Trong khi các nước trên thế giới đang tập trung vào việc ngăn chặn đại dịch viêm phổi Vũ Hán, thì Trung Quốc lại chuyển hướng sang đẩy mạnh các mục tiêu địa chính trị trong một loạt các hoạt động quân sự gần đây, đặc biệt nhắm mục tiêu vào Đài Loan.
Nhân viên sân bay đang xịt khử trùng cho hành khách khi họ đến sân bay quốc tế Đào Viên ở Đài Loan vào ngày 19 tháng 3 năm 2020. (Sam Yeh / AFP qua Getty Images)
Bắc Kinh đang thực hiện các cuộc diễn tập quân sự để gây áp lực lên chính phủ của quốc đảo Đài Loan (do Tổng thống Thái Anh Văn lãnh đạo). Đất nước này đã nhận rất nhiều lời tán thưởng từ cộng đồng quốc tế vì ngăn chặn được virus Corona Vũ Hán lây lan, mặc dù khoảng cách địa lý của hòn đảo này rất gần với Trung Quốc Đại lục.
The Epoch Times tuyên bố trong một bài xã luận ngày 18/3 rằng virus này cần được gọi là virus ĐCSTQ, bởi vì tên gọi này sẽ “buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm vì đã coi thường mạng sống nhân loại và từ đó gây ra đại dịch toàn cầu.
“Trung Quốc đã đưa ra mục tiêu chính trị để tấn công chính quyền Thái Anh Văn, với cáo buộc rằng chính phủ này đã ‘dựa vào đại dịch’ để tìm kiếm sự độc lập chủ quyền dân tộc khỏi Trung Quốc, giáo sư Kuo Yu-jen thuộc Viện Trung Quốc và Châu Á-Thái Bình Dương của Đại học Quốc lập Đài Loan, đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn. Ông cũng là giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu chính sách quốc gia (INPR) - một tổ chức tư nhân có trụ sở tại Đài Bắc.
Hoa Kỳ sau đó đã thể hiện sự hỗ trợ quân sự cho Đài Loan.
ĐCSTQ chống lại Đài Loan
Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan rất căng thẳng, vì Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xem Đài Loan chỉ như một tỉnh lẻ đang “nổi loạn”. Thậm chí khi quốc đảo này tuyên bố mình đã là một quốc gia độc lập, có chính phủ, bầu cử, quân đội và hiến pháp riêng.
Bà Thái đã nêu rõ điều này trong một cuộc phỏng vấn với đài British Broadcasting Corp (BBC) vào giữa tháng 1/2020, bà đã thẳng thắn nêu rõ các quan điểm về chủ quyền của Đài Loan, và nói rằng không cần phải tuyên bố Đài Loan là một quốc gia độc lập: “Vì chúng tôi đã là một quốc gia độc lập và chúng tôi là Trung Hoa Dân Quốc".
Trong một chương trình nghị sự của Bắc Kinh tại Đài Loan nhằm thuyết phục công dân Đài Loan chấp nhận thống nhất với Đại Lục, ông Kuo nói rằng sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân Đài Loan đối với bà Thái trong việc đối phó với đại dịch đã khiến Bắc Kinh phải “cố chịu”.
Kể từ tháng 2/2020, đã có ít nhất bốn trường hợp máy bay phản lực quân sự Trung Quốc bay gần không phận Đài Loan.
Vào ngày 9/2, một số máy bay quân sự của Trung Quốc, bao gồm phi cơ tiêm kích J-11, đã bay từ eo biển Bashi ở phía Nam Đài Loan, đi qua phía Tây Thái Bình Dương, và sau đó đến eo biển Miyako ở phía Bắc Đài Loan.
Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan cho hay, vào ngày hôm sau, một nhóm các máy bay phản lực Trung Quốc đã hộ tống một máy bay ném bom H-6 nhanh chóng vượt qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan, trước khi trở về không phận Trung Quốc. Một máy bay ném bom H-6 khác bay qua vùng biển phía Tây Nam Đài Loan vào ngày 28/2.
Vào ngày 16/3, các máy bay của Trung Quốc bao gồm phi cơ tiêm kích J-11 và máy bay cảnh báo sớm KJ-500 đã bay qua vùng biển phía Tây Nam Đài Loan và tiếp cận không phận kiểm tra đảo, một khu vực mà máy bay phải cung cấp thông tin cá nhân trước khi bay vào hoặc ra. Chiếc máy bay rời đi sau khi bị máy bay Đài Loan phát hiện.
Bà Thái đã lên án các động thái của Bắc Kinh trên trang twitter của bà vào ngày 24/3.
“Trong khi thế giới đang phải vật lộn với sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, thì các cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan lại tiếp tục gia tăng mà không suy giảm.”
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu tại buổi tiệc thiết đãi kiều bào tại Los Angeles trong chuyến thăm Los Angeles vào ngày 12/8/2018. (Ringo Chiu / Reuters)
Bà nói thêm: “Cho dù đó là phòng thủ quốc gia hay ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, lực lượng vũ trang của chúng tôi vẫn cảnh giác như mọi khi”.
Kuo cho biết các động thái quân sự vừa qua của Trung Quốc là trùng khớp với hàng loạt lời tuyên truyền “hoa mỹ” của các kênh truyền thông chính thống Trung Quốc và truyền thông địa phương “thân” Bắc Kinh tại Đài Loan, với mong muốn chống lại chính phủ Đài Loan, “trong một nỗ lực để gây áp lực chính trị”.
Vào ngày 7/2, tờ báo “diều hâu” của Trung Quốc Global Times đã đăng tải một bài viết trích dẫn lời của Văn phòng Sự vụ Đài Loan: “Đảng dân tiến đã thất bại trong việc lợi dụng quyền hạn của mình để ‘khai thác đại dịch’ nhằm tuyên bố sự độc lập của quốc đảo Đài Loan”.
Tổng thống Thái Anh Văn là thành viên của đảng Dân Tiến - đảng có đa số thành viên trong cơ quan lập pháp duy nhất của quốc đảo này.
Một tuần sau, tờ báo Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc cáo buộc Đảng Dân Tiến “là ổ dịch gây ra việc bùng phát virus corona”. Và đây là lời của một quan chức tại Văn phòng Sự Vụ Đài Loan: “Đảng Dân Tiến đã vấp phải một thất bại đáng xấu hổ”.
Ý đồ chính trị của ĐCSTQ
Việc tổ chức các cuộc diễn tập quân sự cũng chỉ để phục vụ cho mục đích chính trị quan trọng của chủ tịch nước Trung Quốc - ông Tập Cận Bình. Kuo nói: Đây là một “phép thử” lòng trung thành của các lực lượng quân sự Trung Quốc khi đứng trước những lời chỉ trích về sự tắc trách của Bắc Kinh trong việc bùng phát dịch bệnh.
Kuo cho biết “Các cuộc diễn tập của quân đội nhằm để thực thi các mệnh lệnh từ Quân Ủy Trung ương Trung Quốc. Đứng đầu là chủ tịch Tập, đây là cơ quan hàng đầu của ĐCSTQ xử lý các vấn đề về quân sự”.
Nói cách khác, chủ tịch Tập đang diễn tập quân sự để khẳng định quyền lực của mình và ngăn chặn một cuộc đảo chính chính trị, Kuo cho biết.
Gần đây ông trùm bất động sản Trung Quốc Nhậm Chí Cường đã mất tích sau khi ông công khai chỉ trích chủ tịch Tập Cận Bình vì đã thất bại trong các chiến dịch kiểm soát dịch bệnh bùng phát. Điều này, khiến các nhà phân tích suy đoán rằng cuộc đấu đá phe phái trong ĐCSTQ đang gia tăng. Ông Nhậm, con trai của cựu quan chức cấp cao của ĐCSTQ Nhậm Tuyền Sinh, từng là Thứ trưởng Bộ thương mại trước khi ông nghỉ hưu năm 1983, được coi là một “hoàng thân” của Đảng.
Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), chủ tịch của Hua Yuan Group, có bài phát biểu trong Diễn đàn kinh tế cao cấp năm 2006 tại Câu lạc bộ quốc tế Luxehills ở Thành Đô, Trung Quốc vào ngày 7 tháng 1 năm 2006... (Ảnh Trung Quốc / Ảnh Getty)
Cư dân mạng Trung Quốc cũng bày tỏ sự phẫn nộ về việc che giấu virus thời kỳ đầu của chính quyền Bắc Kinh. Nhiều người đã kêu gọi tự do ngôn luận sau khi bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, một trong tám nhân viên y tế đầu tiên đăng tải tin tức trên mạng xã hội để cảnh báo về “một bệnh viêm phổi không rõ tên” vào cuối tháng 12/2019 và đã chết sau khi nhiễm virus từ một bệnh nhân. Vì bài đăng trên trang cá nhân của mình nên ông Lý đã bị cảnh sát địa phương bắt phạt với lý do “tung tin đồn thất thiệt”.
Trong tổng số năm khu quân sự của Trung Quốc, Kuo cho biết ông Tập muốn kiểm tra sự trung thành của các thành viên trong khu quân sự phía Đông và Nam, vì họ được giao nhiệm vụ chủ yếu là đối đầu với lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và Đài Loan.
Phản ứng của Hoa Kỳ
Quân đội Hoa Kỳ đã tỏ thái độ ngay lập tức trước sự khiêu khích quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan, Kuo nói, các tàu và máy bay phản lực của Mỹ vẫn đang hoạt động gần Đài Loan kể từ tháng 2/2020.
Vào ngày 15/2, Hạm đội 7 của Hoa Kỳ tuyên bố trên Facebook rằng, tàu tuần dương tên lửa USS Chancellorsville (CG-62) đã đến Biển Đông từ Biển Hoa Đông. Trong khi hải quân Mỹ không hề chỉ định tuyến đường nào cho các tàu chiến của Mỹ. Sau đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã xác nhận CG-62 đã đi qua eo biển Đài Loan.
Vào ngày 25/03, hãng Thông tấn Trung ương (CNA) do chính phủ Đài Loan điều hành báo cáo có một máy bay trinh sát EP-3E của Hải quân Hoa Kỳ đang bay trên vùng biển gần bờ biển phía Tây Nam Đài Loan.
Ngày hôm sau, Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã viết trên Twitter rằng tàu tuần dương tên lửa USS McCampbell đã đi qua eo biển Đài Loan một ngày trước đó.
Vào ngày 31/3, máy bay P-3C của Hải quân Hoa Kỳ đã bay qua vùng biển phía Nam Đài Loan. Theo CNA, đây là lần thứ tư máy bay quân sự của Hoa Kỳ đã bay đến gần không phận Đài Loan.
“Hoa Kỳ đang ngầm tuyên bố rằng Trung Quốc không thể đơn phương thay đổi thành chính sách Một Trung Quốc”, ông Kuo nói thêm rằng Đạo luật Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường Đồng minh Quốc tế Đài Loan (Đạo luật TAIPEI) cũng có cùng mục đích như trên.
Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)
Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết: “Chúng tôi xin chân thành cảm ơn @POTUS đã ký đạo luật #TAIPEI. Đạo luật thể hiện sức mạnh của mối quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ. Điều này đã mở đường cho các trao đổi song phương mở rộng, trong khi vẫn giữ được phần lãnh thổ của đất nước trước chiến dịch cưỡng chế độc đoán của Trung Quốc”.
Tổng thống Donald Trump đã ký Đạo luật TAIPEI vào ngày 27/3, một đạo luật tăng cường hỗ trợ quân sự của Mỹ đối với Đài Loan trên phạm vi quốc tế.
Cảnh báo sớm từ Đài Loan
Để cô lập Đài Loan, Trung Quốc đã “chặn” Đài Loan gia nhập các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và tham gia vào chính sách “ngoại giao bằng đô la” để lôi kéo các đồng minh của Đài Loan chuyển sang công nhận ngoại giao với Bắc Kinh.
Từ năm 2009 đến 2016, các Bộ trưởng Y tế Đài Loan, đã tham gia Hội nghị Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết định của WHO, với tư cách là quan sát viên. Nhưng kể từ năm 2017, Trung Quốc đã ngăn cản việc Đài Loan tham gia hội nghị này cũng như bất kỳ cuộc họp nào của WHO.
Phó tổng thống Đài Loan Chen Chien-jen (Trần Kiến Nhân) cho biết quốc đảo này đã cảnh báo cho WHO về nguy cơ lây truyền từ người sang người của một căn bệnh truyền nhiễm như bệnh viêm phổi ở Trung Quốc vào ngày 31/12 năm ngoái.
Vào tháng 1/2020, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan cũng đã cử hai chuyên gia y tế đến các thành phố của Trung Quốc để điều tra. Tại cuộc họp báo được tổ chức ở Đài Loan sau chuyến đi kéo dài bốn ngày, các chuyên gia cho biết họ không thể loại trừ khả năng virus có thể lây truyền từ người sang người.
Bắc Kinh đã không công khai thừa nhận việc truyền từ người sang người cho đến ngày 20/1.
Vì WHO không để tâm đến những cảnh báo sớm của Đài Loan, nên Liên Hợp Quốc cần cải cách lại và chào đón Đài Loan gia nhập, để các nước khác có thể học hỏi những bài học quan trọng về sức khỏe cộng đồng từ Đài Loan, Kuo nói.
“Đài Loan đã trở thành hình mẫu trong đợt phòng chống dịch bệnh bùng phát này. Tôi hy vọng các nước trên thế giới có thể nhận ra rằng vị trí địa lý của Đài Loan rất gần với Trung Quốc”, ông Kuo nói.
Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hiểu rõ, “chính quyền Trung Quốc có xu hướng che đậy dịch bệnh trên diện rộng”, khiến cho Đài Loan trở thành một nguồn thông tin trọng yếu trong đại dịch.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo và Thượng nghị sĩ Cory Gardner (R-Colo.) đã bày tỏ sự ủng hộ để Đài Loan tham gia tổ chức WHO.
Mộc Miên/NTDVN Chính trị , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment