấy nhắc tới kinh nghiệm xây dựng sân bay, nhất là sân bay quốc tế lớn. Tập đoàn này chỉ chuyên các dự án nhiệt điện, và tại Trung Quốc, KAIDI Dương Quang góp mặt trong nhiều dự án nhà máy nhiệt điện. Có thể kể ra một số dự án như Nhà máy điện Hán Xuyên (Hồ Bắc), Nhà máy điện Phong Thành (Giang Tây), Nhà máy nhiệt điện Tô Châu (Giang Tô).

KAIDI Dương Quang chỉ bắt đầu để ý tới vấn đề môi trường trong thời gian gần đây khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu mạnh tay với các nhà máy gây ô nhiễm. Có thể kể đến một số dự án kiểu này như Nhà máy x.ử lý nước thải BOT Vũ Hán, nhà máy nhiệt điện sinh khối Sùng Dương (Hồ Bắc), nhà máy điện gió Bình Lục (Sơn Tây)…

Tại Việt Nam, trước khi trình hồ sơ xin đầu tư xây dựng sân bay Long Thành với cam kết “giá thấp nhất”, KAIDI Dương Quang đã xuất hiện trong một số dự án khác tại Việt Nam về… nhiệt điện, và chỉ nhiệt điện. Các dự án này bao gồm: Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê (Quảng Ninh); Nhà máy nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh); Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam); Dự án nhà máy nhiệt điện Hải Dương; Dự án nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3 (Quảng Ninh).
Kiến nghị nhà thầu nhiệt điện Trung Quốc về xây sân bay Long Thành: Rước voi về giày mả tổ?
Tự giới thiệu có kinh nghiệm và có khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án, lãnh đạo Gele ximco và KAIDI Dương Quang cam kết xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành hiện đại và văn minh, trong khoảng thời gian 3-5 năm với “giá thành đầu tư thấp nhất cho một sân bay mới hiện đại” – một chiêu bài thâu tóm dự án quá quen thuộc của TQ ở Việt Nam.

Tập đoàn này cũng nói rằng mình có mối quan hệ với các quỹ đầu tư lớn như Tập đoàn Quản lý tài sản Hoa Dung Trung Quốc (Hoa Dung) là một công ty nhà nước với tổng tài sản đạt trên 250 tỉ USD hay Công ty TNHH cổ phần Đầu tư Dân Sinh, IDG…

Trước đó, vào tháng 10-2016, Tập đoàn Gele ximco của đại gia Vũ Văn Tiền cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT cho phép được tham gia đầu tư 1 loạt các dự án hạ tầng giao thông lớn như cao tốc Bắc Nam đoạn Thanh Hóa – Hà Tĩnh và TP.HCM Khánh Hòa; Dự án đường bộ cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái; Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam; Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ước tính sơ bộ tổng chi phí đầu tư 4 dự án này có thể lên tới gần 50 tỷ USD.

Thật chẳng rõ nguồn vốn ở đâu mà đại gia Vũ Văn Tiền lại “sung” như thế, hầu hết những tuyến đường huyết mạch, xương sống của quốc gia vị đại gia này đều muốn thi công. Hơn thế nữa, Việt Nam đã nhận không ít trái đắng từ việc hợp tác với Trung Quốc xây dựng các dự án giao thông trọng điểm từ Bắc chí Nam: đội vốn, chậm tiến độ, nguy hại cho an ninh quốc phòng. Nhưng không hiểu sao một đại gia bất động sản lớn của Việt Nam lại tích cực đề xuất hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc, phải chăng đằng sau sự lớn mạnh của Gele ximco là dáng dấp của các “mạnh thường quân” mang quốc tịch Trung Hoa? Phải chăng, mục đích đằng sau sự sốt sắng này là hai tay dâng không an ninh hàng không cho phía TQ kiểm soát? Một biển Đông đầy sóng gió khi đối đầu với lòng tham không đáy của Trung Quốc vẫn chưa làm các ông ấy hài lòng? Nay đến an ninh hàng không, rồi mục tiêu là cao tốc Bắc Nam, đường sắt Bắc Nam… phải chăng đại gia Vũ Văn Tiền đang muốn quỳ gối dâng không lãnh thổ đất nước ngàn năm văn hiến cho giặc để đổi lấy lợi ích mới hài lòng?

Nguồn CTVN , , ,

No comments:

Post a Comment