Trong khi thế giới đang tập trung chống dịch corona Vũ Hán, Trung Quốc ngang nhiên xây dựng những cơ sở mới ở quần đảo Trường Sa.
Các cơ sở do Trung Quốc xây dựng trên đảo Chữ Thập, tháng 9/2015. (Ảnh: Getty)
Cụ thể, Bắc Kinh lập 2 trạm nghiên cứu trên hai đá Chữ Thập và Xu Bi trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Hai cơ sở nghiên cứu nói trên do Trung tâm nghiên cứu tích hợp đảo và đá ngầm thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc quản lý, có phòng thí nghiệm về sinh thái, địa chất và môi trường, nhằm hỗ trợ hỗ trợ điều tra thực địa và nghiên cứu khoa học ở quần đảo Trường Sa, theo Tân Hoa Xã đưa tin ngày 20/3.
Báo này dẫn một nguồn tin nói rằng một cơ sở nghiên cứu khoa học tích hợp về rạn san hô và biển nước sâu cũng đã được thành lập trong 2 trạm nghiên cứu mới, ngoài một trung tâm nghiên cứu đã được xây dựng trước đó trên đá Vành Khăn, cũng thuộc quần đảo Trường Sa.
Các đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn nằm trong số 7 thực thể trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân đạo phi pháp.
Trung Quốc đã biến những đảo nhân tạo này thành các tiền đồn có cảng, đường băng và cơ sở liên lạc nhằm mở rộng khả năng kiểm soát hoạt động của các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, theo Philippine Daily Inquier.
Chuyên gia quốc phòng Swee Lean Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) bình luận: “Có thể nhiều người nghĩ đại dịch COVID-19 khiến Bắc Kinh không quan tâm nhiều tới những điểm nóng trên biển. Sự thật không phải thế. PLA (Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc) vẫn sẵn sàng tác chiến dù có virus corona”.
Chuyên gia Koh lưu ý rằng, Trung Quốc lợi dung chiêu bài “khoa học dân sự” để củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Ông tin rằng Trung Quốc vẫn tiến hành các hoạt động ở Biển Đông. Vì đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu, cộng đồng quốc tế giảm chú ý tới những hành động của Bắc Kinh ở khu vực.
Chuyên gia Koh còn cho rằng, Trung Quốc rõ ràng tiếp tục hoạt động ở Biển Đông sau khi nước này phản ứng hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) của chiến hạm Mỹ USS McCampbell gần quần đảo Hoàng Sa hôm 10/3.
Hồi đầu tháng 3, dù đang phải đối phó dịch bệnh trong nước, Trung Quốc vẫn đưa hơn 100 tàu "bao vây" khu vực đảo Thị Tứ, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Nguyễn Sơn/NTDVN Biển Đảo , Tin quốc tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment