Năm 1995, tôi được sang Thái Lan học khóa “Viết báo về môi trường” do Quỹ Tưởng Niệm Ký giả Đông dương - IMMF (Indochina Media Memorial Foundation) tổ chức.
IMMF do ký giả Tim Page - người Anh, sinh năm 1944, sống sót sau vô số lần bị thương trong chiến tranh VN - thành lập năm 1991 để tưởng nhớ hơn 320 ký giả của các bên đã chết trên chiến trường Đông dương.
Từ năm 1994-2009, IMMF đã mở 23 khóa đào tạo cho gần 900 nhà báo từ Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar tại Thái Lan.
Mỗi năm, IMMF mở 1 - 2 khóa đào tạo cho khoảng 20 nhà báo (VN: 5, Lào: 5, Campuchia: 5, Thái: 2, Myanmar: 3) viết về từng lãnh vực (kinh tế, tài chính, tiền tệ, xã hội, chính trị, nông nghiệp, môi trường, phóng sự, điều tra…)
Đi cùng tôi, có Hồ Nguyên Thảo (Tuổi Trẻ), Ngọc Yến (SGGP) và 2 nữ PV Nhân Dân và Đài tiếng nói VN.
Chúng tôi học lý thuyết ở Đại hoc Chulalongkorn (Bangkok) và đi thực địa ở 4 tỉnh phía miền núi: Chiang Mai, Chiang Rai, Lampang, Lamphun.
Nhờ vậy, tôi mới biết môi trường, tài nguyên và nền nông nghiệp của Thái so với VN như một trời – một vực!
Mỗi cây xanh trồng ven đường trong nội thị đều mang bản số (như số nhà); và cây rừng dọc hai bên đường mòn vô rừng đều được quấn vải cà sa (màu vàng) khổ 3-4 tấc, để người dân - đa số đạo Phật - không dám xúc phạm cây rừng. Hễ vải mục thì được thay vải mới.
Trong rừng, thỉnh thoảng có vài cây gỗ to bị đốn ngã trước giờ G cấm rừng, nhưng chưa kịp chở ra khỏi rừng, thì cứ nằm yên đó chờ mục!
Không có Chương trình 135 giống như VN (xây dựng và duy tu điện, đường, trường, trạm cho dân tộc miền núi), Thái Lan có chương trình bán trả góp (20 năm) xe Pickup cho nông dân (kể dân tộc thiểu số) để trực tiếp chở nông sản tới các xưởng chế biến, bảo quản nông sản.
Thái Lan cũng xây dựng điện, đường, trường, trạm cho dân tộc thiểu số miền núi, nhưng để cho họ tự duy tu hạ tầng, chính phủ Thái không bao cấp để dân tộc thiểu số ỷ lại.
Đêm đó, tôi tò mò đi đếm làng dân tộc có 82 nóc gia, 82 nhà có TV, 61 nhà có xe Pickup.
Họ “định cư” 1 diện tích nhỏ gần đỉnh núi, nhưng “du canh” trồng bắp cải trên cùng quả núi đó, thu hoach bắp cải, lấy xe Pickup chở xuống bán cho xưởng chế biến dọc theo quốc lộ, nên đường hư họ tự sửa.
Khi khu vực trồng bắp cải hết màu mỡ họ bỏ hoang và dỡ rừng chồi chỗ khác trồng mới.
Chính phủ Thái không sợ các tổ chức NGO quốc tế “xúi” người thiểu số “phản động”, nên chương trình y tế (hoặc dinh dưỡng) học đường, chương trình khuyến nông đều có quốc tế tài trợ. Giáo viên miền núi được trợ cấp, nhưng không từ chính phủ.
Năm 1980, 70% lực lượng lao động Thái Lan tập trung vào ngành nông nghiệp, nhưng 30 năm sau, năm 2010, lực lượng lao động nông nghiệp chỉ còn chiếm 49%, vậy mà kim ngạch xuất khẩu: gạo, hải sản, cao su vẫn đứng trên kim ngạch hàng công nghiệp: nữ trang, ô tô, máy tính, thiết bị điện.
Để thanh niên bớt “ly nông”, chương trình khuyến nông của Thái - giống như Mỹ, dụ thanh niên trau dồi kiến thức và ở lại nông thôn phục vụ ngành nông nghiệp.
Các đời vua Thái từ xưa đã chú ý đến cải tiến giống cây trồng, vật nuôi. Nghe nói, Vua Thái đã tặng giống dừa xiêm, vịt xiêm, mãng cầu xiêm… cho vua Quang Trung.
Lúc sinh thời, Vua Bhumibol (mất năm 2016) đi vi hành khắp các vùng miền nông thôn của Thái Lan và khởi xướng hơn 3.000 dự án, sáng kiến hỗ trợ giảm nghèo, giúp triệt tiêu cây thuốc phiện và nâng cao đời sống cho người dân.
Năm 1995, tôi thấy toàn bộ đường nông thôn ở đồng bằng đều đổ bê tông xi măng, nông dân ở từng xóm và nhà không có sân phơi lúa, nhưng họ cũng không phơi trên đường lộ, vì lúa gặt xong gửi vào kho tồn trữ.
Nông dân làm ruộng xa nhà, với vài chục mẫu/hộ. Họ đi làm ruộng bằng xe Pickup, thanh niên làm ruộng bằng Su xi po.
Các vườn trồng lan rộng vài chục mẫu, có phòng cấy mô, có xưởng đóng hoa vào container xuất khẩu sang Âu châu.
Nhiều năm nay, đỉnh lũ sông Tiền, sông Hậu chưa vượt đỉnh lũ năm 2000, cá đuối nước mặn bắt được ở Nha Mân!!
Nước mặn nhập sâu, nông dân phải lấy lớp đất mặt, để ruộng không khô nước, chứ không hy vọng gì có phù sa như ngày xưa.
Vậy mà nông dân chịu khó học hỏi, hợp tác các nhà nông học tìm ra giống lúa kháng rầy, kháng mặn, giống lúa thơm mới, giống lúa thơm của Nhật để tìm thị trường gạo có giá.
Công lao của nông dân miền Tây bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước và cả thế giới không được ai ghi nhận và thương xót. Không thể hy vọng một ngày nào đó, nông dân VN sẽ được khá giả như nông dân Thái Lan!
Ba Kiem Mai/Báo Sạch
Kinh tế
,
Tin trong nước
IMMF do ký giả Tim Page - người Anh, sinh năm 1944, sống sót sau vô số lần bị thương trong chiến tranh VN - thành lập năm 1991 để tưởng nhớ hơn 320 ký giả của các bên đã chết trên chiến trường Đông dương.
Từ năm 1994-2009, IMMF đã mở 23 khóa đào tạo cho gần 900 nhà báo từ Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar tại Thái Lan.
Mỗi năm, IMMF mở 1 - 2 khóa đào tạo cho khoảng 20 nhà báo (VN: 5, Lào: 5, Campuchia: 5, Thái: 2, Myanmar: 3) viết về từng lãnh vực (kinh tế, tài chính, tiền tệ, xã hội, chính trị, nông nghiệp, môi trường, phóng sự, điều tra…)
Đi cùng tôi, có Hồ Nguyên Thảo (Tuổi Trẻ), Ngọc Yến (SGGP) và 2 nữ PV Nhân Dân và Đài tiếng nói VN.
Chúng tôi học lý thuyết ở Đại hoc Chulalongkorn (Bangkok) và đi thực địa ở 4 tỉnh phía miền núi: Chiang Mai, Chiang Rai, Lampang, Lamphun.
Nhờ vậy, tôi mới biết môi trường, tài nguyên và nền nông nghiệp của Thái so với VN như một trời – một vực!
Cây rừng mặc áo cà sa
Thái Lan cấm rừng năm 1989, đến năm 1995 chúng tôi đi thực địa 4 tỉnh miền núi không thấy xe chở gỗ nào chạy trên đường, cũng không thấy chốt trạm kiểm lâm nào dọc trên đường.Mỗi cây xanh trồng ven đường trong nội thị đều mang bản số (như số nhà); và cây rừng dọc hai bên đường mòn vô rừng đều được quấn vải cà sa (màu vàng) khổ 3-4 tấc, để người dân - đa số đạo Phật - không dám xúc phạm cây rừng. Hễ vải mục thì được thay vải mới.
Trong rừng, thỉnh thoảng có vài cây gỗ to bị đốn ngã trước giờ G cấm rừng, nhưng chưa kịp chở ra khỏi rừng, thì cứ nằm yên đó chờ mục!
Không cần chương trình 135
Hôm đó, chúng tôi đi xe 2 cầu lên núi tỉnh Lamphun thăm làng dân tộc H’Mông. Đêm trước do trời mưa lớn đường đất đỏ bị lở thành nhiều ổ gà. Dọc đường, Già làng chỉ huy một chục xe Pickup (bán tải) chở đất đỏ và 30 tráng đinh H’Mông dùng cuốc, xẻng xúc đất đỏ, đầm vá đường.Không có Chương trình 135 giống như VN (xây dựng và duy tu điện, đường, trường, trạm cho dân tộc miền núi), Thái Lan có chương trình bán trả góp (20 năm) xe Pickup cho nông dân (kể dân tộc thiểu số) để trực tiếp chở nông sản tới các xưởng chế biến, bảo quản nông sản.
