Khi châu Âu đang vật vã với virus Vũ Hán thì Bắc Kinh đã tự đặt mình vào vị trí của một nhà lãnh đạo, một nhà hảo tâm toàn cầu nhiệt thành và đầy dã tâm.
Tính đến ngày 31/3, châu Âu đã có số ca nhiễm virus Trung Quốc lớn nhất thế giới, với hơn 101.991 trường hợp ở Ý, 87.956 ở Tây Ban Nha, 66.927 ở Đức, và 44.550 ở Pháp... Châu Âu cũng đang chứng kiến tỷ lệ tử vong cao nhất với hơn 11.660 người ở Ý, 7.716 người ở Tây Ban Nha và 3.024 ở Pháp.
Với các nước châu Âu vẫn đang ở trong tâm dịch, hoặc đang “hồi hộp” chờ đợi virus Trung Quốc tấn công, hãy còn quá sớm để nói quốc gia nào sẽ chiến thắng. Tuy nhiên, ĐCSTQ lại đang tranh thủ kể một câu chuyện “nhảm nhí” về một Trung Quốc “hào phóng”, về tính hiệu quả của một chế độ độc đoán che đậy mức độ khủng hoảng, và một Tập Cận Bình đang tỏ ra là “vị hoàng đế” ban ân sủng đến cho toàn thế giới.
Trung Quốc đã bắn phát súng chỉ thiên mở đầu câu chuyện “nhảm nhí” bằng Hàng viện trợ. ĐCSTQ có một lợi thế: Chế độ độc tài có thể xoa bóp, nhào nặn con số thống kê dịch bệnh theo cách mà châu Âu và nước Mỹ không thể. Đây là điểm khác biệt.
ĐCSTQ có một lợi thế: Chế độ độc tài có thể xoa bóp, nhào nặn con số thống kê dịch bệnh theo cách mà châu Âu và nước Mỹ không thể. (Ảnh: Getty)
Châu Âu khinh suất, Trung Quốc thời cơ
Cuộc khủng hoảng virus Trung Quốc ở châu Âu đã phản ánh những thay đổi sâu sắc trong góc nhìn của các quốc gia tại lục địa này. Mặc dù Bắc Kinh bị chỉ trích nặng nề vì không những che giấu dịch bệnh trong suốt nhiều tuần lễ mà còn ra lệnh tiêu hủy các bằng chứng mẫu, nhưng có những quốc gia châu Âu như nước Ý “mộng mơ” và “đấu sĩ” Tây Ban Nha lên tiếng ca ngợi và ủng hộ ĐCSTQ đã làm rất tốt các biện pháp ngăn chặn dịch.
Tình bằng hữu giữa Gấu trúc và Bò tót được thắt chặt bằng những hành động cụ thể chứ không phải lời nói suông, khi Tây Ban Nha - bất chấp ổ dịch Trung Quốc đang bùng phát dữ dội - vẫn không áp dụng các biện pháp hạn chế giao thương và mở thông các đường bay qua lại giữa hai nước. Quyết định của chính quyền Thủ tướng Pedro Sánchez đã được “đền đáp”: Tây Ban Nha trở thành ổ dịch nguy hiểm thứ hai tại châu Âu tiếp sau nước Ý.
Santiago Moreno, giám đốc một bệnh viện ở thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) đã thú nhận rằng, ông đã bị tổn thương sâu sắc khi phải chứng kiến những hình ảnh tuyệt vọng tại khoa cấp cứu nơi ông làm việc: “Chúng tôi đã phạm tội vì quá tự tin”.
Một tuần trước khi dịch bệnh nổ ra, chính phủ Tây Ban Nha còn tích cực khuyến khích tất cả người dân đổ ra đường tham gia hàng chục cuộc tuần hành vì bình đẳng giới. Khi được phóng viên hỏi về nguy cơ lây nhiễm, một vị bộ trưởng đã công khai cười mỉa. Với con số 7.716 người tử vong tại Tây Ban Nha, hình ảnh những đoàn người tuần hành đã trở thành nỗi kinh hoàng phải trả giá cho sự “điên rồ” của chính quyền Thủ tướng Pedro Sánchez.
Tuy nhiên trong cơn hoạn nạn, ông Thủ tướng Tây Ban Nha này đã nhận được những lời an ủi động viên của Chủ tịch Tập Cận Bình: “Rồi ánh nắng mặt trời sẽ đến sau cơn bão”, và rằng “hai nước nên tăng cường hợp tác và trao đổi sau khi dịch bùng phát”.
Trước khi dịch bệnh bùng nổ, người dân Tây Ban Nha còn đổ ra đường biểu tình ủng hộ bình đẳng giới. Sự ngạo mạn của chính quyền Pedro Sánchez đã khiến đất nước này phải trả giá đắt. (Ảnh: Getty)
Cũng vậy, trong một cuộc điện thoại với Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, ông Tập Cận Bình cho biết ông hy vọng Trung Quốc và Ý sẽ thành lập một Con đường tơ lụa Y tế như là một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường mà hai bên đã ký ước.
Châu Âu vật vã, Trung Quốc hả hê
Trong những tuần gần đây, bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đang cố gắng “vẽ” lại lịch sử khi nhấn mạnh đến việc chiến thắng virus tại “quê nhà”, và truyền tải thông điệp ca ngợi sự hỗ trợ của ĐCSTQ với các quốc gia trên thế giới.
Trong khi châu Âu đang chiếm thế “thượng phong” trong việc chứa chấp chủng virus corona Vũ Hán đang tràn lan khắp lục địa, thì Bắc Kinh đã chớp thời cơ coi viện trợ như là một công cụ tuyên truyền đánh bóng hình ảnh.
Khi các quốc gia thành viên trong EU không đồng thuận trước yêu cầu viện trợ của Ý, trong đó hai quốc gia là Đức và Pháp còn khởi xướng lệnh cấm xuất khẩu thiết bị y tế, thì một khoảng trống to đùng đã được “nhường” lại cho Trung Quốc “thò chân” vào chiếm lĩnh, bằng các gói viện trợ khẩn cấp cho châu Âu.
Và cũng lợi dụng sự giãn cách đang gia tăng giữa hai bên bờ lục địa Âu-Mỹ, ĐCSTQ đã cố tạo ra sự tương phản giữa Trung Quốc và Mỹ, khi chính quyền Tổng thống Trump đơn phương “đóng cửa” với châu Âu bằng lệnh cấm du lịch, thì Trung Quốc đã nhanh chóng xuất hiện như là “người bạn” hào phóng và vị tha.
Trong bối cảnh hỗn loạn ấy, ĐCSTQ đã cố gắng xâm nhập và lan truyền thiện chí dưới hình thức viện trợ đến một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu, như Ý và Tây Ban Nha. Khoảnh khắc này chính là cơ hội để ĐCSTQ dự phóng quyền lực mềm trên một lục địa già nua đang chia năm xẻ bảy, và bị “ghẻ lạnh” hơn bao giờ hết từ đối tác truyền thống của mình bên kia bờ Đại Tây Dương.
Trong bối cảnh hỗn loạn ấy chính là cơ hội để ĐCSTQ dự phóng quyền lực mềm trên một lục địa già nua đang chia năm xẻ bảy. (Ảnh: Getty)
Chiến lược này của ĐCSTQ đã được chứng minh rất thành công: Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Maio đã tuyên bố rằng họ “sẽ không quên ai là bạn bè của mình trong khủng hoảng”. Tại Đức, trong giai đoạn đầu dịch viêm phổi Vũ Hán, một nhà lãnh đạo cộng đồng của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đã trực tiếp viết một bức thư ngỏ gửi tới Bắc Kinh yêu cầu được giúp đỡ.
Ngày 21/3, người ta nhìn thấy một biểu ngữ bằng hai thứ tiếng Hy Lạp và Trung Quốc, trích dẫn câu nói của Aristotle: “Tình bạn là một linh hồn sống trong hai cơ thể” dán trên thân chiếc máy bay của hãng Air China tại thủ đô Athens (Hy Lạp). Nó mang theo 18 tấn hàng viện trợ, được tài trợ bởi chính quyền Bắc Kinh (cùng các doanh nghiệp và tổ chức Trung Quốc), theo yêu cầu khẩn cấp của chính phủ Hy Lạp.
Những lô hàng viện trợ kịp thời của Trung Quốc cùng với sự đề cao biểu tượng văn hóa cổ đại của Hy Lạp chắc chắn sẽ “ghi điểm” trong trái tim dân chúng nước này. Tại sự kiện bàn giao, Đại sứ Trung Quốc tại Hy Lạp là Zhang Qiyue phát biểu: “Thời điểm khó khăn này mới biết ai là những người bạn thật sự, và sự trợ giúp này khẳng định mối quan hệ tuyệt vời và tình bạn giữa hai dân tộc”. Tất nhiên, chính phủ Hy Lạp rất biết ơn ĐCSTQ trong thời điểm hệ thống y tế nước này đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng.
Theo NTDVN Chính trị , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment