Trong khi cả nước điêu đứng vì dịch bệnh, dân tình lo lắng vì kinh tế bị thiệt hại. Doanh nghiệp sản xuất gần như chỉ cầm cự đến cuối tháng do nguồn cung nguyên liệu sản xuất cạn kiệt. Thì ngành công Thương bất ngờ đề xuất chia lại bậc tính giá điện, với đợt phân chia mới này sẽ khiến cho hàng triệu gia đình phải chi trả tiền điện cao hơn. Câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao ngành điện lại chia bậc vào lúc người dân đang hoang mang về đại dịch corona?
Theo tính toán của giáo sư McKibbin dịch virus corona tàn phá nền kinh tế toàn cầu, có thể gây thiệt hại tương đương 120-160 tỉ đô la. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng chứ không riêng vì Việt Nam. Hiện kinh tế Việt Nam cũng đang điêu đứng, nhiều DN điện tử chỉ đủ nguyên liệu cầm cự đến hết tháng 3, du lịch cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì nhiều quốc gia hạn chế công dân mình đi lại.
Trong tình hình nguy cấp thế đấy, nhưng ngành điện lại đi đề xuất biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Theo đó, mức giá ở bậc thấp nhất là 1.549 đồng/số, cao nhất là với đối tượng dùng trên 700 số phải chịu giá là 3.105 đồng/số. Đề xuất giá điện sinh hoạt gồm 5 bậc, riêng phương án 5 bậc có 2 kịch bản. Theo như tờ Vietnamnet thì việc chia lại bậc tính giá điện hàng vạn hộ gia đình sẽ chịu tiền điện cao hơn. Ở đây người viết chưa bàn đến chuyện khi chia lại bậc giá điện ai có lợi ai có hại.
Ngay trong lúc cả nước rơi vào tình cảnh sản xuất đình trệ, nhiều DN cho nhân viên nghỉ bớt hoặc chỉ còn một vài người cầm cự cho qua mùa dịch nhằm cắt giảm chi phí. Thậm chí có DN đóng cửa vì có nhân viên nghi hoặc nhiễm corona. Trước tình hình trên, đáng lẽ ngành điện phải hạ giá thành để giúp dân và DN vượt qua khó khăn, thì đằng này họ lại đi đề xuất chia lại bậc tính giá điện.
Nhìn ra thế giới, trước tình hình dịch bệnh lây lan toàn cầu, Hong Kong phát tiền mặt cho công dân họ mỗi người 1.300$ cho những ai trên 18 tuổi ước tính số tiền bỏ ra 9 tỷ đô, giúp người dân ổn định bị ảnh hưởng kinh tế bởi CoVid-19 gây ra. Nhật Bản cũng chi nhiều tiền trong quỹ dự phòng để hổ trợ y tế tìm vaccine, bên cạnh đó chi cho các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang 30 triệu yên cho mỗi công ty để làm 600 triệu khẩu trang mỗi tháng để đáp ứng cho công dân của họ. Ngoài ra chính phủ Nhật còn trợ cấp 80 USD/ngày cho phụ huynh nghỉ làm trông con.
Các nước người ta như thế đó, nhưng ngành điện VN thì lại đi chia bậc này bậc nọ để tính lại giá điện, liệu họ có quá thờ ơ với đồng bào chăng? Câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao ngành điện lại đề xuất vào lúc này? Phải chăng có mục đích gì sâu xa?
5 phương án biểu giá điện sinh hoạt mới
Việc chia lại bậc tính giá điện khiến hàng vạn hộ dân phải trả thêm tiền, điều này khiến người dân nghi ngại ngành điện tăng giá điện nhưng không nói tăng mà tránh nói né là chia lại bậc giá điện? Bởi không t.ự dưng mà ngành này lại rảnh rỗi ngồi chia lại bậc tính giá điện để giảm giá cả.
Còn nhớ năm trước, E’VN cũng tăng giá điện theo lũy kế 8,3%, nhưng thực chất EVN dùng thủ thuật trong cách tính gia tăng lên đến 75%. Khi bị dư luận vạch mặt EVN mới thừa nhận tăng ít nhất 35%. E’VN làm ăn vẫn có lãi, nhưng hàng năm cứ tăng giá điện để bù vào những khoản lỗ nghìn tỷ. Vì thế mỗi khi tăng giá điện đều gặp phải sự phản đối của người dân. Nay ngành điện lại chia lại bậc tính giá vào thời điểm này, phải chăng họ lợi dụng lúc người dân quan tâm dịch bệnh để âm thầm tính lại giá điện tránh sự phản đối?
Hiện tại trên mạng xã hội hay báo chí rất ít thông tin đề cập đến chuyện này. Hầu hết các báo đưa tin về tình hình đại dịch corona, dư luận thì quan tâm vấn đề khi nào thì cho con đi học lại, khi nào thì hết dịch…hầu như không thấy bàn đến chuyện chia lại bậc tính giá điện. Thiết nghĩ ngành điện chọn thời điểm này để chia lại giá điện ắt có toan tính.
Nếu suy đoán trên là sự thật, thì ngành điện quả thật là táng tận lương tâm. Bởi trong lúc này người ta cần hỗ trợ nhau, hạ giá các mặt hàng để người dân vượt qua khó khăn. Nước người ta còn trợ cấp tiền cho dân sinh hoạt còn đằng này họ lại tranh thủ thời cơ trục lợi. Nói thật lợi dụng bệnh dịch để âm thầm tăng giá điện, không khác gì bọn đầu cơ tăng giá khẩu trang y tế.
Nguồn tổng hợp Chính trị , Kinh tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment