Mấy ngày trước, Tập Cận Bình dẫn đầu việc quyên góp chống dịch, 6 thường vụ khác cũng nhiệt tình quyên tiền. Bên ngoài dấy lên nhiều phỏng đoán về sự việc này. Có người cho rằng Tập Cận Bình mượn cơ hội này để “loại trừ tài chính của đối thủ", cũng có phân tích chỉ rõ: vì dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế của Trung Quốc, lãnh đạo Đảng không còn tiền để duy trì ổn định, do đó mới vận động quyên góp toàn dân, từ đó biến ‘tang sự thành hỉ sự’, chuyển tình hình giấu diếm dịch bệnh thành nguy cơ chính trị.
Gần đây, Tập Cận Bình đã đi đầu trong việc quyên góp để đối phó trước dịch bệnh, và 6 thành viên khác của Ủy ban Thường vụ cũng đã làm tương tự... (Kevin Frayer / Getty Images)
Ngày 26/2, cấp cao chính phủ Trung Quốc tiếp tục mở hội nghị về phòng chống dịch bệnh và hồi phục kinh tế. Báo cáo của các quan chức chính phủ Trung Quốc chỉ rõ: 07 thường uỷ trong đó có Tập Cận Bình “quyên góp cho công cuộc ra sức phòng chống và khống chế dịch viêm phổi mới”, nhưng không công bố cụ thể là quyên góp tiền hay không.
Từ sau khi bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, dân chúng bàn tán sôi nổi về tin tức 07 vị thường vụ lần đầu quyên góp chống dịch. Cư dân mạng bình luận: Tập Cận Bình với tư cách là Tổng bí thư - nòng cốt của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, phải chăng ông đang thông qua phương thức này để thanh tẩy tài chính đối thủ chính trị?
Còn có phân tích cho rằng: Hiện 07 vị Ủy viên đứng đầu Bộ chính trị Trung Quốc đang diễn một “màn kịch quyên góp”, mà dụng ý đằng sau đó rất thâm sâu.
Một mặt, nắm giữ các quan chức các cấp thuộc cơ quan ngôn luận của Đảng, tạo cơ hội cho lãnh đạo tuyên truyền, khen ngợi nhau, đồng thời dấy động lòng yêu nước, mở ra hoạt động quyên góp toàn dân, là chiêu bài quen thuộc của chính quyền Bắc Kinh: biến ‘tang sự thành hỉ sự’, thay đổi ‘che giấu tình hình dịch bệnh’ thành ‘nguy cơ chính trị’.
Mặt khác, không chỉ là đối với đối thủ của ông Tập, mà cả những tham quan các cấp các ngành cùng chủ các doanh nghiệp lớn đều không thoát khỏi “lời hiệu triệu" của ông Tập, mượn cớ “quyên góp" để tự cứu lấy mình, tránh được một trận “thanh tẩy” của lãnh đạo.
Thêm vào đó, hoạt động quyên góp được phát động trong cấp cao chính quyền lần này cũng phản ánh chân thực tình cảnh khó khăn nghiêm trọng của kinh tế Trung Quốc. Dịch viêm phổi Vũ Hán đã kéo dài hơn 2 tháng, nền kinh tế Trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng, thêm vào đó là việc phong toả thành phố, sử dụng quân đội, cảnh sát để duy trì ổn định, chi phí rất lớn, trong khi Đảng (Trung Quốc) đã hết tiền.
Nguy cơ dịch bệnh trở thành nguy cơ chính trị
Không ít các chuyên gia cho rằng: khủng hoảng tình hình trận dịch này đã trở thành nguy cơ kinh tế và chính trị. Tập Cận Bình vẫn miễn cưỡng cho các địa phương trên toàn quốc làm việc trở lại và khôi phục sản xuất trong lúc tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu lắng xuống. Điều này rõ ràng có quan hệ với áp lực mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải gánh chịu.
