Để tránh bị cách ly theo quy định, một số người Việt Nam trở về từ vùng dịch Covid-19 đã khai báo gian dối. Có trường hợp còn về nước bằng đường tiểu ngạch…
Kiểm soát dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất
Thời gian qua, một số người Việt Nam về từ vùng dịch Trung Quốc và Hàn Quốc đã không trung thực khai báo để cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý kịp thời, giữ an toàn cho bản thân họ và xã hội.
Những ngày qua, dư luận xôn xao khi xem đoạn livestream của Nguyễn Thanh Thảo (quê Kiên Giang) chỉ cách trốn kiểm dịch. Cụ thể, khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM), dù về từ TP Daegu (tâm dịch của Hàn Quốc) nhưng Thảo khai báo rằng, cô trở về từ TP Busan của Hàn Quốc nơi chưa có dịch để tránh bị cách ly. Xác định Thảo đang ở tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, Bình Dương, cơ quan chức năng nơi đây đã đề nghị cô cách ly. Hai người thân tiếp xúc với Thảo đã bị cách ly.
Trước đó, ngày 13/2, ông Đoàn Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo (Bình Dương) phải ra công văn khẩn đề nghị xác minh 7 trường hợp về từ vùng dịch Trung Quốc không khai báo. Sau đó, cơ quan chức năng đã tìm ra và đề nghị cách ly 7 người trong một gia đình gồm: Nguyễn Thị Thanh Thảo (SN 1977) cùng chồng là Fan Chao (SN 1980); con là Fan Ya Zhuo (SN 2007); con là Fan Ya Xiu (SN 2009); mẹ là Nguyễn Thị Lan Phương (SN 1949); Em chồng là Pan Ming Liang (SN 1993); em họ chồng là Pan Ming Huan (SN 1993).
Ngày 22/2, Sở Y tế tỉnh Bình Dương bất ngờ nhận được công văn hỏa tốc của Sở Y tế tỉnh Kiên Giang về việc xác minh hai trường hợp từ vùng dịch Trung Quốc về, Bình Dương không khai báo. Cùng ngày, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương phát hiện hai nam thanh niên quê Kiên Giang đến ở trọ tại phường Uyên Hưng, TX Tân Uyên. Theo cơ quan chức năng, 2 người này xin được không công khai tên vì lý do khách quan. Họ đang được cách ly với tình trạng sức khỏe bình thường.
Ði đường tiểu ngạch
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết, tính đến nay, địa phương đã cách ly hơn 1.200 người về từ vùng dịch và có nguy cơ. Tuy nhiên, những người được cách ly không có biểu hiện bất thường, sức khỏe ổn định. Bình Dương chưa có trường hợp nào mắc Covid-19 nhưng cơ quan chức năng vẫn chủ động kiểm soát chặt chẽ.
Các trường hợp bị phát hiện, đề nghị cách ly chậm như gia đình 7 người từ Trung Quốc về, hai thanh niên từ Trung Quốc về và 1 người từ Hàn Quốc về là do vượt tầm kiểm soát. Khi trở về nước, họ không khai báo trung thực hoặc đi bằng đường tiểu ngạch về nước. Với gia đình 7 người từ Trung Quốc về và 1 người từ Hàn Quốc về, khi tới sân bay, họ không nói về từ vùng dịch mà chọn một địa phương không có dịch. Riêng 2 thTheo Tiền Phonganh niên ở Kiên Giang, khi từ Trung Quốc về đã không qua sân bay mà họ đáp xuống Campuchia, sau đó đi đường tiểu ngạch về nước.
“Sau khi phát hiện một số trường hợp về nước không trung thực trong khai báo, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã lên kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan bên ngoài kiểm soát chặt chẽ. Cứ người nào từ nước ngoài về là buộc phải cách ly. Mặt khác, công an khu vực quản lý chặt chẽ người nhập cư, lao động ngoài tỉnh trở lại sau Tết để có biện pháp xử lý nhanh, tránh bỏ sót”, đại diện lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương nói.
Luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự. Luật quy định cụ thể nhưng hầu như chưa được áp dụng triệt để. Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A (dịch Covid-19 được xếp vào nhóm A) sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng. Người trốn khỏi nơi cách ly mà mang mầm bệnh, lây nhiễm cho người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 240 Bộ luật Hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Tùy theo mức độ gây thiệt hại mà người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 12 năm và có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng.
