Trái ngược với câu chuyện đang được quảng bá bởi truyền thông dòng chính rằng virus Corona Vũ Hán (SARS-CoV-2) là kết quả của một đột biến tự nhiên và nó được truyền sang người từ dơi thông qua tê tê, Giáo sư Luc Montagnier, người đã phát hiện ra virus HIV vào năm 1983, không đồng ý và nói rằng virus này do con người tạo ra.
Theo Giáo sư Luc Montagnier, người giành giải thưởng Nobel về y học năm 2008, SARS-CoV-2 là một loại virus nhân tạo và vô tình phát tán từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc. (Ảnh: TIM SLOAN/AFP via Getty Images)
Theo Giáo sư Luc Montagnier, người cùng với Giáo sư Françoir Barré-Sinoussi giành giải thưởng Nobel về Y học năm 2008 vì đã “phát hiện ra” virus HIV - nguyên nhân gây ra dịch AIDS, SARS-CoV-2 là một loại virus nhân tạo và vô tình phát tán từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, trong quý cuối cùng của năm 2019.
Giáo sư Montagnier cho rằng, trong quá trình tìm kiếm vaccine AIDS, phòng thí nghiệm Vũ Hán - được biết đến với các công trình nghiên cứu về virus corona - đã cố gắng sử dụng một trong những loại virus này làm vật chủ trung gian cho virus HIV.
Trong cuộc phỏng vấn bởi Tiến sĩ Jean-François Lemoine cho chương trình podcast hàng ngày tại Pourquoi Docteur, Giáo sư Luc Montagnier giải thích: “Cùng với đồng nghiệp của mình, nhà toán sinh học Jean-Claude Perez, chúng tôi đã phân tích kỹ mô tả bộ gen RNA của virus này”.
Ông nói thêm rằng những nhà khoa học khác cũng từng khám phá ra điều tương tự:
“Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã cố gắng công bố các kết quả phân tích cho thấy bộ gen SARS-CoV-2 chứa các chuỗi gen của một loại virus khác, virus HIV (AIDS), nhưng họ buộc phải rút lại phát hiện của mình vì áp lực từ truyền thông dòng chính là quá lớn”.
Trong một nghi vấn để đáp trả kết luận của Giáo sư Luc Montagnier, Tiến sĩ Jean-François Lemoine đã suy luận rằng nguồn gốc virus Corona mà đang được điều tra có thể đến từ một bệnh nhân bị nhiễm HIV.
Giáo sư Luc Montagnier giải thích: “Không phải, để chèn một chuỗi HIV vào bộ gen này, cần có các công cụ phân tử và điều đó chỉ có thể thực hiện được trong phòng thí nghiệm."
Giáo sư Luc Montagnier cho biết, sự lây lan của virus SARS-CoV-2 ra cộng đồng có thể giải thích hợp lý là do một tai nạn trong phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Sự thật cuối cùng sẽ xuất hiện
Theo Giáo sư Luc Montagnier, trong mọi trường hợp dịch bệnh sẽ chuyển biến tích cực đối với thế giới do đoạn gen bị thay đổi của virus này sẽ được loại bỏ khi nó lây lan:“Tự nhiên không chấp nhận bất kỳ sự thay đổi [cấu trúc] phân tử nào, nó sẽ [tự động] loại bỏ những thay đổi nhân tạo và kể cả khi không có gì bị loại bỏ, mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn, nhưng thật không may là [việc này xảy ra] sau rất nhiều cái chết”.
Giáo sư Luc Montagnier nói thêm rằng với sự trợ giúp của các làn sóng dịch bệnh đang giao thoa, chúng ta có thể loại bỏ các chuỗi này và kết quả là ngăn chặn đại dịch. Nhưng điều này có thể sẽ khiến ông bị xếp vào “các nhà lý thuyết âm mưu”.
Mặc dù không muốn buộc tội bất cứ ai, Giáo sư Montagnier phản bác: “Những kẻ âm mưu chính là phe đối diện [Trung Quốc] - đang che giấu sự thật”. Nhưng hy vọng rằng Trung Quốc sẽ thừa nhận những gì mà ông tin là đã xảy ra trong phòng thí nghiệm của họ.
Để kêu gọi Trung Quốc thú tội, ông nêu ví dụ về Iran, nước này nhận được sự tôn trọng của cộng đồng thế giới, sau khi chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc vô tình bắn rơi một chiếc máy bay của Ukraine. Hy vọng rằng Trung Quốc sẽ làm điều đúng đắn.
Ông nói thêm: “Trong mọi trường hợp, sự thật luôn được đưa ra [ánh sáng], chính phủ Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm”.
Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 phát tán từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc. Vào ngày 16/4, hãng Fox News cũng đưa tin rằng virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Viện Virus học Vũ Hán và "bệnh nhân số 0" là một nhân viên phòng thí nghiệm đã bị nhiễm bệnh trước khi lan truyền virus trong cộng đồng.
Trong khi đó vào ngày 14/4, tờ Washington Post thông tin rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhận được hai bức điện tín từ các quan chức Đại sứ quán Hoa Kỳ vào năm 2018 cảnh báo về mức độ không đủ an toàn tại một phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán, Trung Quốc - nơi đang tiến hành 'nghiên cứu rủi ro' về virus corona ở loài dơi.
Tính đến chiều 17/4, thế giới đang dần chạm mốc 2,2 triệu ca nhiễm và gần 155 nghìn ca tử vong do viêm phổi Vũ Hán. Đại dịch chưa có dấu hiệu dừng lại.
Văn Thiện/NTDVN Chính trị , Tin quốc tế , Y tế
No comments:
Post a Comment