Đây là bức ảnh 3 trong 4 học sinh bị Toà án Tiên Lãng bỏ tù vì tội cướp giật từng tạo sóng dư luận năm 2013. “Tang vật” của vụ án là “1 mũ vải màu trắng đã qua sử dụng có giá 30k; 1 nón làm bằng lá cọ, màu vàng nhạt, quai nón màu hồng đã qua sử dụng có giá 30k.
Trêu 2 đứa con gái, 2 cái mũ “đã qua sử dụng” và rút cục tội cướp giật, tổng cộng 94 tháng tù giam.
Các quan toà khi ấy lý luận: tội cướp giật cấu thành hình thức, tức không cần yếu tố giá trị tài sản.
Hôm qua, cũng với cấu thành hình thức này, một người đàn ông 37 tuổi đã bị toà án huyện Nam Sách xử 4 năm tù do “cướp giật tài sản”. Lần này, thay vì 2 cái mũ- là 1 cái nhiệt kế ở chốt kiểm dịch cô Vy.
Ngoài án 4 năm, thanh niên còn bị tịch thu xung công quỹ nửa chiếc xe Vios “phương tiện gây án”. Cho dù thủ phạm đã quay trở lại chốt để trả nhiệt kế chỉ 2 tiếng sau khi dại dột, cho dù ngay sáng hôm sau đã tới công an...đầu thú.
Câu chuyện án điểm, xử lưu động thời cô Vy phải nói đang tạo ra những bản án chính trị mang màu sắc nướng tốt những người dân thấp cổ bé họng.
Bởi đối với tội cướp giật, ngoài cấu thành hình thức còn phải có yếu tố lỗi, động cơ, và mục đích phải là hưởng lợi về tài sản.
4 cậu học sinh cướp chiếc mũ đã qua sử dụng, cái nón quai màu hồng có phải để hưởng lợi? Người thanh niên cướp nhiệt kế để hưởng lợi?
Không ai trả lời điều đó cả.
Hôm qua, toà tối cao vừa đưa ra phác thảo tượng vua Lý Thái Tông làm “biểu tượng công lý” để dựng trước sân toà án nhân dân các cấp.
Là tác giả bộ Hình thư, bộ luật đầu tiên ở VN, nhưng vua Lý còn nổi tiếng là vị vua bao dung và nhân hậu với việc miễn thuế cho dân, với việc đặt chuông kêu oan ở Long Trì để những người dân đen bé nhỏ nhất có thể kêu oan.
Một bức tượng công lý sẽ chẳng giải quyết được gì nếu nó chỉ là việc giải ngân, nếu những bản án hà khắc toàn giáng đầu dân.
Năm xxx, sau khi các cậu bé mãn hạn tù, pv một tờ báo đã trở lại Tiên Lãng thăm hỏi số phận những “kẻ cướp”. Kết quả: các cậu sau đó đều thất học, tứ tán khắp nơi...Liệu đó có phải là điều vua Lý muốn thấy?
---
Theo nb Đào Tuấn, Lao động/Page Nhà Báo Điều Tra
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Trêu 2 đứa con gái, 2 cái mũ “đã qua sử dụng” và rút cục tội cướp giật, tổng cộng 94 tháng tù giam.
Các quan toà khi ấy lý luận: tội cướp giật cấu thành hình thức, tức không cần yếu tố giá trị tài sản.
Hôm qua, cũng với cấu thành hình thức này, một người đàn ông 37 tuổi đã bị toà án huyện Nam Sách xử 4 năm tù do “cướp giật tài sản”. Lần này, thay vì 2 cái mũ- là 1 cái nhiệt kế ở chốt kiểm dịch cô Vy.
Ngoài án 4 năm, thanh niên còn bị tịch thu xung công quỹ nửa chiếc xe Vios “phương tiện gây án”. Cho dù thủ phạm đã quay trở lại chốt để trả nhiệt kế chỉ 2 tiếng sau khi dại dột, cho dù ngay sáng hôm sau đã tới công an...đầu thú.
Câu chuyện án điểm, xử lưu động thời cô Vy phải nói đang tạo ra những bản án chính trị mang màu sắc nướng tốt những người dân thấp cổ bé họng.
Bởi đối với tội cướp giật, ngoài cấu thành hình thức còn phải có yếu tố lỗi, động cơ, và mục đích phải là hưởng lợi về tài sản.
4 cậu học sinh cướp chiếc mũ đã qua sử dụng, cái nón quai màu hồng có phải để hưởng lợi? Người thanh niên cướp nhiệt kế để hưởng lợi?
Không ai trả lời điều đó cả.
Hôm qua, toà tối cao vừa đưa ra phác thảo tượng vua Lý Thái Tông làm “biểu tượng công lý” để dựng trước sân toà án nhân dân các cấp.
Là tác giả bộ Hình thư, bộ luật đầu tiên ở VN, nhưng vua Lý còn nổi tiếng là vị vua bao dung và nhân hậu với việc miễn thuế cho dân, với việc đặt chuông kêu oan ở Long Trì để những người dân đen bé nhỏ nhất có thể kêu oan.
Một bức tượng công lý sẽ chẳng giải quyết được gì nếu nó chỉ là việc giải ngân, nếu những bản án hà khắc toàn giáng đầu dân.
Năm xxx, sau khi các cậu bé mãn hạn tù, pv một tờ báo đã trở lại Tiên Lãng thăm hỏi số phận những “kẻ cướp”. Kết quả: các cậu sau đó đều thất học, tứ tán khắp nơi...Liệu đó có phải là điều vua Lý muốn thấy?
---
Theo nb Đào Tuấn, Lao động/Page Nhà Báo Điều Tra
No comments:
Post a Comment