Sự lan rộng của virus chủng mới đã tạo ra xung đột nghiêm trọng cho sản xuất tại Trung Quốc. Các địa phương trên toàn quốc đều ngừng làm việc, ngừng kinh doanh, các ngành nghề đều suy thoái, trong đó việc hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung Quốc đang đứng trên bờ vực phá sản được coi là có nguy cơ nhất. Một cuộc điều tra cho biết, hàng trăm doanh nghiệp Trung Quốc sợ rằng sẽ sập tiệm.
Thông cáo gần đây từ một hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc cho thấy: vì thiếu vốn, có 09 doanh nghiệp vừa và nhỏ không trụ nổi quá 03 tháng, 05 doanh nghiệp khác thì kinh doanh khó khăn, phải cắt giảm biên chế, còn có 03 doanh nghiệp bởi tình thế trước mắt mà lỗ vốn.
Người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu thương nghiệp và kinh tế, Quan Trác Chiếu cho biết: Dịch bệnh khiến mọi người bị cách ly, hoạt động kinh tế ngưng trệ ít nhất cũng 2-3 tháng rồi, dẫn tới sự thu hẹp nghiêm trọng của nền kinh tế. Hơn nữa các doanh nghiệp tư nhân cỡ nhỏ sẽ phải đối mặt với áp lực rất lớn, không có đơn đặt hàng, không có dòng vốn lưu động, phá sản cũng không có gì lạ.
Lưu Thế Cẩm - Phó Uỷ ban kinh tế Hội nghị toàn quốc Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, Phó ban Trung tâm nghiên cứu và phát triển Quốc vụ viện - cho biết: nếu bệnh dịch kéo dài từ 03 tháng đổ ra thì sẽ làm thương tổn “gân cốt" của nền kinh tế Trung Quốc.
Lưu Thế Cẩm gần đây cũng phát biểu trên một diễn đàn rằng: ảnh hưởng của dịch bệnh tới nền kinh tế phần lớn do thời gian của nó kéo dài. Nếu khống chế dịch trong vòng 01 tháng thì chủ yếu chỉ ảnh hưởng tới tiêu dùng, mà trọng điểm là các ngành về dịch vụ như ăn uống, cư trú, giải trí, du lịch, giao vận,...; Nếu có thể khống chế dịch trong vòng 02 tháng, ảnh hưởng sẽ mở rộng ra lĩnh vực sản xuất, liên quan tới các ngành: công nghiệp, kiến trúc, nông nghiệp; nếu kéo dài quá từ 03 tháng trở đi, ảnh hưởng sẽ là lực sản xuất dài hạn, rất nhiều doanh nghiệp không thực hiện được hợp đồng, không chi trả nổi lương, không đủ tiền mặt để chống đỡ, thậm chí phá sản; Tới lúc này thì nền kinh tế sẽ bị thương tổn sâu nặng.
Nhà kinh tế học tổng thể Đài Loan Ngô Gia Long (Wu Jialong) cho rằng: dịch bệnh đã làm cháy rụi 3 cỗ xe kinh tế của Trung Quốc (ngoại thương, đầu tư, tiêu dùng). Trong cơn chấn động của “cơn thuỷ triều” thất nghiệp, phá sản, vi phạm hiệp ước, doanh thu hiện tại của các doanh nghiệp đều bị đứt đoạn, không thu được tiền mặt, đất nước rơi vào nợ nần, vi phạm hiệp ước về nợ nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp quốc doanh đều có nợ cần trả, đặc biệt tháng 3 là một trong những giai đoạn cao điểm về vấn đề trả nợ. Nhìn chung các vụ vi phạm không trả nợ sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
Ông Ngô nói: “Hiện nay cục diện vô cùng rối rắm, chính quyền Trung Quốc đang đối mặt với việc vong Đảng vong Quốc”.
Giáo sư Tạ Điền (Xie Tian), Chủ tịch Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolinanói: bệnh dịch sẽ khiến Trung Quốc bây giờ xuất hiện một vài xu thế. Thứ nhất, thị trường tiêu dùng suy thoái, sự phồn vinh của thị trường không còn nữa. Thứ hai, lợi nhuận của các công ty giảm mạnh, lỗ vốn, một lượng lớn các doanh nghiệp phải đóng cửa. Thứ ba, mặc định trái phiếu tăng vọt, ngân hàng phá sản và người dân tranh nhau rút tiền mặt. Bốn là, thị trường chứng khoán hỗn loạn, dự trữ ngoại hối cạn kiệt, đồng Nhân dân tệ sụp đổ. Thứ năm, chính phủ Trung Quốc can thiệp in một lượng lớn tiền giấy, từ đó mất khống chế lạm phát. Cuối cùng, khan hiếm vật chất trên diện rộng, tài sản mất giá.
Ông Tạ còn cho biết, hiện tại chính phủ Trung Quốc không còn tiền, chuẩn bị in tiền giấy số lượng lớn. Những ngày vừa qua, Trung Quốc lấy lý do tiền cũ có khả năng trở thành vật lây nhiễm bệnh dịch, nên đã cho in mới gần 600 tỷ NDT tiền giấy. Sự việc này có thể coi là đã minh chứng cho phân tích của Giáo sư Tạ.
Có người dân Vũ Hán tiếp nhận phỏng vấn của Đài Á Châu tự do cho biết: Số tiền mặt đó đa số là dùng để duy trì trật tự. “Từ thời điểm phong toả thành phố đến nay đều chưa thấy các lực lượng công an, an ninh ngưng nghỉ. Xóm tôi ở có 06 toà nhà, 02 khu chợ, có 1 đơn vị được điều tới đây phụ trách việc đăng ký ra-vào, phát giấy thông hành, sau khi quân đội tới thì đổi thành canh gác trước cửa ra vào, không cho bạn ra khỏi cửa. Những người này đều cần trả lương chứ”.
Người này còn cho biết: thêm cả chi phí đồ bảo hộ và tăng ca cho họ, rồi nhân công cho lò hoả tiêu, bệnh viện, v.v... đều cũng phải trả phí tăng ca. Các dây chuyền sản xuất về cơ bản đều ngưng hoạt động trên quy mô toàn quốc, vậy nên những người tại Vũ Hán này nếu không có tiền thì họ khó làm được gì.
Có thể nói, việc 07 vị Thường uỷ Bộ chính trị quyên góp (không nói rõ là quyên góp tiền) là lần đầu tiên Ban thường uỷ Bộ chính trị thực hiện quyên góp công khai.
Nhiều cư dân mạng thắc mắc: Nếu Trung Quốc không có quan tham, vậy tiền quyên góp từ đâu ra?
Việc giới quan chức Trung Quốc dùng tiền tham ô để mua nhà, đầu tư, mua rượu ngon, đồ gốm sứ, đồ dùng,... đã không còn là điều gì mới mẻ, nhưng dùng loại “tiền bẩn" đó để làm việc công ích thì đúng là hiếm thấy. Nhưng trong những năm gần đây, đúng thật đã từng xảy ra việc như thế.
Ví dụ: tháng 10/2015, Lô Dũng, nguyên Phó bí thư Huyện uỷ huyện Trừng Mại tỉnh Hải Nam bị xử phạt vì tội nhận hối lộ tổng cộng hơn 09 triệu NDT trong 4 năm, trong đó có đủ các loại tiền: Nhân dân tệ, đô la Mỹ, đồng Euro, đô la Hồng Kông. Lô Dũng dùng một phần tiền hối lộ để quyên góp vào một trường tiểu học nào đó, sau đó lấy biên lai của trường để làm bằng chứng đưa cho người hối lộ.
