Các nhà nghiên cứu Hồng Kông cho biết, “làn sóng” dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) thứ hai với khả năng “tăng theo cấp số nhân” ở Trung Quốc có thể xảy ra, nếu các biện pháp kiểm soát được dỡ bỏ quá nhanh.
‘Làn sóng’ dịch bệnh ở Trung Quốc sẽ quay trở lại nếu các biện pháp kiểm soát được gỡ bỏ quá nhanh. (Ảnh: Kevin Frayer / Getty Images)
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y khoa Lancet vào ngày 8/4, đã xác định các tác động tiềm tàng của các biện pháp nới lỏng phong tỏa sau đợt dịch bệnh đầu tiên. Kết quả chỉ ra rằng các biện pháp kiểm soát chỉ nên được dỡ bỏ từ từ.
Những biện pháp hạn chế mạnh mẽ đối với cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc đã có hiệu quả trong việc giảm số ca nhiễm virus Corona Vũ Hán, nhưng một làn sóng dịch bệnh thứ hai có khả năng sẽ đến khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.
Giáo sư Joseph T Wu đến từ Đại học Hồng Kông, người đồng chủ trì nghiên cứu, cho biết: “Tuy các biện pháp kiểm soát này dường như đã làm giảm số lượng các ca nhiễm bệnh xuống mức rất thấp, mà không cần đến miễn dịch cộng đồng để chống lại COVID-19. Nhưng các trường hợp nhiễm bệnh có thể dễ dàng hồi sinh khi các doanh nghiệp, nhà máy và trường học dần hoạt động trở lại và làm gia tăng sự hòa trộn xã hội, đặc biệt là nguy cơ gia tăng đối với các trường hợp trở về từ nước ngoài khi COVID-19 tiếp tục lan rộng trên toàn cầu”.
Nghiên cứu cảnh báo rằng, nếu việc trở lại cuộc sống bình thường được cho phép quá nhanh và việc dỡ bỏ các kiểm soát được thực hiện ở quá nhiều nơi, thì hệ số lây nhiễm sẽ tăng trở lại. Việc này có lẽ sẽ dẫn đến tổn thất về y tế và kinh tế cao hơn, ngay cả khi các biện pháp cứng rắn được áp dụng trở lại để làm giảm các ca nhiễm bệnh.
Tiến sĩ Kathy Leung, đồng tác giả của nghiên cứu và cũng đến từ Đại học Hồng Kông, cho biết: “Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng khi hoạt động kinh tế gia tăng trên khắp Trung Quốc trong những tuần tới, những ca nhiễm bệnh tại địa phương hoặc từ nước ngoài đi về có thể dẫn đến sự hồi sinh của việc lây truyền dịch bệnh”.
Ông Leung nói thêm: “Ngay cả ở các siêu đô thị thịnh vượng và có nguồn lực tốt như Bắc Kinh và Thượng Hải, tài nguyên chăm sóc sức khỏe là hữu hạn và các dịch vụ y tế sẽ phải vật lộn với nhu cầu tăng đột ngột”.
Nghiên cứu cũng cho biết, mặc dù các chính sách kiểm soát dịch bệnh như cách ly xã hội và thay đổi hành vi có thể sẽ tiếp tục được duy trì trong một thời gian nữa, việc chủ động tạo ra sự cân bằng giữa việc nối lại các hoạt động kinh tế và duy trì hệ số lây nhiễm dưới 1 có thể là chiến lược tốt nhất cho đến khi một loại vaccine hiệu quả được phổ biến rộng rãi.
Hạn chế đi lại ở một số tỉnh của Trung Quốc đã dần được nới lỏng kể từ ngày 17/2, bao gồm cả ở Hồ Bắc, khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ở nước này. Trung Quốc đã tiến hành phong tỏa tỉnh này vào ngày 23/1 sau khi dịch bệnh này bắt đầu bùng phát từ Vũ Hán.
Nghiên cứu đã sử dụng mô hình dựa trên dữ liệu về sự lây nhiễm COVID-19 của 10 tỉnh của Trung Quốc có số ca mắc được xác nhận cao nhất, cũng như các trường hợp tử vong được xác nhận ở tất cả 31 tỉnh của nước này.
Các nhà khoa học thừa nhận nghiên cứu của họ vẫn còn các hạn chế, bao gồm hệ số lây nhiễm được ước tính chỉ dựa trên số trường hợp nhiễm virus Corona Vũ Hán trong các báo cáo chính thức, và thời gian khởi phát dịch bệnh ở một số tỉnh chưa có.
Ngoài ra, nghiên cứu mới chỉ thực hiện một số mô phỏng đối với các biện pháp nới lỏng phong tỏa mà chưa thêm vào các biện pháp can thiệp hay ứng phó cộng đồng tương ứng với từng tình huống.
Văn Thiện/NTDVN
Tin quốc tế
,
Xã hội
,
Y tế
‘Làn sóng’ dịch bệnh ở Trung Quốc sẽ quay trở lại nếu các biện pháp kiểm soát được gỡ bỏ quá nhanh. (Ảnh: Kevin Frayer / Getty Images)
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y khoa Lancet vào ngày 8/4, đã xác định các tác động tiềm tàng của các biện pháp nới lỏng phong tỏa sau đợt dịch bệnh đầu tiên. Kết quả chỉ ra rằng các biện pháp kiểm soát chỉ nên được dỡ bỏ từ từ.
Những biện pháp hạn chế mạnh mẽ đối với cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc đã có hiệu quả trong việc giảm số ca nhiễm virus Corona Vũ Hán, nhưng một làn sóng dịch bệnh thứ hai có khả năng sẽ đến khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.
Giáo sư Joseph T Wu đến từ Đại học Hồng Kông, người đồng chủ trì nghiên cứu, cho biết: “Tuy các biện pháp kiểm soát này dường như đã làm giảm số lượng các ca nhiễm bệnh xuống mức rất thấp, mà không cần đến miễn dịch cộng đồng để chống lại COVID-19. Nhưng các trường hợp nhiễm bệnh có thể dễ dàng hồi sinh khi các doanh nghiệp, nhà máy và trường học dần hoạt động trở lại và làm gia tăng sự hòa trộn xã hội, đặc biệt là nguy cơ gia tăng đối với các trường hợp trở về từ nước ngoài khi COVID-19 tiếp tục lan rộng trên toàn cầu”.
Nghiên cứu cảnh báo rằng, nếu việc trở lại cuộc sống bình thường được cho phép quá nhanh và việc dỡ bỏ các kiểm soát được thực hiện ở quá nhiều nơi, thì hệ số lây nhiễm sẽ tăng trở lại. Việc này có lẽ sẽ dẫn đến tổn thất về y tế và kinh tế cao hơn, ngay cả khi các biện pháp cứng rắn được áp dụng trở lại để làm giảm các ca nhiễm bệnh.
Tiến sĩ Kathy Leung, đồng tác giả của nghiên cứu và cũng đến từ Đại học Hồng Kông, cho biết: “Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng khi hoạt động kinh tế gia tăng trên khắp Trung Quốc trong những tuần tới, những ca nhiễm bệnh tại địa phương hoặc từ nước ngoài đi về có thể dẫn đến sự hồi sinh của việc lây truyền dịch bệnh”.
Ông Leung nói thêm: “Ngay cả ở các siêu đô thị thịnh vượng và có nguồn lực tốt như Bắc Kinh và Thượng Hải, tài nguyên chăm sóc sức khỏe là hữu hạn và các dịch vụ y tế sẽ phải vật lộn với nhu cầu tăng đột ngột”.
Nghiên cứu cũng cho biết, mặc dù các chính sách kiểm soát dịch bệnh như cách ly xã hội và thay đổi hành vi có thể sẽ tiếp tục được duy trì trong một thời gian nữa, việc chủ động tạo ra sự cân bằng giữa việc nối lại các hoạt động kinh tế và duy trì hệ số lây nhiễm dưới 1 có thể là chiến lược tốt nhất cho đến khi một loại vaccine hiệu quả được phổ biến rộng rãi.
Hạn chế đi lại ở một số tỉnh của Trung Quốc đã dần được nới lỏng kể từ ngày 17/2, bao gồm cả ở Hồ Bắc, khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ở nước này. Trung Quốc đã tiến hành phong tỏa tỉnh này vào ngày 23/1 sau khi dịch bệnh này bắt đầu bùng phát từ Vũ Hán.
Nghiên cứu đã sử dụng mô hình dựa trên dữ liệu về sự lây nhiễm COVID-19 của 10 tỉnh của Trung Quốc có số ca mắc được xác nhận cao nhất, cũng như các trường hợp tử vong được xác nhận ở tất cả 31 tỉnh của nước này.
Các nhà khoa học thừa nhận nghiên cứu của họ vẫn còn các hạn chế, bao gồm hệ số lây nhiễm được ước tính chỉ dựa trên số trường hợp nhiễm virus Corona Vũ Hán trong các báo cáo chính thức, và thời gian khởi phát dịch bệnh ở một số tỉnh chưa có.
Ngoài ra, nghiên cứu mới chỉ thực hiện một số mô phỏng đối với các biện pháp nới lỏng phong tỏa mà chưa thêm vào các biện pháp can thiệp hay ứng phó cộng đồng tương ứng với từng tình huống.
Văn Thiện/NTDVN
No comments:
Post a Comment