Thông tin gây sốc dư luận được báo chí phản ánh gần đây: Huyện ủy, UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) đang nợ hơn 50 tỷ đồng.
Món nợ khủng đó phát sinh trong giai đoạn 2012-2015 do bà Ngô Thị Hoa làm Chủ tịch, ông Hoàng Cao Thắng làm Bí thư Huyện ủy. Cả hai đều đã nghỉ hưu, nói theo ngôn ngữ thời thượng là “hạ cánh an toàn” đã mấy năm nay.
Nợ… ăn xài
Theo thống kê sơ bộ, món nợ mà UBND huyện Yên Định phải trả trong giai đoạn 2012 -2015 là hơn 24,5 tỉ đồng. Cụ thể, năm 2012 là hơn 4,6 tỉ đồng; 2013 gần 9,5 tỉ đồng; 2014 hơn 5,6 tỉ đồng và 2015 hơn 4,7 tỉ đồng.
Điều bất ngờ là chủ nợ của UBND huyện Yên Định lại hầu hết là cán bộ, nhân viên thuộc 11 phòng, ban trong cơ quan UBND huyện với số lượng hơn 100 người. Văn phòng UBND huyện có 23 cán bộ, nhân viên phải bỏ tiền cá nhân ra chi tiêu cho cơ quan, với hơn 11,2 tỉ đồng; Phòng Nội vụ có 11 cán bộ, nhân viên bỏ ra hơn 3,8 tỉ đồng; Phòng NN-PTNT 15 người với hơn 2,8 tỉ đồng; Phòng Kinh tế-Hạ tầng 19 người với hơn 1,3 tỉ đồng,… Ngoài ra, còn nhiều trường hợp chưa thống kê được do đã chuyển công tác, nghỉ hưu, hoặc đương chức nhưng sợ không khai báo, có người bị nợ hơn 4 tỉ đồng.[1]
Tại cơ quan uyện ủy, số nợ còn vượt cả UBND huyện, lên tới 28 29 tỉ đồng.
Số tiền hàng chục tỷ ấy, lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban huyện dùng vào việc gì? Chắc chắn không phải là chi cho các dự án phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội ở địa phương.
Dù số tiền này huyện có sử dụng một ít để sửa chữa văn phòng, công sở, xe cộ nhưng chủ yếu vẫn là chi trả tiền xăng xe đi công tác của lãnh đạo; tiền quà tặng các dịp đại hội, lễ kỷ niệm; tiền chè thuốc, ăn uống, nghỉ ngơi khi tiếp khách ở các nhà hàng, khách sạn của lãnh đạo huyện… Những khoản chi “ăn xài” đúng nghĩa.
Theo ông Trịnh Minh Tuyến, cán bộ thuộc văn phòng UBND huyện Yên Định đã nghỉ hưu, trong giai đoạn từ 2012 2015, ông phải bỏ tiền túi, hoặc mua nợ thực phẩm nấu ăn cho cơ quan. Tổng số tiền cộng dồn từ năm 2012 2015 lên tới hơn 1,2 tỉ đồng.[2]
UBND huyện Yên Định đang bị tố nợ nhiều tỷ đồng.
“Tôi phụ trách bếp ăn. Ngày nào huyện có khách, hoặc tổ chức các cuộc họp, liên hoan, tôi đều phải mua thực phẩm về nấu ăn theo chỉ đạo của văn phòng UBND huyện, hoặc theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện”, ông Tuyến nói.
Theo ông Tuyến, mua cái gì, hết bao nhiêu tiền đều có giấy xác nhận chi của lãnh đạo huyện, nhưng khi xin thanh toán, thì lãnh đạo huyện lúc bấy giờ bảo “cứ chi đi rồi sẽ thanh toán sau”.
Con trai ông Tuyến làm lái xe cho bà Ngô Thị Hoa cũng bị nợ hơn 1,2 tỉ đồng do phải vay mượn, bỏ tiền của gia đình để trả tiền đi tiếp khách của Chủ tịch, trả tiền xăng, sửa xe, đến nay vẫn chưa được thanh toán hết.
Bà Phạm Thị Thịnh, nguyên Giám đốc Trung tâm VH-TD-TT huyện Yên Định (nghỉ hưu năm 2013), cho biết cá nhân bà trong thời gian đương chức giám đốc trung tâm (2005 2013) cũng đã bỏ ra tổng số tiền hơn 4 tỉ đồng, để chi cho các nhiệm vụ chung của cơ quan, và nhiều khoản chi khác cho việc đi tiếp khách cùng lãnh đạo huyện.[3]
Theo bà Thịnh, số tiền bà bỏ ra để “làm việc và tiếp khách cấp tỉnh, cấp bộ” từ năm 2007 -2012 là hơn 798 triệu đồng, trong đó, giai đoạn bà Hoa làm Chủ tịch huyện là 265 triệu đồng (năm 2011 hơn 127 triệu đồng, năm 2012 hơn 138 triệu đồng).
Ngoài ra, Huyện ủy và UBND huyện Yên Định còn nợ tiền các nhà hàng trên địa bàn để ăn uống, liên hoan, mời khách. Chủ nhà hàng Mỹ Hạnh (tại TT.Quán Lào, huyện Yên Định) cho biết, cả Huyện ủy và UBND huyện Yên Định có thời điểm nợ nhà hàng này gần 1 tỉ đồng. Nhiều lần chủ nhà hàng đến tận 2 cơ quan đòi nợ, thậm chí phải chửi bới mới lấy được tiền mà vẫn chưa xong.
Có gì uẩn khúc?
Trong khoảng 4 năm (từ 2012-2015), cơ quan Huyện ủy, Ủy ban huyện xài hết khoảng 53 tỷ, bình quân mỗi năm trên dưới 13 tỷ cho hoạt động chủ yếu là tiếp khách, ăn nhậu nhà hàng và tại bếp ăn của cơ quan.
Cứ cho là ngày nào cũng tiếp khách thì tính sơ sơ, hai cơ quan này của huyện chi ăn uống, tiếp khách mỗi ngày xấp xỉ 40 triệu cho cái dạ dày của chủ lẫn khách. Nếu quả đúng như thế thì người có tài bịa chuyện cũng không thể nào mà tưởng tượng nổi?
Rõ ràng ở đây có uẩn khúc, cần sự vào cuộc ngay của cơ quan điều tra nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà dư luận đang đặt ra: Liệu đây là món nợ thực hay nợ ảo? Tại sao chủ nợ lại hầu hết là cán bộ nhân viên của hai cơ quan trực thuộc Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện?
Tại sao họ “tự nguyện” cho cơ quan vay mượn hàng trăm triệu đồng liên tục trong nhiều năm? Họ có phải vừa là chủ nợ lại vừa là con nợ? Đằng sau số nợ khủng ấy là gì? Ai chịu trách nhiệm việc chi tiêu vô tội vạ này?
Sở dĩ phải đặt ra những vấn đề nghi vấn nêu trên là vì có một thực tế ai cũng biết. Đó là chuyện khai khống, thỏa thuận tăng số tiền mua bán vật tư, văn phòng phẩm hay ăn nhậu nhà hàng lên gấp đôi, gấp ba (nhưng vẫn có hóa đơn đỏ) giữa người mua và người bán nhằm mục đích rút ruột ngân sách không còn lạ lẫm gì đối với cán bộ viên chức ở một số cơ quan công quyền hiện nay.
Bởi thế, với phép tính nêu trên, 40 triệu chi cho tiếp khách/ngày (nếu có) tại một huyện nghèo như Yên Định là điều hết sức phi lý.
Vì sao vụ việc “ngâm” hai nhiệm kỳ không giải quyết?
Không có gì là khó hiểu khi vụ việc diễn ra đã qua hai nhiệm kỳ của Đảng bộ và chính quyền huyện Yên Định nhưng không hề có một động thái nào của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương ở đây vào cuộc giải quyết.
Theo phân tích ở trên, liệu có hay không chuyện chủ nợ lại vừa là con nợ ở đây? Bởi vì người chi (bỏ tiền túi cho huyện mượn) là cán bộ nhân viên Huyện ủy và Ủy ban và người tiêu xài cũng chính là họ (đối tượng tham gia mua bán, tiếp khách, ăn nhậu)? Nếu không là người trong cuộc thì sao có thể chấp nhận một cách đơn giản tự bỏ tiền túi ra cho cơ quan mượn?
Riêng việc này cho thấy, cán bộ, nhân viên hai cơ quan Huyện ủy và Ủy ban huyện Yên Định không nghèo chút nào. Họ sẵn sàng dốc hầu bao cho cơ quan mượn hàng trăm triệu thậm chí cả tỷ đồng mà không hề đắn đo, tính toán!
Trong số những người “cho mượn” (người viết muốn đóng ngoặc kép cụm từ này), bao nhiêu người đang tại vị, đang là lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban huyện?
Bà Hoa, cựu Chủ tịch huyện cho biết: “Có nhiều cuộc họp Thường vụ, “ba trực” (Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND PV) để bàn và đều biết là định mức thấp mà công việc nhiều. Từ năm 2012, nói thật là khi tỉnh tổ chức hội nghị mô hình nông thôn mới tại huyện Yên Định, lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ cũng đề nghị huyện Yên Định tiếp các đoàn đến thăm học tập mô hình xây dựng nông thôn mới. Nói là Yên Định cứ đón tiếp nồng nhiệt đi rồi tỉnh hỗ trợ. Sau đó tỉnh cũng có hỗ trợ, nhưng ít”.[4]
Thêm câu hỏi bật ra: Tại sao để đạt chuẩn nông thôn mới, Yên Định lại phải gánh chuyện tiếp khách khiến gia tăng món nợ khủng như vậy?
Trong bối cảnh đó, lãnh đạo huyện Yên Định đương nhiệm thật khó để giải quyết vụ này.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Thời điểm trước năm 2015, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Nghị định 117/2013/NĐ-CP, Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Năm 2013, Quốc hội thông qua Luật Tiết kiệm, chống lãng phí.
Cán bộ lãnh đạo cấp huyện như bà Hoa, ông Thắng không thể không nắm được tinh thần cơ bản của những văn bản pháp quy này. Vậy mà, dường như ở Yên Định, luật pháp thật xa vời đối với các vị nắm quyền lãnh đạo, thu chi ngân sách nhà nước ở địa phương trong tay.
Đây là trần tình của bà cựu Chủ tịch huyện nhiệm kỳ xảy ra nợ khủng: “Những khoản tồn đọng vì phát sinh, có thể vài tháng sau anh em mới trình lên cho tôi. Tôi cũng chỉ chuyển phòng tài chính tham mưu, có gì báo cáo lại chứ tôi không quyết và không có chức năng quyết ngoài dự toán”.
“Nếu khoản ngoài dự toán phải đưa ra tập thể bàn chứ làm gì mình được quyết. Sau đó tài chính không thấy trình lại. Hồ sơ hiện đang nằm phòng tài chính chứ bản thân tôi cũng không biết (nợ) nó bao nhiêu cả. Tôi chỉ phụ trách điều hành chung chứ nắm sao hết được”.[5]
Trả lời câu hỏi của phóng viên: Với khoản tiền tiếp khách, bà có biết, hoặc có “động viên” anh em cơ quan bỏ tiền túi ra để tiếp khách sau đó sẽ cân đối để hoàn lại không? Bà Hoa cho biết: “Cũng có cái tôi tham gia tiếp khách thì tôi biết. Ví dụ tôi báo ngày hôm nay có khách A, B thì thông tin lại cho Chánh Văn phòng chuẩn bị. Sau này tổng hợp lại mới biết chi vượt dự toán. Còn tôi chỉ điều hành tài chính cấp dự toán một lần. Còn nhiều cái (chi khác) tôi không tham gia”.[6]
Về ý kiến cho rằng, “việc huyện chi tiêu nhiều và có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc tài chính như vậy có trách nhiệm của bà với tư cách là Chủ tịch huyện thời điểm đó” bà Hoa nói: “Trách nhiệm cụ thể thế nào phải được làm rõ theo quy định của Luật Ngân sách. Tôi có duyệt ngân sách cấp ngoài dự toán đâu. Còn công việc cụ thể thì đã phân cấp, phân quyền, ai làm việc gì ra việc đó. Tôi có điều hành từng cái xe, cái cộ đâu mà biết”.[7]
Về việc bà Thịnh tự bỏ tiền chi đi công tác cùng với chủ tịch, bà Ngô Thị Hoa quan niệm, “Chi khi đi cùng tôi thì đó là nhiệm vụ. Chả lẽ tôi với chị ấy đi công tác mà 5 hay 3 triệu đồng tôi lại đi trả cho chị ấy?”. Thế mới biết, nữ Chủ tịch Hoa “oai” thật!
Cứ như trần tình của bà cựu Chủ tịch huyện thì bà chẳng có trách nhiệm gì sất trong món nợ hơn 24 tỷ kéo dài gần chục năm nay của UBND huyện thời bà làm chủ. Trách nhiệm đó thuộc về thủ trưởng cơ quan chủ quản (ý bà muốn nói đến văn phòng UBND huyện).
Ông Lưu Vũ Lâm Chủ tịch UBND huyện Yên Định đương nhiệm nói: Theo quy định, huyện không phép được vay tiền, số nợ trên là do các lãnh đạo thời điểm trước vay để sử dụng vào các công việc của cơ quan và không có hóa đơn, chứng từ rõ ràng. Do đó, số nợ này hiện nay UBND huyện chưa thể giải quyết được.[8]
Về vụ “nợ như chúa chổm” này, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có công văn chỉ đạo, yêu cầu Ban thường vụ Huyện ủy Yên Định nhanh chóng làm rõ sự việc, làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm (nếu có), báo cáo Thường trực Tỉnh ủy trước ngày 30-3. Được biết, ngày 19/3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã vào cuộc để sớm làm rõ vụ việc chấn động dư luận này.
Hy vọng đến ngày đó, mọi nghi vấn, bức xúc của người dân địa phương và dư luận sẽ được sáng tỏ.
Nguyễn Duy Xuân/VNN
Kinh tế
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Món nợ khủng đó phát sinh trong giai đoạn 2012-2015 do bà Ngô Thị Hoa làm Chủ tịch, ông Hoàng Cao Thắng làm Bí thư Huyện ủy. Cả hai đều đã nghỉ hưu, nói theo ngôn ngữ thời thượng là “hạ cánh an toàn” đã mấy năm nay.
Nợ… ăn xài
Theo thống kê sơ bộ, món nợ mà UBND huyện Yên Định phải trả trong giai đoạn 2012 -2015 là hơn 24,5 tỉ đồng. Cụ thể, năm 2012 là hơn 4,6 tỉ đồng; 2013 gần 9,5 tỉ đồng; 2014 hơn 5,6 tỉ đồng và 2015 hơn 4,7 tỉ đồng.
Điều bất ngờ là chủ nợ của UBND huyện Yên Định lại hầu hết là cán bộ, nhân viên thuộc 11 phòng, ban trong cơ quan UBND huyện với số lượng hơn 100 người. Văn phòng UBND huyện có 23 cán bộ, nhân viên phải bỏ tiền cá nhân ra chi tiêu cho cơ quan, với hơn 11,2 tỉ đồng; Phòng Nội vụ có 11 cán bộ, nhân viên bỏ ra hơn 3,8 tỉ đồng; Phòng NN-PTNT 15 người với hơn 2,8 tỉ đồng; Phòng Kinh tế-Hạ tầng 19 người với hơn 1,3 tỉ đồng,… Ngoài ra, còn nhiều trường hợp chưa thống kê được do đã chuyển công tác, nghỉ hưu, hoặc đương chức nhưng sợ không khai báo, có người bị nợ hơn 4 tỉ đồng.[1]
Tại cơ quan uyện ủy, số nợ còn vượt cả UBND huyện, lên tới 28 29 tỉ đồng.
Số tiền hàng chục tỷ ấy, lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban huyện dùng vào việc gì? Chắc chắn không phải là chi cho các dự án phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội ở địa phương.
Dù số tiền này huyện có sử dụng một ít để sửa chữa văn phòng, công sở, xe cộ nhưng chủ yếu vẫn là chi trả tiền xăng xe đi công tác của lãnh đạo; tiền quà tặng các dịp đại hội, lễ kỷ niệm; tiền chè thuốc, ăn uống, nghỉ ngơi khi tiếp khách ở các nhà hàng, khách sạn của lãnh đạo huyện… Những khoản chi “ăn xài” đúng nghĩa.
Theo ông Trịnh Minh Tuyến, cán bộ thuộc văn phòng UBND huyện Yên Định đã nghỉ hưu, trong giai đoạn từ 2012 2015, ông phải bỏ tiền túi, hoặc mua nợ thực phẩm nấu ăn cho cơ quan. Tổng số tiền cộng dồn từ năm 2012 2015 lên tới hơn 1,2 tỉ đồng.[2]
UBND huyện Yên Định đang bị tố nợ nhiều tỷ đồng.
“Tôi phụ trách bếp ăn. Ngày nào huyện có khách, hoặc tổ chức các cuộc họp, liên hoan, tôi đều phải mua thực phẩm về nấu ăn theo chỉ đạo của văn phòng UBND huyện, hoặc theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện”, ông Tuyến nói.
Theo ông Tuyến, mua cái gì, hết bao nhiêu tiền đều có giấy xác nhận chi của lãnh đạo huyện, nhưng khi xin thanh toán, thì lãnh đạo huyện lúc bấy giờ bảo “cứ chi đi rồi sẽ thanh toán sau”.
Con trai ông Tuyến làm lái xe cho bà Ngô Thị Hoa cũng bị nợ hơn 1,2 tỉ đồng do phải vay mượn, bỏ tiền của gia đình để trả tiền đi tiếp khách của Chủ tịch, trả tiền xăng, sửa xe, đến nay vẫn chưa được thanh toán hết.
Bà Phạm Thị Thịnh, nguyên Giám đốc Trung tâm VH-TD-TT huyện Yên Định (nghỉ hưu năm 2013), cho biết cá nhân bà trong thời gian đương chức giám đốc trung tâm (2005 2013) cũng đã bỏ ra tổng số tiền hơn 4 tỉ đồng, để chi cho các nhiệm vụ chung của cơ quan, và nhiều khoản chi khác cho việc đi tiếp khách cùng lãnh đạo huyện.[3]
Theo bà Thịnh, số tiền bà bỏ ra để “làm việc và tiếp khách cấp tỉnh, cấp bộ” từ năm 2007 -2012 là hơn 798 triệu đồng, trong đó, giai đoạn bà Hoa làm Chủ tịch huyện là 265 triệu đồng (năm 2011 hơn 127 triệu đồng, năm 2012 hơn 138 triệu đồng).
Ngoài ra, Huyện ủy và UBND huyện Yên Định còn nợ tiền các nhà hàng trên địa bàn để ăn uống, liên hoan, mời khách. Chủ nhà hàng Mỹ Hạnh (tại TT.Quán Lào, huyện Yên Định) cho biết, cả Huyện ủy và UBND huyện Yên Định có thời điểm nợ nhà hàng này gần 1 tỉ đồng. Nhiều lần chủ nhà hàng đến tận 2 cơ quan đòi nợ, thậm chí phải chửi bới mới lấy được tiền mà vẫn chưa xong.
Có gì uẩn khúc?
Trong khoảng 4 năm (từ 2012-2015), cơ quan Huyện ủy, Ủy ban huyện xài hết khoảng 53 tỷ, bình quân mỗi năm trên dưới 13 tỷ cho hoạt động chủ yếu là tiếp khách, ăn nhậu nhà hàng và tại bếp ăn của cơ quan.
Cứ cho là ngày nào cũng tiếp khách thì tính sơ sơ, hai cơ quan này của huyện chi ăn uống, tiếp khách mỗi ngày xấp xỉ 40 triệu cho cái dạ dày của chủ lẫn khách. Nếu quả đúng như thế thì người có tài bịa chuyện cũng không thể nào mà tưởng tượng nổi?
Rõ ràng ở đây có uẩn khúc, cần sự vào cuộc ngay của cơ quan điều tra nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà dư luận đang đặt ra: Liệu đây là món nợ thực hay nợ ảo? Tại sao chủ nợ lại hầu hết là cán bộ nhân viên của hai cơ quan trực thuộc Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện?
Tại sao họ “tự nguyện” cho cơ quan vay mượn hàng trăm triệu đồng liên tục trong nhiều năm? Họ có phải vừa là chủ nợ lại vừa là con nợ? Đằng sau số nợ khủng ấy là gì? Ai chịu trách nhiệm việc chi tiêu vô tội vạ này?
Sở dĩ phải đặt ra những vấn đề nghi vấn nêu trên là vì có một thực tế ai cũng biết. Đó là chuyện khai khống, thỏa thuận tăng số tiền mua bán vật tư, văn phòng phẩm hay ăn nhậu nhà hàng lên gấp đôi, gấp ba (nhưng vẫn có hóa đơn đỏ) giữa người mua và người bán nhằm mục đích rút ruột ngân sách không còn lạ lẫm gì đối với cán bộ viên chức ở một số cơ quan công quyền hiện nay.
Bởi thế, với phép tính nêu trên, 40 triệu chi cho tiếp khách/ngày (nếu có) tại một huyện nghèo như Yên Định là điều hết sức phi lý.
Vì sao vụ việc “ngâm” hai nhiệm kỳ không giải quyết?
Không có gì là khó hiểu khi vụ việc diễn ra đã qua hai nhiệm kỳ của Đảng bộ và chính quyền huyện Yên Định nhưng không hề có một động thái nào của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương ở đây vào cuộc giải quyết.
Theo phân tích ở trên, liệu có hay không chuyện chủ nợ lại vừa là con nợ ở đây? Bởi vì người chi (bỏ tiền túi cho huyện mượn) là cán bộ nhân viên Huyện ủy và Ủy ban và người tiêu xài cũng chính là họ (đối tượng tham gia mua bán, tiếp khách, ăn nhậu)? Nếu không là người trong cuộc thì sao có thể chấp nhận một cách đơn giản tự bỏ tiền túi ra cho cơ quan mượn?
Riêng việc này cho thấy, cán bộ, nhân viên hai cơ quan Huyện ủy và Ủy ban huyện Yên Định không nghèo chút nào. Họ sẵn sàng dốc hầu bao cho cơ quan mượn hàng trăm triệu thậm chí cả tỷ đồng mà không hề đắn đo, tính toán!
Trong số những người “cho mượn” (người viết muốn đóng ngoặc kép cụm từ này), bao nhiêu người đang tại vị, đang là lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban huyện?
Bà Hoa, cựu Chủ tịch huyện cho biết: “Có nhiều cuộc họp Thường vụ, “ba trực” (Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND PV) để bàn và đều biết là định mức thấp mà công việc nhiều. Từ năm 2012, nói thật là khi tỉnh tổ chức hội nghị mô hình nông thôn mới tại huyện Yên Định, lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ cũng đề nghị huyện Yên Định tiếp các đoàn đến thăm học tập mô hình xây dựng nông thôn mới. Nói là Yên Định cứ đón tiếp nồng nhiệt đi rồi tỉnh hỗ trợ. Sau đó tỉnh cũng có hỗ trợ, nhưng ít”.[4]
Thêm câu hỏi bật ra: Tại sao để đạt chuẩn nông thôn mới, Yên Định lại phải gánh chuyện tiếp khách khiến gia tăng món nợ khủng như vậy?
Trong bối cảnh đó, lãnh đạo huyện Yên Định đương nhiệm thật khó để giải quyết vụ này.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Thời điểm trước năm 2015, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Nghị định 117/2013/NĐ-CP, Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Năm 2013, Quốc hội thông qua Luật Tiết kiệm, chống lãng phí.
Cán bộ lãnh đạo cấp huyện như bà Hoa, ông Thắng không thể không nắm được tinh thần cơ bản của những văn bản pháp quy này. Vậy mà, dường như ở Yên Định, luật pháp thật xa vời đối với các vị nắm quyền lãnh đạo, thu chi ngân sách nhà nước ở địa phương trong tay.
Đây là trần tình của bà cựu Chủ tịch huyện nhiệm kỳ xảy ra nợ khủng: “Những khoản tồn đọng vì phát sinh, có thể vài tháng sau anh em mới trình lên cho tôi. Tôi cũng chỉ chuyển phòng tài chính tham mưu, có gì báo cáo lại chứ tôi không quyết và không có chức năng quyết ngoài dự toán”.
“Nếu khoản ngoài dự toán phải đưa ra tập thể bàn chứ làm gì mình được quyết. Sau đó tài chính không thấy trình lại. Hồ sơ hiện đang nằm phòng tài chính chứ bản thân tôi cũng không biết (nợ) nó bao nhiêu cả. Tôi chỉ phụ trách điều hành chung chứ nắm sao hết được”.[5]
Trả lời câu hỏi của phóng viên: Với khoản tiền tiếp khách, bà có biết, hoặc có “động viên” anh em cơ quan bỏ tiền túi ra để tiếp khách sau đó sẽ cân đối để hoàn lại không? Bà Hoa cho biết: “Cũng có cái tôi tham gia tiếp khách thì tôi biết. Ví dụ tôi báo ngày hôm nay có khách A, B thì thông tin lại cho Chánh Văn phòng chuẩn bị. Sau này tổng hợp lại mới biết chi vượt dự toán. Còn tôi chỉ điều hành tài chính cấp dự toán một lần. Còn nhiều cái (chi khác) tôi không tham gia”.[6]
Về ý kiến cho rằng, “việc huyện chi tiêu nhiều và có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc tài chính như vậy có trách nhiệm của bà với tư cách là Chủ tịch huyện thời điểm đó” bà Hoa nói: “Trách nhiệm cụ thể thế nào phải được làm rõ theo quy định của Luật Ngân sách. Tôi có duyệt ngân sách cấp ngoài dự toán đâu. Còn công việc cụ thể thì đã phân cấp, phân quyền, ai làm việc gì ra việc đó. Tôi có điều hành từng cái xe, cái cộ đâu mà biết”.[7]
Về việc bà Thịnh tự bỏ tiền chi đi công tác cùng với chủ tịch, bà Ngô Thị Hoa quan niệm, “Chi khi đi cùng tôi thì đó là nhiệm vụ. Chả lẽ tôi với chị ấy đi công tác mà 5 hay 3 triệu đồng tôi lại đi trả cho chị ấy?”. Thế mới biết, nữ Chủ tịch Hoa “oai” thật!
Cứ như trần tình của bà cựu Chủ tịch huyện thì bà chẳng có trách nhiệm gì sất trong món nợ hơn 24 tỷ kéo dài gần chục năm nay của UBND huyện thời bà làm chủ. Trách nhiệm đó thuộc về thủ trưởng cơ quan chủ quản (ý bà muốn nói đến văn phòng UBND huyện).
Ông Lưu Vũ Lâm Chủ tịch UBND huyện Yên Định đương nhiệm nói: Theo quy định, huyện không phép được vay tiền, số nợ trên là do các lãnh đạo thời điểm trước vay để sử dụng vào các công việc của cơ quan và không có hóa đơn, chứng từ rõ ràng. Do đó, số nợ này hiện nay UBND huyện chưa thể giải quyết được.[8]
Về vụ “nợ như chúa chổm” này, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có công văn chỉ đạo, yêu cầu Ban thường vụ Huyện ủy Yên Định nhanh chóng làm rõ sự việc, làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm (nếu có), báo cáo Thường trực Tỉnh ủy trước ngày 30-3. Được biết, ngày 19/3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã vào cuộc để sớm làm rõ vụ việc chấn động dư luận này.
Hy vọng đến ngày đó, mọi nghi vấn, bức xúc của người dân địa phương và dư luận sẽ được sáng tỏ.
Nguyễn Duy Xuân/VNN
No comments:
Post a Comment