Cùng năm đó (2015), Bổng Vinh Trân, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty Đầu tư xây dưng đô thị thành phố Phòng Thành Cảng, Quảng Tây bị xử 12 năm tù giam. Trong các khoản hối lộ được nhân viên thụ án điều tra, thì có một khoản tiền khiến người khác phải chú ý: Từ năm 2010 đến cuối năm 2013, Bổng Vinh Trân đã đầu tư 500 nghìn NDT để đầu tư xây cầu sửa đường, dựng quảng trường nhỏ tại quê nhà của ông ta tại huyện Cung Thành. Việc này do em của Bổng Vinh Trân thay mặt ông ta thực hiện.
Tháng 12/2013, Hoàng Chí Quang, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Hội nghị hiệp thương chính trị thành phố Thâm Quyến đã nhận mức án 14 năm tù giam vì tội ăn hối lộ. Thời điểm đó, bản án của ông ta cũng gây ra một trận tranh luận sôi nổi. Ông ta lấy danh nghĩa của con trai, quyên góp cho nhà chùa 01 triệu NDT.
Trên trang Vision Times mấy ngày trước có bài báo chỉ ra rằng: Lãnh đạo Tập cần phóng thích một lượng lớn số tiền tịch thu được từ các quan tham để giúp dân chống dịch.
Bài đăng có tiêu đề “Xin ông Tập Cận Bình bỏ ra một lượng lớn tiền quan tham ăn hối lộ để chống dịch", viết rằng: trận dịch này đang tàn phá Trung Quốc, tình hình căng thẳng, số lượng nhiễm bệnh và tử vong vượt xa con số mà chính quyền công bố. Mặt khác, vật tư dùng cho cấp cứu vô cùng thiếu hụt, lệnh phong tỏa thành phố của nhà cầm quyền rõ ràng đang bóp nghẹt các lĩnh vực kinh tế, xã hội và dân sinh. Đây chính là thời điểm khảo nghiệm thực lực chân chính của Trung Quốc - nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.
Bài viết cho biết: Trên thế giới không có đảng phái chính trị nào cần nhân dân nuôi sống trừ Đảng cộng sản Trung Quốc. Đảng này đã chiếm dụng một lượng lớn tài nguyên quốc khố trong thời gian dài, hiện tại phải chăng đã đến lúc “mở kho cứu tế”? Đặc biệt là những năm gần đây thực hiện càn quét quan trường, phản đối hủ bại, một lượng lớn tiền ăn hối lộ thu được từ những tham quan đó nên được lấy ra để dùng cho dân.
Trung Quốc hàng năm còn công bố “tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân" khi điều tra tham quan, trong đó không ít người đều có tài sản từ hàng chục triệu, trăm triệu cho đến nhiều tỷ NDT. Người dân đều cho rằng số liệu được công bố đó cũng đã được lược bớt. Trên thực tế số tài sản tham ô phải lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ NDT. Mà cho dù chỉ thu được mỗi người trung bình vài triệu NDT tiền tham ô thì tổng số tiền cũng phải lên tới hàng trăm tỷ NDT, vài năm cộng lại cũng đã chạm mốc nghìn tỷ NDT rồi.
Về việc số tiền này đang ở đâu, Uỷ ban kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc giải thích rằng đã xung vào quốc khố. Bài viết trên cho rằng: Nếu Uỷ ban này không nói dối, vậy tất cả số tiền trên đều đang ở trong quốc khố rồi. Vậy thì trong thời điểm quốc gia đang cần tiền nhất, người dân Trung Quốc đang cần tiền nhất, Tập Cận Bình không nên trước hết “thả" khoản tiền đó ra ngoài hay sao?
Cuối bài viết còn cho rằng: Chính phủ Trung Quốc chung quy cũng là trị nước kiểu xã hội đen, coi bình ổn chính quyền còn cao hơn sinh mạng nhân dân, không nói đạo nghĩa. Trong lúc người dân gặp nạn, nếu còn không nhân cơ hội này, dùng quyền lực công mạnh mẽ điều chỉnh lại tài sản tư hữu để phòng dịch, mà để chúng rơi vào tay tham quan, thì thật khó biết bao!
Thanh Hoa/NTDVN Chính trị , Kinh tế , Tin quốc tế , Y tế
No comments:
Post a Comment