Thái Lan cũng xây dựng điện, đường, trường, trạm cho dân tộc thiểu số miền núi, nhưng để cho họ tự duy tu hạ tầng, chính phủ Thái không bao cấp để dân tộc thiểu số ỷ lại.
Đêm đó, tôi tò mò đi đếm làng dân tộc có 82 nóc gia, 82 nhà có TV, 61 nhà có xe Pickup.
Họ “định cư” 1 diện tích nhỏ gần đỉnh núi, nhưng “du canh” trồng bắp cải trên cùng quả núi đó, thu hoach bắp cải, lấy xe Pickup chở xuống bán cho xưởng chế biến dọc theo quốc lộ, nên đường hư họ tự sửa.
Khi khu vực trồng bắp cải hết màu mỡ họ bỏ hoang và dỡ rừng chồi chỗ khác trồng mới.
Chính phủ Thái không sợ các tổ chức NGO quốc tế “xúi” người thiểu số “phản động”, nên chương trình y tế (hoặc dinh dưỡng) học đường, chương trình khuyến nông đều có quốc tế tài trợ. Giáo viên miền núi được trợ cấp, nhưng không từ chính phủ.
Làm ruộng bằng xe hơi và Suzuki Sport
Thái Lan có diện tích tự nhiên 513.000 km2 (VN 331.210 km2), dân số 67 triệu người (VN: 95,5 triệu người). 55% đất đai trồng trọt được sử dụng để trồng lúa.Năm 1980, 70% lực lượng lao động Thái Lan tập trung vào ngành nông nghiệp, nhưng 30 năm sau, năm 2010, lực lượng lao động nông nghiệp chỉ còn chiếm 49%, vậy mà kim ngạch xuất khẩu: gạo, hải sản, cao su vẫn đứng trên kim ngạch hàng công nghiệp: nữ trang, ô tô, máy tính, thiết bị điện.
Để thanh niên bớt “ly nông”, chương trình khuyến nông của Thái - giống như Mỹ, dụ thanh niên trau dồi kiến thức và ở lại nông thôn phục vụ ngành nông nghiệp.
Các đời vua Thái từ xưa đã chú ý đến cải tiến giống cây trồng, vật nuôi. Nghe nói, Vua Thái đã tặng giống dừa xiêm, vịt xiêm, mãng cầu xiêm… cho vua Quang Trung.
Lúc sinh thời, Vua Bhumibol (mất năm 2016) đi vi hành khắp các vùng miền nông thôn của Thái Lan và khởi xướng hơn 3.000 dự án, sáng kiến hỗ trợ giảm nghèo, giúp triệt tiêu cây thuốc phiện và nâng cao đời sống cho người dân.
Năm 1995, tôi thấy toàn bộ đường nông thôn ở đồng bằng đều đổ bê tông xi măng, nông dân ở từng xóm và nhà không có sân phơi lúa, nhưng họ cũng không phơi trên đường lộ, vì lúa gặt xong gửi vào kho tồn trữ.
Nông dân làm ruộng xa nhà, với vài chục mẫu/hộ. Họ đi làm ruộng bằng xe Pickup, thanh niên làm ruộng bằng Su xi po.
Các vườn trồng lan rộng vài chục mẫu, có phòng cấy mô, có xưởng đóng hoa vào container xuất khẩu sang Âu châu.
Đau long vựa lúa miền Tây
Nghĩ lại, dòng sông Cửu long bị 11 thủy điện ở Trung quốc chặn dòng. Hàng chục Thủy điện ở Lào, miền Trung VN tham gia làm cạn dòng.Nhiều năm nay, đỉnh lũ sông Tiền, sông Hậu chưa vượt đỉnh lũ năm 2000, cá đuối nước mặn bắt được ở Nha Mân!!
Nước mặn nhập sâu, nông dân phải lấy lớp đất mặt, để ruộng không khô nước, chứ không hy vọng gì có phù sa như ngày xưa.
Vậy mà nông dân chịu khó học hỏi, hợp tác các nhà nông học tìm ra giống lúa kháng rầy, kháng mặn, giống lúa thơm mới, giống lúa thơm của Nhật để tìm thị trường gạo có giá.
Công lao của nông dân miền Tây bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước và cả thế giới không được ai ghi nhận và thương xót. Không thể hy vọng một ngày nào đó, nông dân VN sẽ được khá giả như nông dân Thái Lan!
Ba Kiem Mai/Báo Sạch
No comments:
Post a Comment