Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), đã ký phê duyệt gói thầu mua sắm thiết bị phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 đợt 1 với tổng chi phí hơn 30 tỷ đồng, từng bị tố cáo sai phạm, có nhiều khoản thu nhập bất thường. Nhiều địa phương khác cũng chỉ định thầu hệ thống Realtime PCR tự động với mức giá tương tự hoặc cao hơn.
Theo nguồn tin của PV Tiền Phong, ngày 24/2, ông Cảm ký phê duyệt gói thầu mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đợt 1 với tổng chi phí hơn 30 tỷ đồng. Trong đó có bình bơm tay của Đức (12 triệu đồng/chiếc), hệ thống đo thân nhiệt từ xa bằng camera hồng ngoại (1,5 tỷ đồng/bộ), hệ thống xét nghiệm Realtime PCR (7 tỷ đồng/bộ)…
Hệ thống Realtime PCR được miêu tả là hàng mới 100%, sản xuất sau năm 2019, bao gồm máy tách chiết DNA/RNA tự động (xuất xứ Thụy Sĩ), máy thiết lập phản ứng PCR tự động (Thụy Sĩ), máy Realtime PCR (xuất xứ Đức). Hệ thống Realtime PCR tự động với giá 7 tỷ đồng được cho là nguyên nhân việc nhiều cán bộ CDC Hà Nội bị khởi tố, bắt tạm giam. Một cán bộ CDC Hà Nội cho biết, hệ thống mới mua đang được đặt ở Trung tâm, vẫn thực hiện tốt các hoạt động xét nghiệm.
Không riêng Hà Nội, thời gian dịch COVID-19 bùng phát, việc mua sắm vật tư y tế theo hình thức chỉ định thầu diễn ra rầm rộ trên phạm vi cả nước. Ngày 24/3, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ định mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động với giá 7,5 tỷ đồng. Đầu tháng 3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đấu thầu hệ thống Realtime PCR với giá dự toán gần 8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một nhà cung cấp thiết bị xét nghiệm nói với PV Tiền Phong rằng, thiết bị này chỉ có giá trên dưới 4 tỷ đồng. Vị này cũng nói rằng, gói chỉ định thầu của CDC Hà Nội còn có nhiều thiết bị thông thường nhưng giá rất cao, như bình bơm tay là loại hàng phổ thông, ở trong nước, các loại bình này có rất nhiều, giá thấp hơn hàng chục lần.
Theo một số chuyên gia thiết bị y tế, thông thường, việc mua bán trang thiết bị máy móc phải qua đấu thầu với các yêu cầu về giá chào thầu, thẩm định giá để tìm ra nhà thầu có năng lực và giá tốt nhất. Tuy nhiên, khoản 1, điều 22 của Luật Đấu thầu quy định gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách nằm trong nhóm được chỉ định thầu. Khi chỉ định thầu, bên mời thầu sẽ được quyền chọn nhà thầu và giao thầu.
Theo đơn tố cáo, ông Cảm không chỉ có nguồn thu nhập ở Trung tâm mà còn ở nhiều nguồn khác; ông phân phối nguồn thu nhập cho “lợi ích nhóm” gia đình; lương và thu nhập giữa lãnh đạo một số bộ phận có dấu hiệu không công bằng. Đơn tố cáo còn nêu việc ông Cảm nâng đỡ một cán bộ khác, giới thiệu kết nạp Đảng, bổ nhiệm làm cấp trưởng phòng, và vị cán bộ có dấu hiệu được ưu ái này từng bị tố cáo là có tiền án tiền sự, làm thất thoát tài sản nhà nước nhiều tỷ đồng trong mua bán, đấu thầu. Theo một cán bộ CDC Hà Nội, các đơn thư tố cáo này đều đã được Sở Y tế, UBND thành phố Hà Nội giải quyết. Vị cán bộ này cho rằng, CDC Hà Nội có hơn 500 cán bộ, công nhân viên, không tránh được những va chạm. Phóng viên đã liên lạc với các lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, CDC Hà Nội, nhưng đều chưa nhận được hồi âm.
Mới đây, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Ðức Chung nói: “Liên quan đến mua sắm máy xét nghiệm, vụ này cũng liên quan đến một số tỉnh thành khác”.
Theo Tiền Phong
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Y tế
Những thiết bị nào bị “thổi” giá?
Ngày 22/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án hình sự “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại CDC Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội, Công ty Cổ phần Định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam và các đơn vị liên quan. Kết quả điều tra ban đầu xác định, ông Cảm có một số sai phạm trong quá trình mua sắm máy xét nghiệm SARS-CoV-2 (virus gây dịch bệnh COVID-19).Theo nguồn tin của PV Tiền Phong, ngày 24/2, ông Cảm ký phê duyệt gói thầu mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đợt 1 với tổng chi phí hơn 30 tỷ đồng. Trong đó có bình bơm tay của Đức (12 triệu đồng/chiếc), hệ thống đo thân nhiệt từ xa bằng camera hồng ngoại (1,5 tỷ đồng/bộ), hệ thống xét nghiệm Realtime PCR (7 tỷ đồng/bộ)…
Hệ thống Realtime PCR được miêu tả là hàng mới 100%, sản xuất sau năm 2019, bao gồm máy tách chiết DNA/RNA tự động (xuất xứ Thụy Sĩ), máy thiết lập phản ứng PCR tự động (Thụy Sĩ), máy Realtime PCR (xuất xứ Đức). Hệ thống Realtime PCR tự động với giá 7 tỷ đồng được cho là nguyên nhân việc nhiều cán bộ CDC Hà Nội bị khởi tố, bắt tạm giam. Một cán bộ CDC Hà Nội cho biết, hệ thống mới mua đang được đặt ở Trung tâm, vẫn thực hiện tốt các hoạt động xét nghiệm.
Không riêng Hà Nội, thời gian dịch COVID-19 bùng phát, việc mua sắm vật tư y tế theo hình thức chỉ định thầu diễn ra rầm rộ trên phạm vi cả nước. Ngày 24/3, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ định mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động với giá 7,5 tỷ đồng. Đầu tháng 3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đấu thầu hệ thống Realtime PCR với giá dự toán gần 8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một nhà cung cấp thiết bị xét nghiệm nói với PV Tiền Phong rằng, thiết bị này chỉ có giá trên dưới 4 tỷ đồng. Vị này cũng nói rằng, gói chỉ định thầu của CDC Hà Nội còn có nhiều thiết bị thông thường nhưng giá rất cao, như bình bơm tay là loại hàng phổ thông, ở trong nước, các loại bình này có rất nhiều, giá thấp hơn hàng chục lần.
Theo một số chuyên gia thiết bị y tế, thông thường, việc mua bán trang thiết bị máy móc phải qua đấu thầu với các yêu cầu về giá chào thầu, thẩm định giá để tìm ra nhà thầu có năng lực và giá tốt nhất. Tuy nhiên, khoản 1, điều 22 của Luật Đấu thầu quy định gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách nằm trong nhóm được chỉ định thầu. Khi chỉ định thầu, bên mời thầu sẽ được quyền chọn nhà thầu và giao thầu.
Từng bị tố cáo
Trước khi nhận chức vụ giám đốc CDC Hà Nội, ông Cảm từng làm giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thuộc Sở Y tế Hà Nội. Năm 2018, ông Cảm được công nhận học hàm phó giáo sư và tham gia giảng dạy tại trường Đại học Y Hà Nội. Trong thời gian giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, ông bị cán bộ, viên chức trong cơ quan tố cáo sai phạm, có nhiều khoản thu nhập bất thường. Ngày 28/9/2018, đơn tố cáo của tập thể cán bộ, viên chức Trung tâm nêu đích danh ông Cảm có sai phạm trong chi trả tiền lương và có tiền lương quá cao so với quy định của pháp luật. Cụ thể, năm 2017, tổng tiền lương của ông Cảm là hơn 1 tỷ đồng, cao gấp 5 lần lương phó giám đốc, gấp 12 lần lương bác sĩ.Theo đơn tố cáo, ông Cảm không chỉ có nguồn thu nhập ở Trung tâm mà còn ở nhiều nguồn khác; ông phân phối nguồn thu nhập cho “lợi ích nhóm” gia đình; lương và thu nhập giữa lãnh đạo một số bộ phận có dấu hiệu không công bằng. Đơn tố cáo còn nêu việc ông Cảm nâng đỡ một cán bộ khác, giới thiệu kết nạp Đảng, bổ nhiệm làm cấp trưởng phòng, và vị cán bộ có dấu hiệu được ưu ái này từng bị tố cáo là có tiền án tiền sự, làm thất thoát tài sản nhà nước nhiều tỷ đồng trong mua bán, đấu thầu. Theo một cán bộ CDC Hà Nội, các đơn thư tố cáo này đều đã được Sở Y tế, UBND thành phố Hà Nội giải quyết. Vị cán bộ này cho rằng, CDC Hà Nội có hơn 500 cán bộ, công nhân viên, không tránh được những va chạm. Phóng viên đã liên lạc với các lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, CDC Hà Nội, nhưng đều chưa nhận được hồi âm.
Mới đây, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Ðức Chung nói: “Liên quan đến mua sắm máy xét nghiệm, vụ này cũng liên quan đến một số tỉnh thành khác”.
Theo Tiền Phong
No comments:
Post a Comment