Cập nhật tin tức nóng hổi

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán: Nhà cầm quyền Bắc Kinh liệu có còn liêm sỉ?

Người xưa nói: người không biết xấu hổ thì ma quỷ cũng e sợ. Hàng trăm hàng ngàn cơ quan truyền thông của ĐCSTQ mà đến một lời nói thật cũng không dám nói, lại còn tâng bốc trơ tráo kiểu như “tấm lòng vì dân, gánh vác sứ mệnh”… Họ không còn biết thế nào là liêm sỉ nữa rồi…
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán: Nhà cầm quyền Bắc Kinh liệu có còn liêm sỉ?
Chỉ có kẻ tiểu nhân, lưu manh, hèn nhát và độc ác mới không biết hổ thẹn, bất chấp thủ đoạn, mặt trơ trán bóng chỉ nhằm đạt được mục đích và lợi ích cá nhân của mình và đồng đảng. (NTD Việt Nam tổng hợp)

Đổ lỗi cho người

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bắt đầu từ Vũ Hán Trung Quốc, sau đó lan ra khắp các châu lục, đến nay đã khiến cho trên 4 triệu người nhiễm bệnh và gần 300.000 người tử vong trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê, bệnh nhân đầu tiên của 25 quốc gia trên thế giới đều đến từ Trung Quốc, trong đó đại đa số đến từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Điều này khiến cựu chiến lược gia trưởng của Nhà Trắng là Steve Banon đã phải thốt lên rằng: “Trung Quốc thật đáng sợ, người Hồ Bắc không được đến Bắc Kinh nhưng lại có thể đi khắp nơi trên thế giới”.

Ngày 12 tháng 3, ông Triệu Lập Kiên – Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã viết trong một tweet rằng: “Có thể chính quân đội Hoa Kỳ đã mang virus đến Vũ Hán”. Thông điệp này ngay lập tức đã được các hãng thông tấn và đội ngũ dư luận viên (Ngũ Mao đảng – đảng 5 hào) của ĐCSTQ đưa tin.

Sau khi bị Tổng thống Mỹ Donald Trump phản kích, quy trách nhiệm cho Trung Quốc: “Virus thoát ra ngoài và họ đáng lẽ có thể ngăn nó”; “Chắc chắn virus có thể đã bị ngăn lại”; “Họ không ngăn nó vì không có năng lực hoặc họ đã để nó lan rộng”… thì Trung Quốc đổi giọng, Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ là Thôi Thiên Khải nói: Bắc Kinh chỉ ‘là nạn nhân’ của virus Corona, và nói rằng việc Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc chỉ ‘càng gây khó cho công tác chống dịch’.
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán: Nhà cầm quyền Bắc Kinh liệu có còn liêm sỉ?
Thôi Thiên Khải nói: Bắc Kinh chỉ ‘là nạn nhân’ của virus Corona

Đùn đẩy trách nhiệm

Ngày 27 tháng 1, Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng trả lời phỏng vấn rằng: “Việc thông báo dịch bệnh không kịp thời, về điểm này mọi người cần lý giải, bởi vì là bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm có cách phòng chống truyền nhiễm, ắt phải thông báo theo pháp luật. Về chính quyền địa phương, sau khi tôi biết được thông tin này, và sau khi được trao quyền, tôi mới thông báo, do đó về điểm này, khi đó nhiều người không lý giải được”.

Vị Thị trưởng này đã nói rất rõ ràng, do ông ta không được Trung ương trao quyền nên mới khiến dịch bệnh lan rộng vượt ngoài kiểm soát.

Trên tạp chí “Cầu thị”, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình nói: “Ngày 7 tháng 1, khi chủ trì Hội nghị Thường trực Bộ Chính trị Trung ương, tôi đã đề ra yêu cầu đối với công tác phòng chống dịch bệnh viêm phổi virus Corona mới”.

Câu nói này có nghĩa là: Tình hình dịch bệnh mất kiểm soát ở Vũ Hán là do cấp dưới thực hiện không hiệu quả, không phải là trách nhiệm của ông Tập.

Đến khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán gây ra thảm họa lớn cho người dân thế giới, khiến làn sóng lên tiếng yêu cầu truy cứu trách nhiệm ĐCSTQ ngày càng mạnh mẽ, giới chức tỉnh Hồ Bắc – nơi khởi đầu dịch bệnh, tuyên bố rằng đã xử lý hơn 3.000 cán bộ vì tắc trách liên quan đến dịch bệnh. Lãnh đạo các cấp đùn đẩy đổ lỗi cho nhau, rồi cuối cùng đều đổ lên đầu cán bộ, đảng viên cấp cơ sở – người ở tuyến đầu phòng chống dịch bệnh.

Người xưa nói: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Người Trung Quốc ngày nay cử chỉ thô thiển, nói chuyện to tiếng, ở nơi công cộng không xếp hàng, ồn ào tranh cãi, hút thuốc ở nơi không cho phép hút thuốc, nhổ đờm vứt rác bừa bãi, khôn lỏi chiếm lợi nhỏ, không nghĩ cho người khác. Du khách Trung Quốc tùy tiện leo trèo phá hoại các di tích văn hóa, cho trẻ đi đại tiểu tiện ở nơi công cộng, dùng nhà vệ sinh xong không dội nước, giành giật những sản phẩm miễn phí, v.v.

Tập Cận Bình một mình nắm quyền lực lớn: Tổng Bí thư ĐCSTQ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, so với hoàng đế thời xưa thì có gì khác đâu. Mà cũng không nên so sánh Tập với các hoàng đế xưa, vì các hoàng đế xưa đều coi “mạng người liên quan đến Trời”, họ hiểu “quyền vua do Trời trao”, mà “lẽ Trời là ở lòng dân”. Đơn cử, nhìn cách ứng xử của Đường Thái Tông khi người dân bị hạn hán và nạn châu chấu là thấy sự khác biệt một trời một vực giữa các lãnh đạo Bắc Kinh và các hoàng đế xưa.

Thời thịnh trị nhà Đường là thời Trinh Quán, sử sách có chép: “Thương nhân buôn bán đi lại nơi hoang vắng cũng không gặp trộm cướp, nhà tù trại giam thường trống không”; “Ngựa, trâu đầy khắp cánh đồng, cửa nhà không đóng”. Mọi người đi xa không cần đem theo lương thực, “hành khách đi qua, mọi người đều cung cấp, tiếp đãi nồng hậu, khi đi còn tặng thêm”.

Tuy nhiên, để đạt được thịnh trị như vậy thì vị vua anh minh Đường Thái Tông đã phải tiến hành rất nhiều biện pháp, trong đó có việc biết hổ thẹn, tự nhận lỗi, nhận trách nhiệm, mặc dù “mất mùa là tại thiên tai”, nhưng với trách nhiệm của một bậc quân vương lo cho muôn dân, ông tự nhận lỗi về mình.

Vào năm Trinh Quán thứ 2, kinh thành Trường An bị đại hạn và nạn châu chấu hoành hành. Đường Thái Tông đi xem xét tình hình hạn hán, thấy rất nhiều châu chấu khắp nơi, ông bèn bắt mấy con và nói với chúng rằng: “Người dân dựa vào lương thực để giữ mạng sống, các ngươi là loài côn trùng làm hại bách tính. Người dân có vấn đề gì thì đều là lỗi của mình ta, nếu các ngươi có linh thì hãy ăn tim của ta, chớ làm hại người dân nữa”.

Nói rồi, Thái Tông liền chuẩn bị nuốt châu chấu. Các quan lại tả hữu vội vàng khuyên ngăn, nói rằng châu chấu không sạch, dễ sinh bệnh. Đường Thái Tông nói: “Điều trẫm muốn chính là hiệu quả này, trẫm mong ông Trời giáng tai họa lên một mình trẫm, thì sao phải sợ mắc bệnh?”

Sau đó bất chấp bá quan khuyên ngăn, Đường Thái Tông đã nuốt mấy con châu chấu đó. Quả nhiên, sau đó nạn châu chấu bị tiêu trừ.

Tự tâng bốc bản thân, lừa dối người dân

Trong lúc dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã lan ra toàn Trung Quốc rồi lan ra khắp các quốc gia khác trên thế giới, thì Nhà xuất bản (NXB) Năm Châu và NXB Nhân Dân phối hợp biên tập xuất bản sách “Cuộc chiến nước lớn” (Đại quốc chiến dịch), được các cơ quan truyền thông của ĐCSTQ ca ngợi: “Tác phẩm đã phản ánh tấm lòng vì dân, gánh vác sứ mệnh, tầm nhìn xa trông rộng và năng lực lãnh đạo trác việt của Tập Cận Bình – lãnh tụ của một nước lớn”.

Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ là Thôi Thiên Khải nói: “Trong cuộc chiến chưa từng thấy này, Trung Quốc không tiếc hy sinh thứ gì để cứu mạng người dân”; “(Bắc Kinh) đã thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt và hy sinh rất lớn để kiềm chế virus, điều này không chỉ cứu các sinh mạng trong nước mà còn lấy thêm thời gian quý giá cho thế giới”.

Người xưa nói: người không biết xấu hổ thì ma quỷ cũng e sợ. Hàng trăm hàng ngàn cơ quan truyền thông của ĐCSTQ mà đến một lời nói thật cũng không dám nói, lại còn tâng bốc “tấm lòng vì dân, gánh vác sứ mệnh”. Họ không còn biết thế nào là Liêm Sỉ nữa rồi. Với bộ máy tham nhũng, giả dối và tàn bạo, đã tạo ra những quan chức tham lam, phóng túng nhục dục và gian ác, nuôi dưỡng những bộ máy truyền thông giả tạo, bôi son trát phấn, ca tụng bản thân, lừa dối người dân, mở miệng ra là nói “vĩ đại, quang vinh, chính xác”, động tí là rao giảng “liêm khiết, chí công, vô tư, vì nhân dân phục vụ”.

Không biết hổ thẹn là bản chất của kẻ tiểu nhân lưu manh

Trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa hồi thứ 93: “Khương Bá Ước về hàng Khổng Minh, Võ Hương Hầu mắng chết Vương Lãng” có kể về sự việc Gia Cát Lượng – thừa tướng nhà Thục Hán mắng chết tư đồ Vương Lãng của phía Bắc Ngụy. Vương Lãng tưởng rằng có thể dùng 3 tấc lưỡi để thuyết cho Khổng Minh về hàng Tào khi quân đội hai bên giáp mặt. Ai dè Khổng Minh đáp lại như sau:

“- Ta tưởng ngươi là một vị lão thần nhà Hán, có lời cao luận gì chăng? Ai ngờ ăn nói ngu dốt làm vậy! Ta có một lời này, các quân nín lặng mà nghe: Khi xưa về đời Hoàn, Linh, nhà Hán suy đốn. Kẻ hoạn quan gây vạ, nước loạn, mất mùa, bốn phương xao xuyến. Sau giặc Khăn Vàng, kế đến giặc Đổng Trác, Thôi Dĩ, hiếp vua Hán đế, tàn ngược kẻ sinh dân. Chốn miếu đường, đồ mục nát làm quan; nơi điện bệ, giống cầm thú ăn lộc. Những kẻ nết muông ruột chó, nhung nhúc đầy triều; những phường gối tớ mặt mo, nghênh ngang quyền chính. Vì thế xã tắc đổ nát, sinh dân lầm than. Ta biết ngươi vốn người ở bến Đông Hải, trước đỗ hiếu liêm, được vào làm quan. Đáng lẽ phải phò vua giúp nước, yên nhà Hán dựng lại họ Lưu mới phải, không ngờ ngươi lại giúp giặc, đồng mưu cướp ngôi. Tội nhiều, ác nặng, trời tất không dong. Người trong thiên hạ, ai cũng muốn xé xác ngươi ra. Nay may lòng trời chưa nỡ tuyệt nhà Viêm Hán, Chiêu liệt Hoàng Đế lại kế thống ở Tây Xuyên. Ta nay phụng mệnh tự quân, cất quân đánh giặc. Ngươi là đứa xiểm nịnh, thì chỉ nên giúp mình rụt cổ, cầu lấy cơm áo cho đủ là xong; sao dám ra chỗ trận mạc, nói năng càn rỡ, đổ tại số trời làm vậy? Quân sất phu đầu bạc, thằng lão tặc râu trắng kia! Nay mai ngươi cũng sắp đến suối vàng, còn mặt mũi nào trông trông thấy hai mươi bốn vua nhà Hán nữa? Lão tặc bước ngay, bảo quân phản thần ra đây, cùng với ta quyết trận sống chết.” (Trích: Tam Quốc Diễn Nghĩa, bản dịch của Phan Kế Bính)

