Bộ Ngoại giao nói công hàm hôm 17/4 gửi Liên Hợp Quốc của Trung Quốc là hoàn toàn trái với Công ước Luật biển năm 1982. Việt Nam nên gửi công hàm kiện Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa là chiếm đóng trái phép.
“Trung Quốc lưu hành công hàm nêu lập trường phi lý tại Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trái với luật pháp quốc tế, trái với Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Vì vậy ngày 30/3, Việt Nam đã lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc bác bỏ yêu sách này như đã nêu tại nhiều văn bản được đưa lên Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng trả lời câu hỏi của PV về công hàm ngày 17/4 của Trung Quốc.
“Như đã nêu tại họp báo thường kỳ ngày 9/4, Việt Nam gửi công hàm tại Liên Hợp Quốc là bình thường, thể hiện lập trường và bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp phá của Việt Nam”, ông cho biết. “Việt Nam đã giao thiệp với phía Trung Quốc để khẳng định lập trường của mình và bác bỏ các quan điểm sai trái của phía Trung Quốc”.
Ngày 10/4, Việt Nam lưu hành công hàm để khẳng định lập trường về Biển Đông với các nước liên quan khác.
“Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật phát quốc tế, đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán ở vùng biển như xác lập ở Công ước Luật biển UNCLOS năm 1982”, ông Thắng nói.
Mọi yêu sách, hoạt động đi ngược lại các quy định và xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam là không có giá trị.
Việt Nam cho rằng tất cả quốc gia có nghĩa vụ, lợi ích chung trong quy tắc cơ bản trong luật quốc tế, không sử dụng vũ lực, đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế, thúc đẩy hữu nghị, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.
Việt Nam sẵn sàng giải quyết với các nước liên quan thông qua các biện pháp đàm phán và các biện pháp hòa bình khác, bao gồm những biện pháp được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Trước đó, ngày 30/3, Việt Nam đã gửi công hàm lên tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bày tỏ lập trường trước công hàm ngày 12/12/2019 của Malaysia và Công hàm ngày 23/3/2020 gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cũng của Trung Quốc.
“Phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề nêu trên đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.
“Phái đoàn đồng thời đề nghị Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc,” công hàm ngày 30/3 của Việt Nam viết. Biển Đảo , Chính trị , Pháp luật , Tin quốc tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment