Từ 1/1/2020, luật “cấm rượu bia khi lái xe” có hiệu lực, thì đồng nghĩa người điều khiển phương tiện giao thông sẽ phải chọn đã uống rượu bia thì không lái xe, hoặc lái xe không được uống rượu bia dù chỉ một lượng ít.
Luật đã có hiệu lực, chúng ta mỗi công dân, người đủ điều kiện khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ phải chấp hành. Những cơ quan nhà nước có chức năng nhiệm vụ cũng cần phải xử lý rất nghiêm minh, tuyệt đối không thể để tình trạng thương lượng, mặc cả với các quy định pháp luật đã đề ra.
Trước ngày 1/1/2020 trong Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định người điều khiển xe môtô, xe gắn máy chỉ được uống ở mức pháp luật cho phép (nồng độ cồn trong máu không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở).
Trước khi nói về mức xử phạt, chúng ta hãy thử nhìn lại các con số liên quan đến rượu, bia ở Việt Nam. Thống kê của các cơ quan chức năng thì năm 2018, Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 4,2 tỉ lít đứng thứ 3 châu Á. Số tiền mỗi năm chi cho bia, rượu của Việt Nam là khoảng 168.000 tỷ đồng. Hơn nữa, tốc độ tiêu thụ tại Việt Nam lại đứng đầu thế giới, hơn 5%/năm.
Nhưng con số mà Việt Nam chi cho việc giải quyết hậu quả từ rượu bia, như tai nạn giao thông, bệnh tật, sức khỏe,… là khoảng 78.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy con số tiền ảnh hưởng từ rượu bia đến nền kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam theo hướng tiêu cực cũng chiếm phần lớn như thế nào.
Theo thống kê của Cục cảnh sát Giao thông thì chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2019, đã có khoảng 84.000 trường hợp người điều khiển xe vi phạm nồng độ cồn. Theo một khảo sát của đơn vị độc lập, thì 86% số lái xe được hỏi thừa nhận có điều khiển phương tiện tham gia giao thông có sử dụng rượu bia, con số này tăng cao vào thời điểm dịp Tết.
Nhìn thực tế mà nói, khi một quốc gia đang ở mức phát triển, cuộc sống của người dân chưa phải là cao nhưng chi một khoản tiền khổng lồ cho các “cơn say” và giải quyết hậu quả của nó thì quả thật là đáng sợ.
Ở Việt Nam việc uống rượu bia từ lâu đã được xem là “một phần của cuộc sống” với phần lớn người dân. Trong việc tiếp khách, đám cưới, giỗ chạp,… đều có sự hiện diện của rượu bia.
Hẳn nhiều người còn nhớ vụ tai nạn chiều ngày 13/2/2019, tài xế Nguyễn Tiến Duy lái chiếc Fortuner biển Hà Nội khi đến địa phận huyện Văn Bàn đã lấn sang làn đối diện, rồi đấu đầu với xe chở khách 16 chỗ do tài xế Trần Huy Sỹ (38 tuổi, trú tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) điều khiển.
Vụ tai nạn đã khiến 12 người nhập viện, trong đó ba người tử vong và ba người khác bị thương nặng. Nhà chức trách kiểm tra nồng độ cồn trong máu của tài xế Nguyễn Tiến Duy (29 tuổi, trú tại huyện Kim Tân, Lào Cai, người điều khiển xe Fortuner) cho thấy kết quả dương tính (đạt mức 38 mg/dl máu). Ngoài ra, tài xế xe khách 16 chỗ cũng có nồng độ cồn trong máu đạt mức 39 mg/dl máu và anh này đã tử vong khi cấp cứu tại bệnh viện.
Vào 0h10 sáng 1/5/2019, tại hầm đường bộ Kim Liên hướng đi Đại Cồ Việt, thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng. Xe ô tô Mercedes mang BKS 30F-154.78 do một nam tài xế điều khiển đã va chạm với xe máy không biển số của 2 nữ nạn nhân. Hậu quả, 2 người phụ nữ ngồi trên xe máy tử vong tại chỗ. Tuy nhiên, tài xế ô tô Mercedes không dừng lại hiện trường mà bỏ chạy về hướng Đại Cồ Việt thì bị lực lượng cảnh sát bắt giữ.
Và còn hàng trăm, hàng nghìn vụ tai nạn giao thông thảm khốc bị gây ra bởi tai nạn giao thông ở trong những năm qua.
Trước đây, trong tuyên truyền về tác hại của rượu bia của Việt Nam, chúng ta mới chỉ là “khuyến nghị”, “khuyến cáo”. Mọi thứ dường như mới chỉ dừng ở những lời khuyên là “đừng” hay “không nên”. Còn bây giờ khi đã có luật thật nghiêm khắc, thì những nội dung đó không phải là “khuyên” nữa mà là “cấm”. Chính vì thế để luật đi vào cuộc sống là ở khâu giám sát, khâu thi hành luật.
Rượu bia và khi tham gia giao thông với tác hại đã quá rõ. Chúng ta không được phép biện minh cho việc rằng đó là “ma men” gây họa, trong khi chính bản thân chúng ta đã không có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội. Cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng lượng tiêu thụ rượu bia hằng năm đều tăng, thì đồng nghĩa mối nguy hiểm cho quốc gia ngày càng lớn.
