Chỉ cần thở và nói chuyện cũng có thể lây lan virus corona, các chuyên gia y tế cảnh báo.
Nhiều người Mỹ có thể cần che mặt khi các chuyên gia cảnh báo thở và nói chuyện có thể lây lan virus corona
Một thành viên hàng đầu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (NAS) và cựu hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Harvard, TS Harvey Fineberg, đã nói rằng trong khi nên dành khẩu trang phẫu thuật cho nhân viên y tế, bản thân ông sẽ che mặt bằng khăn hoặc vật dụng khác.
TS Anthony Fauci, thành viên lực lượng chuyên trách về virus corona của Nhà Trắng, và là một chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm cho biết, việc cho người Mỹ che mặt ở nơi công cộng đang được “thảo luận rất tích cực” trong ủy ban.
Nghiên cứu vẫn còn chưa thống nhất về việc liệu khẩu trang phẫu thuật có hiệu quả tốt như khẩu trang N95 hay không và liệu che mặt bằng khăn vải có tác dụng gì nhiều trong việc ngăn ngừa lây nhiễm hay không, nhưng bác sĩ Fauci lưu ý rằng chúng có thể bảo vệ và chắc chắn sẽ không gây hại – miễn là nhân viên y tế có đủ.
Giống như hầu hết các bệnh về đường hô hấp, virus corona lây lan qua những giọt hơi ẩm nhỏ mang các hạt virus.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo rằng những giọt nhỏ này sẽ phát tán khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Tuy nhiên, nói chuyện cũng có thể đưa những giọt nước nhỏ vào không khí, Tiến sĩ Fineberg nói. Ngay cả hơi thở của người bị virus corona cũng có thể nguy hiểm.
“Tuy các nghiên cứu cụ thể hiện nay về virus corona còn hạn chế, song kết quả của các nghiên cứu phù hợp với quá trình tạo các giọt khí chứa virus từ hơi thở bình thường”, TS Fineberg nói.
Nghiên cứu được thực hiện tại một bệnh viện Trung Quốc đã phát hiện virus có thể bị phát tán vào không khí và tồn tại ở đó khi nhân viên y tế cởi bỏ đồ bảo hộ và có thể việc làm sạch hoặc thậm chí là cử động đã giải phóng các hạt virus.
Người Mỹ hiện được khuyên nên cách xa nhau hơn 2m để làm chậm sự lây lan của virus, nhưng các nghiên cứu từ Đại học Nebraska và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho thấy virus có thể di chuyển xa hơn.
‘Nếu tạo ra luồng hơi virus không lưu thông trong phòng, thì có thể hình dung rằng nếu đi bộ sau đó, bạn có thể hít phải virus”, TS Fineberg nói.
“Nhưng nếu bạn ở ngoài trời, gió sẽ có khả năng phát tán nó.’
Khẩu trang giúp ngừa lây nhiễm, nhưng không phải tất cả các loại khẩu trang đều giống nhau
Nghiên cứu về hiệu quả của các loại khẩu trang và dụng cụ che mặt khác nhau còn chưa thống nhất, nhưng, gần đây, và trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các chuyên gia đang ngày càng nghiêng về quan niệm rằng có cái gì đó thì tốt hơn là không.
Một nghiên cứu của Đại học Oxford được công bố vào ngày 30 tháng 3 đã kết luận rằng khẩu trang phẫu thuật cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp như khẩu trang N95 đối với các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế khác.
Vẫn còn quá sớm để có được dữ liệu đáng tin cậy về hiệu quả ngăn ngừa nhiễm COVID-19 của chúng, nhưng nghiên cứu cho thấy khẩu trang mỏng hơn, rẻ hơn có tác dụng trong các đợt dịch cúm.
Sự khác biệt giữa khẩu trang phẫu thuật hoặc khẩu trang N95 nằm ở kích thước của các hạt có thể – và quan trọng hơn là không thể – lọt qua các vật liệu.
Mặt nạ N95 được làm từ vật liệu dày, dệt chặt và ôm vừa khít trên mặt và có thể ngăn chặn 95% các hạt trong không khí, trong khi khẩu trang phẫu thuật mỏng hơn, chùng hơn và xốp hơn.
Điều này làm cho khẩu trang phẫu thuật dễ thở và làm việc thoải mái hơn, nhưng kém hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn các hạt nhỏ xâm nhập vào miệng và mũi.
Những giọt nước bọt và chất nhầy do ho và hắt hơi rất nhỏ và bản thân các hạt virus lại vô cùng nhỏ – thực tế, chúng nhỏ hơn vi khuẩn khoảng 20 lần.
Vì lý do này, một nghiên cứu của JAMA được công bố trong tháng vẫn cho rằng những người không có triệu chứng không nên đeo khẩu trang phẫu thuật, vì không có bằng chứng nào cho thấy chúng sẽ bảo vệ họ khỏi bị nhiễm trùng – mặc dù chúng có thể giữ cho những người bị ho và hắt hơi khỏi lây nhiễm cho người khác.
Nhưng một phân tích của Oxford về các nghiên cứu trước đây – chưa được đánh giá ngang hàng – cho thấy khẩu trang phẫu thuật là đáng để đeo và có tác dụng bảo vệ không kém khẩu trang N95 đối với nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân cúm.
Nên làm gì nếu không có khẩu trang
Người dân có thể sử dụng các lựa chọn thay thế như khẩu trang vải hoặc quấn khăn.
“Về mặt lý thuyết, mặt nạ tự làm có thể mang lại sự bảo vệ nếu dùng vật liệu phù hợp và vừa với mặt, nhưng điều này nhiều khi không chắc chắn”, bác sĩ Jeffrey Duchin, một quan chức y tế của Seattle nói.
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy bên cạnh khẩu trang phẫu thuật, túi của máy hút bụi là đã vật liệu tốt nhất để làm mặt nạ tự chế.
Sau túi hút bụi, khăn cũng có tác dụng, nhưng không thoải mái. Khẩu trang làm từ vải áo phông rất dễ chịu, nhưng chỉ có hiệu quả bằng 1/3 khẩu trang phẫu thuật. Các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge kết luận rằng khẩu trang tự chế chỉ nên được sử dụng “như là phương sách cuối cùng”.
Nhưng khi đại dịch đã lan rộng đến hơn 164.000 người trên toàn thế giới, có lẽ đã đến lúc xem xét các phương sách cuối cùng.
Theo Dân trí Tin trong nước , Y tế
No comments:
Post a Comment