“Vương Lãng nghe xong, khí uất đầy ruột, kêu hú lên một tiếng, ngã lăn xuống đất mà chết.” (Trích: Tam Quốc Diễn Nghĩa)

Người ta ai cũng có thể có sai lầm, có sai lầm nhỏ, có sai lầm lớn; nhưng biết nhục nhã vì cái tiếng “thông đồng với giặc để cầu lấy cơm áo” mà chết như Vương Lãng kể ra cũng còn là người biết liêm sỉ. Cái chết ấy còn có thể cứu chuộc chút lỗi lầm của bản thân trong con mắt của hậu thế và giải bớt nghiệp quả cho đương sự. Còn như cái thứ văn hóa “vô liêm sỉ” của ĐCSTQ hiện nay tạo ra chính là phản lại với truyền thống trọng danh dự, trọng liêm sỉ của tổ tiên người Trung Quốc, chính là hành vi của phường bất hiếu, vong bản và chỉ khiến nghiệp quả của đất nước này thêm nặng nề mà thôi.

“Biết hổ thẹn là đã gần với dũng cảm”, đây là câu nói của Khổng Tử. Trước mặt mọi người mà dám thừa nhận lỗi lầm của mình thì có thể coi là người dũng cảm rồi. Có thể thấy người xưa đánh giá rất cao người biết hổ thẹn, và đó là một trong 8 đức tính mà con người cần phải có: “Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ” – sỉ chính là biết hổ thẹn.

Trong “Tả truyện” cũng viết: “Con người ai mà không có lỗi, có lỗi mà có thể sửa chữa thì không gì tốt đẹp bằng”. Con người không phải là Thánh nhân, ai có thể không mắc lỗi lầm đây? Là một người bình thường, trong cuộc đời mình, bất kể là cao quan hay là thường dân, bất kể người nghèo khó hay ông chủ nhiều của lắm tiền, ai ai cũng có thể mắc lỗi lầm. Mắc lỗi lầm cũng không đáng sợ, đáng sợ là không dám thừa nhận lỗi lầm, và không sửa chữa lỗi lầm của mình. Thế nên chỉ có kẻ tiểu nhân, lưu manh, hèn nhát và độc ác mới không biết hổ thẹn, bất chấp thủ đoạn, mặt trơ trán bóng chỉ nhằm đạt được mục đích và lợi ích cá nhân của mình và đồng đảng.

Người xưa dùng câu: “Đồ vô liêm sỉ” là lời mắng chửi nặng nhất cho những kẻ lưu manh, hèn hạ, thất đức. Thời xưa, người ta phân xã hội thành 27 loại người, trong đó 3 loại hạ đẳng, hèn kém, vô đạo nhất là Đạo (cướp), Thiết (trộm), Xướng (kỹ nữ). Tuy nhiên, đồ vô liêm sỉ lại còn thấp kém hèn hạ hơn, bởi vì “Đạo diệc hữu đạo” (Kẻ cướp vẫn còn có phép tắc và chuẩn mực).

Theo NTD , ,

No comments:

Post a Comment