Theo Tiền Phong
Tin trong nước
,
Xã hội
,
Y tế
Kiểm soát dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất
Thời gian qua, một số người Việt Nam về từ vùng dịch Trung Quốc và Hàn Quốc đã không trung thực khai báo để cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý kịp thời, giữ an toàn cho bản thân họ và xã hội.
Những ngày qua, dư luận xôn xao khi xem đoạn livestream của Nguyễn Thanh Thảo (quê Kiên Giang) chỉ cách trốn kiểm dịch. Cụ thể, khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM), dù về từ TP Daegu (tâm dịch của Hàn Quốc) nhưng Thảo khai báo rằng, cô trở về từ TP Busan của Hàn Quốc nơi chưa có dịch để tránh bị cách ly. Xác định Thảo đang ở tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, Bình Dương, cơ quan chức năng nơi đây đã đề nghị cô cách ly. Hai người thân tiếp xúc với Thảo đã bị cách ly.
Trước đó, ngày 13/2, ông Đoàn Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo (Bình Dương) phải ra công văn khẩn đề nghị xác minh 7 trường hợp về từ vùng dịch Trung Quốc không khai báo. Sau đó, cơ quan chức năng đã tìm ra và đề nghị cách ly 7 người trong một gia đình gồm: Nguyễn Thị Thanh Thảo (SN 1977) cùng chồng là Fan Chao (SN 1980); con là Fan Ya Zhuo (SN 2007); con là Fan Ya Xiu (SN 2009); mẹ là Nguyễn Thị Lan Phương (SN 1949); Em chồng là Pan Ming Liang (SN 1993); em họ chồng là Pan Ming Huan (SN 1993).
Ngày 22/2, Sở Y tế tỉnh Bình Dương bất ngờ nhận được công văn hỏa tốc của Sở Y tế tỉnh Kiên Giang về việc xác minh hai trường hợp từ vùng dịch Trung Quốc về, Bình Dương không khai báo. Cùng ngày, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương phát hiện hai nam thanh niên quê Kiên Giang đến ở trọ tại phường Uyên Hưng, TX Tân Uyên. Theo cơ quan chức năng, 2 người này xin được không công khai tên vì lý do khách quan. Họ đang được cách ly với tình trạng sức khỏe bình thường.
Ði đường tiểu ngạch
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết, tính đến nay, địa phương đã cách ly hơn 1.200 người về từ vùng dịch và có nguy cơ. Tuy nhiên, những người được cách ly không có biểu hiện bất thường, sức khỏe ổn định. Bình Dương chưa có trường hợp nào mắc Covid-19 nhưng cơ quan chức năng vẫn chủ động kiểm soát chặt chẽ.
Các trường hợp bị phát hiện, đề nghị cách ly chậm như gia đình 7 người từ Trung Quốc về, hai thanh niên từ Trung Quốc về và 1 người từ Hàn Quốc về là do vượt tầm kiểm soát. Khi trở về nước, họ không khai báo trung thực hoặc đi bằng đường tiểu ngạch về nước. Với gia đình 7 người từ Trung Quốc về và 1 người từ Hàn Quốc về, khi tới sân bay, họ không nói về từ vùng dịch mà chọn một địa phương không có dịch. Riêng 2 thTheo Tiền Phonganh niên ở Kiên Giang, khi từ Trung Quốc về đã không qua sân bay mà họ đáp xuống Campuchia, sau đó đi đường tiểu ngạch về nước.
“Sau khi phát hiện một số trường hợp về nước không trung thực trong khai báo, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã lên kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan bên ngoài kiểm soát chặt chẽ. Cứ người nào từ nước ngoài về là buộc phải cách ly. Mặt khác, công an khu vực quản lý chặt chẽ người nhập cư, lao động ngoài tỉnh trở lại sau Tết để có biện pháp xử lý nhanh, tránh bỏ sót”, đại diện lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương nói.
Luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự. Luật quy định cụ thể nhưng hầu như chưa được áp dụng triệt để. Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A (dịch Covid-19 được xếp vào nhóm A) sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng. Người trốn khỏi nơi cách ly mà mang mầm bệnh, lây nhiễm cho người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 240 Bộ luật Hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Tùy theo mức độ gây thiệt hại mà người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 12 năm và có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng.
Theo Tiền Phong
No comments:
Post a Comment