DN có những hành vi vi phạm, tuy nhiên, thay vì xử lý, tại các quyết định của Vĩnh Phúc do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Chí Giang ký, sai phạm được hợp thức.
Dự án của Nhật Hằng biến một phần hồ Đại Lải thành ao nhà mình. Ảnh: BK.
Như Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phản ánh, hồ Đại Lải thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 1.348ha diện tích đất nông nghiệp, cung cấp nước thô cho công nghiệp, nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phòng chống lũ lụt cho hạ du và phát triển du lịch…
Trong quá trình thực hiện dự án biệt thự nghỉ dưỡng ven hồ, doanh nghiệp Nhật Hằng đã có nhiều vi phạm gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ và an toàn của hồ Đại Lải, vi phạm Luật Đất đai nhưng thay vì các biện pháp xử lý thì UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành những quyết định có lợi cho doanh nghiệp này.
Theo tài liệu Báo Nông nghiệp Việt Nam thu thập được, Dự án biệt thự nghỉ dưỡng ven hồ của Công ty Nhật Hằng là một trong những chủ đầu tư có mặt sớm nhất ở hồ Đại Lải.
Trước thời điểm có quy hoạch chung Khu du lịch Đại Lải, vào năm 2003, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định giao diện tích 30,1ha đất tại khu du lịch Đại Lải cho Nhật Hằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu nghỉ ngơi và vui chơi giải trí Trại Thị.
Quyết định ghi rõ cơ cấu đất theo mục đích sử dụng như sau: Giao đất ổn định, lâu dài có thu tiền sử dụng đất để xây dựng nhà ở, biệt thự sinh thái để chuyển nhượng 8,44ha; đất cho thuê 50 năm đối với xây dựng các công trình phục vụ kinh doanh 7,54ha; đất không thu tiền sử dụng đất 14,12ha…
Sau khi được giao 30,1ha ban đầu ngay sát mặt hồ Đại Lải, doanh nghiệp Nhật Hằng đã đổi tên dự án, chuyển đổi thành công ty cổ phần và tiến hành xây dựng hàng loạt biệt thực nghỉ dưỡng...
Quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư đã không ngừng mở rộng diện tích bằng việc lấn hồ, ngăn hồ... Và điều đáng nói là cứ sau mỗi lần công ty tăng diện tích, UBND tỉnh Vĩnh Phúc lại điều chỉnh bằng quyết định giao đất, điều chỉnh quy hoạch…
Cụ thể, trong vòng 2 năm (từ 2015 đến 2017), ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã 3 lần ký các quyết định về việc điều chỉnh nội dung giao và cho thuê đất theo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án biệt thự và vui chơi giải trí Đại Lải.
Những quyết định không khác gì hành vi giúp Nhật Hằng tăng diện tích dự án ban đầu là 30,1ha lên thành hơn 37,1662ha.
Những người dân gắn bó với hồ Đại Lải cho biết, khu vực doanh nghiệp Nhật Hằng thực hiện dự án những năm trước chủ yếu là đất bán ngập và một phần diện tích đất khai hoang.
Với việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao 30,1ha cho chủ đầu tư thực hiện dự án thì gần như không còn quỹ đất xung quanh để mở rộng.
Vì vậy, muốn mở rộng dự án này chắc chắn chỉ có khả năng lấn hồ Đại Lải mà thôi.
Cuối năm 2018, nhận được phản ánh của cử tri xã Ngọc Thanh, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã vào cuộc và đăng tải hàng loạt bài viết về các sai phạm ở hồ Đại Lải.
Tuy nhiên lúc đó, nhiều cơ quan chức năng ở Vĩnh Phúc cho rằng, việc xác định diện tích, mốc giới mặt hồ rất khó nên cũng khó xác định hành vi vi phạm.
Theo Nông Nghiệp
Môi trường
,
Tin trong nước
Dự án của Nhật Hằng biến một phần hồ Đại Lải thành ao nhà mình. Ảnh: BK.
Như Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phản ánh, hồ Đại Lải thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 1.348ha diện tích đất nông nghiệp, cung cấp nước thô cho công nghiệp, nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phòng chống lũ lụt cho hạ du và phát triển du lịch…
Trong quá trình thực hiện dự án biệt thự nghỉ dưỡng ven hồ, doanh nghiệp Nhật Hằng đã có nhiều vi phạm gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ và an toàn của hồ Đại Lải, vi phạm Luật Đất đai nhưng thay vì các biện pháp xử lý thì UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành những quyết định có lợi cho doanh nghiệp này.
Theo tài liệu Báo Nông nghiệp Việt Nam thu thập được, Dự án biệt thự nghỉ dưỡng ven hồ của Công ty Nhật Hằng là một trong những chủ đầu tư có mặt sớm nhất ở hồ Đại Lải.
Trước thời điểm có quy hoạch chung Khu du lịch Đại Lải, vào năm 2003, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định giao diện tích 30,1ha đất tại khu du lịch Đại Lải cho Nhật Hằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu nghỉ ngơi và vui chơi giải trí Trại Thị.
Quyết định ghi rõ cơ cấu đất theo mục đích sử dụng như sau: Giao đất ổn định, lâu dài có thu tiền sử dụng đất để xây dựng nhà ở, biệt thự sinh thái để chuyển nhượng 8,44ha; đất cho thuê 50 năm đối với xây dựng các công trình phục vụ kinh doanh 7,54ha; đất không thu tiền sử dụng đất 14,12ha…
Sau khi được giao 30,1ha ban đầu ngay sát mặt hồ Đại Lải, doanh nghiệp Nhật Hằng đã đổi tên dự án, chuyển đổi thành công ty cổ phần và tiến hành xây dựng hàng loạt biệt thực nghỉ dưỡng...
Quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư đã không ngừng mở rộng diện tích bằng việc lấn hồ, ngăn hồ... Và điều đáng nói là cứ sau mỗi lần công ty tăng diện tích, UBND tỉnh Vĩnh Phúc lại điều chỉnh bằng quyết định giao đất, điều chỉnh quy hoạch…
Cụ thể, trong vòng 2 năm (từ 2015 đến 2017), ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã 3 lần ký các quyết định về việc điều chỉnh nội dung giao và cho thuê đất theo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án biệt thự và vui chơi giải trí Đại Lải.
Những quyết định không khác gì hành vi giúp Nhật Hằng tăng diện tích dự án ban đầu là 30,1ha lên thành hơn 37,1662ha.
Những người dân gắn bó với hồ Đại Lải cho biết, khu vực doanh nghiệp Nhật Hằng thực hiện dự án những năm trước chủ yếu là đất bán ngập và một phần diện tích đất khai hoang.
Với việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao 30,1ha cho chủ đầu tư thực hiện dự án thì gần như không còn quỹ đất xung quanh để mở rộng.
Vì vậy, muốn mở rộng dự án này chắc chắn chỉ có khả năng lấn hồ Đại Lải mà thôi.
Cuối năm 2018, nhận được phản ánh của cử tri xã Ngọc Thanh, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã vào cuộc và đăng tải hàng loạt bài viết về các sai phạm ở hồ Đại Lải.
Tuy nhiên lúc đó, nhiều cơ quan chức năng ở Vĩnh Phúc cho rằng, việc xác định diện tích, mốc giới mặt hồ rất khó nên cũng khó xác định hành vi vi phạm.
Theo Nông Nghiệp
No comments:
Post a Comment