Hãy nghiêm minh thực hiện quy định của pháp luật về rượu bia, đừng để tình trạng tiêu cực của xã hội là người còn sống phải tự sám hối, sửa chữa sai lầm, cho người đã thiệt mạng, đã thành tàn phế và mất sức lao động. Vì sức khỏe của bản thân, vì sự lành mạnh của gia đình và sự phát triển của xã hội, quốc gia, đã đến lúc chúng ta cần nói không với rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Giao thông
,
Tin trong nước
Luật đã có hiệu lực, chúng ta mỗi công dân, người đủ điều kiện khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ phải chấp hành. Những cơ quan nhà nước có chức năng nhiệm vụ cũng cần phải xử lý rất nghiêm minh, tuyệt đối không thể để tình trạng thương lượng, mặc cả với các quy định pháp luật đã đề ra.
Trước ngày 1/1/2020 trong Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định người điều khiển xe môtô, xe gắn máy chỉ được uống ở mức pháp luật cho phép (nồng độ cồn trong máu không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở).
Trước khi nói về mức xử phạt, chúng ta hãy thử nhìn lại các con số liên quan đến rượu, bia ở Việt Nam. Thống kê của các cơ quan chức năng thì năm 2018, Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 4,2 tỉ lít đứng thứ 3 châu Á. Số tiền mỗi năm chi cho bia, rượu của Việt Nam là khoảng 168.000 tỷ đồng. Hơn nữa, tốc độ tiêu thụ tại Việt Nam lại đứng đầu thế giới, hơn 5%/năm.
Nhưng con số mà Việt Nam chi cho việc giải quyết hậu quả từ rượu bia, như tai nạn giao thông, bệnh tật, sức khỏe,… là khoảng 78.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy con số tiền ảnh hưởng từ rượu bia đến nền kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam theo hướng tiêu cực cũng chiếm phần lớn như thế nào.
Theo thống kê của Cục cảnh sát Giao thông thì chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2019, đã có khoảng 84.000 trường hợp người điều khiển xe vi phạm nồng độ cồn. Theo một khảo sát của đơn vị độc lập, thì 86% số lái xe được hỏi thừa nhận có điều khiển phương tiện tham gia giao thông có sử dụng rượu bia, con số này tăng cao vào thời điểm dịp Tết.
Nhìn thực tế mà nói, khi một quốc gia đang ở mức phát triển, cuộc sống của người dân chưa phải là cao nhưng chi một khoản tiền khổng lồ cho các “cơn say” và giải quyết hậu quả của nó thì quả thật là đáng sợ.
Ở Việt Nam việc uống rượu bia từ lâu đã được xem là “một phần của cuộc sống” với phần lớn người dân. Trong việc tiếp khách, đám cưới, giỗ chạp,… đều có sự hiện diện của rượu bia.
Hẳn nhiều người còn nhớ vụ tai nạn chiều ngày 13/2/2019, tài xế Nguyễn Tiến Duy lái chiếc Fortuner biển Hà Nội khi đến địa phận huyện Văn Bàn đã lấn sang làn đối diện, rồi đấu đầu với xe chở khách 16 chỗ do tài xế Trần Huy Sỹ (38 tuổi, trú tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) điều khiển.
Vụ tai nạn đã khiến 12 người nhập viện, trong đó ba người tử vong và ba người khác bị thương nặng. Nhà chức trách kiểm tra nồng độ cồn trong máu của tài xế Nguyễn Tiến Duy (29 tuổi, trú tại huyện Kim Tân, Lào Cai, người điều khiển xe Fortuner) cho thấy kết quả dương tính (đạt mức 38 mg/dl máu). Ngoài ra, tài xế xe khách 16 chỗ cũng có nồng độ cồn trong máu đạt mức 39 mg/dl máu và anh này đã tử vong khi cấp cứu tại bệnh viện.
Vào 0h10 sáng 1/5/2019, tại hầm đường bộ Kim Liên hướng đi Đại Cồ Việt, thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng. Xe ô tô Mercedes mang BKS 30F-154.78 do một nam tài xế điều khiển đã va chạm với xe máy không biển số của 2 nữ nạn nhân. Hậu quả, 2 người phụ nữ ngồi trên xe máy tử vong tại chỗ. Tuy nhiên, tài xế ô tô Mercedes không dừng lại hiện trường mà bỏ chạy về hướng Đại Cồ Việt thì bị lực lượng cảnh sát bắt giữ.
Và còn hàng trăm, hàng nghìn vụ tai nạn giao thông thảm khốc bị gây ra bởi tai nạn giao thông ở trong những năm qua.
Trước đây, trong tuyên truyền về tác hại của rượu bia của Việt Nam, chúng ta mới chỉ là “khuyến nghị”, “khuyến cáo”. Mọi thứ dường như mới chỉ dừng ở những lời khuyên là “đừng” hay “không nên”. Còn bây giờ khi đã có luật thật nghiêm khắc, thì những nội dung đó không phải là “khuyên” nữa mà là “cấm”. Chính vì thế để luật đi vào cuộc sống là ở khâu giám sát, khâu thi hành luật.
Rượu bia và khi tham gia giao thông với tác hại đã quá rõ. Chúng ta không được phép biện minh cho việc rằng đó là “ma men” gây họa, trong khi chính bản thân chúng ta đã không có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội. Cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng lượng tiêu thụ rượu bia hằng năm đều tăng, thì đồng nghĩa mối nguy hiểm cho quốc gia ngày càng lớn.
Hãy nghiêm minh thực hiện quy định của pháp luật về rượu bia, đừng để tình trạng tiêu cực của xã hội là người còn sống phải tự sám hối, sửa chữa sai lầm, cho người đã thiệt mạng, đã thành tàn phế và mất sức lao động. Vì sức khỏe của bản thân, vì sự lành mạnh của gia đình và sự phát triển của xã hội, quốc gia, đã đến lúc chúng ta cần nói không với rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
No comments:
Post a Comment