Cập nhật tin tức nóng hổi

Trung Quốc vẫn đang coi thường chủ quyền của các nước trên Biển Đông và lời “nhắc nhở” của Việt Nam

Trung Quốc tham gia vào việc xây dựng quân sự trên diện rộng hàng thập kỷ và quá trình xây dựng này không cho thấy dấu hiệu dừng lại.

Việc xây dựng/thiết lập hai trạm nghiên cứu phi pháp mới đây trên đá Chữ Thập và Xu Bi đang minh chứng cho việc nước này luôn “bỏ ngoài tai” những phản ứng của những nước liên quan trực tiếp và cộng đồng quốc tế, nhằm hiện thực hóa mục tiêu độc chiếm Biển Đông của mình.
Trung Quốc vẫn đang coi thường chủ quyền của các nước trên Biển Đông và lời “nhắc nhở” của Việt Nam
Trung Quốc xây dựng 2 trạm nghiên cứu phi pháp trên đá Chữ Thập và Xu Bi bị dư luận Việt Nam và cộng đồng quốc tế phản đối mạnh mẽ

Không chỉ là trạm nghiên cứu

Theo đó, gần đây tờ Tân Hoa xã đưa tin Trung Quốc vừa thiết lập hai trạm nghiên cứu phi pháp trên đá Chữ Thập và Xu Bi. Đây là các bãi đá mà Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. 2 cơ sở mới có phòng thí nghiệm về sinh thái, địa chất và môi trường, nhằm hỗ trợ điều tra thực địa và nghiên cứu khoa học ở quần đảo Trường Sa.

Thực tế, đây chỉ là một trong những hành động (có thể mang tính chất trá hình dân sự, để phục vụ cho mục đích quân sự quốc phòng) mới nhất của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian gần đây mà thôi và nó góp phần chỉ ra cái tham vọng, dã tâm độc chiếm Biển Đông của “gã hàng xóm khổng lồ” không bao giờ ngừng nghỉ.

Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở hạ tầng quân sự trên bảy đảo ở Biển Đông theo cách này. Các cuộc nâng cấp đã hoàn thành trên các rặng san hô của đảo Trường Sa, các bãi cạn và các thực thể khác qua các dự án “cải tạo” đất của Trung Quốc. Có các lắp đặt quân sự phạm vi rộng trên Đá Chữ thập, Đá Subi và Bãi Vành Khăn. Mỗi một trong ba thực thể này đã được hoàn tất với đường bay, kho chứa ngầm, các hệ thống liên lạc, ra-đa, cảm biến quân sự, hầm chứa cho các tên lửa tấn công và hệ thống phòng thủ tầm ngắn. Bốn đảo khác nhỏ hơn, đá Gạc Ma, Châu Viên, Ga-ven và Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) đều được trang bị súng phòng không và có thể là hệ thống vũ khí phòng vệ tầm thấp để chống lại các cuộc tấn công tên lửa hành trình.

Khi chiếm được một thực thể địa chất trên Biển Đông, Trung Quốc chuyển sang một chiến thuật gọi là “chiến lược bắp cải”. Trung Quốc bao vây các đảo, rặng san hô hoặc các thực thể khác trong một cái kén bao gồm các tàu cá, các tàu thực thi luật, và tàu quân sự.

Thực tế đó cho thấy, chiến lược sẽ là chiếm giữ các thực thể, sắp đặt các lớp các tàu hải quân để bảo vệ, xây dựng lực lượng trong khu vực, từ chối quyền tiếp cận của các nước khác, bắt đầu sử dụng thực thể này một cách độc quyền và khẳng định tính pháp lý hoặc kiểm soát hành chính. Cái gọi là thành phố Tam Sa như đã đề cập ở trên trên đảo Phú Lâm là một ví dụ cho cơ sở hạ tầng hành chính được Trung Quốc đặt trong nơi này.

Nhiều chuyên gia nghiên cứu quốc tế về Biển Đông gọi bước tiếp cận trong những năm gần đây của Trung Quốc là chiến thuật “lát cắt xúc xích”. Trung Quốc cô lập các vùng nhỏ trên Biển Đông, từng vùng một, không bao giờ đủ lớn để gây phản ứng quân sự từ các nước khác nhưng dẫn đến những thay đổi trong kiểm soát các thực thể trên biển và cuối cùng là toàn bộ Biển Đông.

Các quốc gia khu vực không có khả năng đáp trả các thách thức của Trung Quốc và Mỹ sẽ không can thiệp vì sự khiêu khích của Trung Quốc là không đủ lớn. Hơn nữa, không có bộ quy tắc ứng xử khu vực (COC) vì Trung Quốc (thông qua Campuchia và Lào) đã ngăn cản ASEAN đạt được sự đồng thuận về vấn đề này..v..v.

Tức là, Trung Quốc luôn khao khát trở thành “số một”. Vươn lên vị trí số 1 ám chỉ ảnh hưởng bá quyền của Trung Quốc. Một hệ thống quốc tế dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc gần như chắc chắn loại bỏ các yếu tố tự do của trật tự thế giới hiện tại do Mỹ đứng đầu.

Nước lớn không tôn trọng chủ quyền nước nhỏ

Dĩ nhiên, nếu kiểm soát được Biển Đông có nghĩa là Trung Quốc có khả năng bác bỏ hệ thống trật tự thế giới dựa trên các quy tắc, từ chối tuân thủ các chuẩn mực, kỳ vọng, và UNCLOS; đẩy người bảo vệ trật tự thế giới (Mỹ) khỏi Tây Thái Bình Dương, làm suy yếu hoặc phá hủy các đồng minh ở Tây Thái Bình Dương, khiến uy tín của Mỹ bị nghi ngờ ở phạm vi khu vực cũng như quốc tế và phá hủy cơ sở hạ tầng an ninh ở Đông Nam Á.

Vì thế, không bất ngờ gì khi những hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông luôn bị cộng đồng dư luận quốc tế nói chung và dư luận Việt Nam nói riêng lên án, phản đối.

Việc thiết lập 2 trạm nghiên cứu trên đá Xu Bi và đá Chữ Thập và những hoạt động quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang tồn tại tư duy lấy “mạnh hiếp yếu”, chủ nghĩa dân tộc ở quốc gia này đang lên ngôi và họ sẵn sàng coi thường chủ quyền của các nước nhỏ.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 26/3 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình ở Biển Đông và khu vực, tuân thủ quy định của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc”.

Theo đó, Chính phủ, Nhà nước Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

Hơn bất cứ dân tộc, đất nước nào trên thế giới, Việt Nam là đất nước đã chịu nhiều đau thương, mất mát bởi các cuộc chiến tranh nên từ sâu thẳm mong mỏi của mỗi người dân luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Nhưng, để có một nền hòa bình thực sự và bền vững thì độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần phải được tôn trọng, những khác biệt về lợi ích, văn hóa cần được đối thoại cởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Những phản ứng của Việt Nam suy cho cùng nhắc nhở “ông hàng xóm” rằng mọi tiến trình hợp tác đều phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, trong đó nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất là tôn trọng, bảo đảm quyền độc lập, tự chủ của dân tộc khác.

Nhắc nhở, phê phán người Trung luôn tỏ thái độ “lớn ép nhỏ”, lợi ích và chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã kéo theo các hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo của nước khác, bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế, trong đó, những phức tạp ở Biển Đông đã, đang và tiếp tục gây phức tạp, đe dọa đến hòa bình, ổn định của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Nếu những nhà cầm quyền của Trung Quốc đại lục vẫn giữ tham vọng độc chiếm Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của nước khác, trong đó có Việt Nam thì đó là một chiến lược sai lầm.

Bởi vì, bất kỳ dân tộc, quốc gia nào cũng có lòng tự trọng, cũng có độc lập, chủ quyền, một khi bị dồn vào “thế chân tường” thì cũng sẽ phản kháng một cách mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất, đó là chưa kể họ sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Riêng Việt Nam, nước có độc lập thật sự, nhân dân mới có tự do, hạnh phúc. Và “không có gì quý hơn độc lập, tự do” là một chân lý đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết từ tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam và cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, lệ thuộc trên thế giới. Ở bất kỳ thời kỳ lịch sử nào, chân lý đó vẫn vẹn nguyên giá trị.

Một khi đất nước đã có độc lập thì toàn dân, toàn quân Việt Nam cũng quyết giữ cho được nền độc lập – đó là sứ mệnh thiêng liêng, cao cả. , ,

No comments:

Post a Comment