Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán gieo họa toàn cầu, các quốc gia trên thế giới không ngừng yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm bồi thường. Vài ngày trước, MXH lan truyền bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trong phiên họp Ban thường vụ Bộ chính trị gần đây nhất. Trong đó ông Tập nói về việc che giấu dịch bệnh khiến nó trở thành tai họa, và cũng hiếm hoi thừa nhận việc này khiến TQ phải đối mặt với ‘hậu quả nguy hiểm nhất’. Chưa thể chứng thực được mức độ tin cậy từ bài viết, tuy nhiên mức độ đáng tin tương đối cao. Mời các độc giả cùng tham khảo:
Trung Quốc che giấu dịch bệnh khiến virus bùng phát toàn cầu, cả thế giới phải đối mặt với nguy cơ tử vong, các ngành nghề hầu hết đều ngưng trệ. Cho tới nay đã có hơn 2,8 triệu người nhiễm bệnh, hơn 196.000 người tử vong. Hơn nữa dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn, tổn thất là không thể dự tính được. Các nước như Mỹ, Anh, Ấn Độ, Canada, Úc, v.v. đều đang tỏ rõ thái độ muốn truy cứu trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc. TQ e rằng đang phải đối mặt với sự truy cứu trách nhiệm của liên minh 80 quốc gia.
Những ngày gần đây, trên MXH lan truyền bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại phiên họp Ban thường vụ Bộ chính trị TQ vào ngày 8/4 vừa qua. Trong đó, ông Tập đã đề cập đến việc các nước truy cứu trách nhiệm. Ông nói, virus viêm phổi chủng mới lan rộng toàn cầu, thời gian đầu không cảm thấy nguy cơ giờ đã trở thành tai họa. Nếu không sẽ không xảy ra chuyện liên minh 80 nước truy cứu trách nhiệm về việc này. Ông còn nói, TQ thành lập chính quyền 70 năm, khắp nơi đều đầy rẫy nguy cơ và cạm bẫy.
Tập Cận Bình hiếm hoi thừa nhận: Hậu quả của việc mất kiểm soát dịch bệnh tại Âu Mỹ đã “cắn ngược” trở lại chính quyền Trung Quốc, “đây mới là hậu quả nguy hiểm nhất”. Một là, việc các nước vẫn luôn truy cứu trách nhiệm khiến chúng ta “khó tránh khỏi thương tổn lớn”. Hai là, các đơn đặt hàng nước ngoài bị ngừng lại, “doanh nghiệp vỡ nợ khiến một lượng lớn người thất nghiệp, gia tăng nhân tố bất ổn định xã hội mới là nhiệm vụ khẩn cấp trước mắt”.
Tập Cận Bình nói bóng gió rằng: Trước mối đe dọa này, Ban thường vụ Bộ chính trị phải thống nhất lập trường mới có thể tồn tại, mỗi một Đảng viên phải lấy việc chấp hành theo sự sắp xếp của Ủy ban thường vụ Bộ chính trị làm giới tuyến.
Ông Tập còn đề cập tới vụ án Nhậm Chí Cường, tuyên bố rằng đối với “bệnh dịch chống Tập” này cần phải kiểm tra và cách ly giống y như chống dịch bệnh viêm phổi vậy.
Đối với bài phát biểu này, ngoại giới không có cách nào chứng thực tính chân thực từ giới lãnh đạo Trung Quốc. Phó chủ tịch “Các sáng kiến về quyền lực công dân cho Trung Quốc” (Citizen Power Initiatives for China), ông Hàn Liên Triều (Han Lianchao) đã đăng trên trang cá nhân của mình: “Nếu đây quả thực là phát biểu của Tập Cận Bình, điều này có nghĩa là đang tới thời điểm ‘một mất một còn’ rồi, bắt buộc Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị phải mạnh tay thanh trừng nội bộ, giữ vững lập trường bảo vệ quyền lực và mạng sống đến cùng”.
Ngoài ra, truyền thông chính thức của TQ đưa tin rằng, Tập Cận Bình trong bài phát biểu đã đề cập đến những khó khăn và thách thức phải đối mặt trong việc phòng chống dịch bệnh trong nước cũng như việc phát triển kinh tế, phục hồi công việc và sản xuất.
Ông nói: “Đối mặt với tình hình dịch bệnh và hình thế kinh tế thế giới đặc biệt phức tạp, chúng ta cần giữ vững lập trường đến cùng, chuẩn bị tư tưởng và công tác tốt để ứng đối cho sự biến đổi ngoại cảnh trong thời gian dài”.
Bản ghi chép được cho là bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại phiên họp Ủy ban Thường vụ ĐCSTQ. (Ảnh: Internet)
Có bài phân tích cho rằng Tập Cận Bình đang gõ hồi chuông cảnh báo: “Người lãnh đạo TQ dường như có một dự cảm tương đối rõ ràng đối với thế cục nghiêm trọng mà chính quyền phải đối mặt trong tương lai”.
Ngày 17/4, tại phiên họp thường kỳ của Bộ chính trị, chính quyền Trung Quốc lần đầu tiên đề xuất “Sáu đảm bảo”: Đảm bảo cư dân có công ăn việc làm, Đảm bảo dân sinh cơ bản, Đảm bảo thị trường chủ chốt, Đảm bảo an ninh nguồn năng lượng và lương thực, Đảm bảo ổn định dây chuyền cung ứng, Đảm bảo vận hành cơ sở”, “Duy trì tình hình chung của sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội”.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng: Trọng điểm công tác của TQ chuyển đổi từ “ổn định” sang “Đảm bảo”, cho thấy lãnh đạo nước này đã “hụt hơi” rồi. Đợt tấn công của dịch bệnh đã vượt qua dự đoán, ảo mộng “chỉ cần phục hồi công việc sẽ có thể trở về bình thường” đã tan vỡ.
Cuối năm ngoái, chuyên gia về các vấn đề Mỹ-Trung, Giáo sư Arthur Waldron đã tiết lộ rằng: Một người trong giới lãnh đạo cấp cao của TQ có quan hệ thân thiết với Tập Cận Bình đã tiết lộ với ông, nói rằng “Chúng tôi đã cùng đường rồi, ai cũng rõ ràng cái thể chế này đã kết thúc rồi, chúng tôi đã đi vào ngõ cụt rồi”.
Theo BL Chính trị , Kinh tế , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment