Trong năm 2019, Bộ GTVT đã tiến hành cải cách, sửa đổi nhiều nội dung, tại các văn bản, quy định hành chính. Trong đó, có nhiều nội dung được Bộ GTVT đề xuất cải cách "gây bão" dư luận khiến nhiều người bức xúc không hài lòng.
Ngày 19/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019.
Trong đó, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2019) được đánh giá ở 17 bộ, thì Bộ GTVT được xếp đứng "chót bảng" về cải cách hành chính.
Đáng chú ý, đây là lần thứ 2 liên tiếp trong 2 năm Bộ GTVT đứng "chót bảng", năm 2018, Bộ này đạt 75,13 %, đứng vị trí cuối cùng. Năm 2019, chỉ số CCHC của Bộ GTVT tăng lên 80,53 %, nhưng cũng đứng "bét" bảng. Ở vị trí liền kề với Bộ GTVT trong 2 năm liền là Bộ Y tế.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, trong năm 2019, Bộ GTVT đã tiến hành cải cách, sửa đổi nhiều nội dung, tại các văn bản, quy định hành chính. Trong đó, có nhiều nội dung được Bộ GTVT đề xuất cải cách gây "bão" dư luận khiến nhiều người bức xúc không hài lòng.
Cụ thể, đề xuất khiến người dân búc xúc đầu tiền phải kể đến, việc Bộ GTVT đề xuất những người mất bằng lái xe sẽ phải thi lại toàn bộ đã tạo ra "cơn bão" tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều từ người dân, chuyên gia.
Mục đích của đề xuất này nhằm để tránh tình trạng lợi dụng nhằm có thêm bằng lái thứ 2, thứ 3 để hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, là để quản chặt tình trạng này, hạn chế đối tượng giả mất bằng hoặc bị tạm giữ bằng cố tình khai sai để xin cấp lại.
Tiếp đến là đề xuất đổi tên trạm thu phí thành "trạm thu giá" gây phản ứng trong dư luận, tại dự thảo thông tư của Bộ Giao thông vận tải quy định đổi thành 'trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ' và đến nay Bộ GTVT đã đưa tên trạm thu phí quay trở lại đúng tên gọi quen thuộc.
Gần đây, trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ, Bộ GTVT cũng có đề xuất cấm vượt đèn xanh khi ùn tắc giao thông và xe máy phải bật đèn suốt cả ngày, đề xuất tăng phí BOT để hỗ trợ các dự án BOT gặp khó khăn do hụt doanh thu... Tất cả những đề xuất này đã khiến cho người dân bức xúc phản ứng gay gắt.
Như vậy, từ những đề xuất gây "nhức nhối" dư luận có thể là lý do khiến cho sự hài lòng của người dân đánh giá tới mức độ tín nhiệm, sự hài lòng đối với Bộ GTVT là hạn chế dẫn đến Bộ GTVT đứng "chót bảng" về sự hài lòng trong cải cách hành chính. Đây cũng là điều làm cho những người đứng đầu ngành Giao thông sẽ phải suy nghĩ, là "bài toán" làm đau đầu Bộ này.
Trước đó, danh sách công bố Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 nêu rõ: Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2019) được đánh giá ở 17 bộ, ngành và 63 tỉnh, TP trong cả nước.
Kết quả chỉ số CCHC năm 2019 của các bộ, ngành tập trung vào 2 nhóm điểm. Thứ nhất là nhóm A, kết quả chỉ số CCHC trên 90%, bao gồm 3 đơn vị: Ngân hàng Nhà nước (95,4%), Bộ Tài chính (94,77%) và Bộ Tư pháp (90,12%).
Nhóm B, đạt kết quả chỉ số CCHC từ 80-90%, gồm 14 Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Nội vụ; Lao động-Thương binh và Xã hội; Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Xây dựng; Văn hóa Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông; Y tế và GTVT.
Kết quả chỉ số CCHC cho thấy Ngân hàng Nhà nước nhiều năm liền đứng ở vị trí quán quân, với chỉ số rất cao, trên 90%.
Điển hình, Bộ GTVT là cơ quan 2 năm liền đứng cuối bảng về chỉ số CCHC. Năm 2018, Bộ này đạt 75,13 %, đứng vị trí cuối cùng. Năm 2019, chỉ số CCHC của Bộ GTVT tăng lên 80,53 %, nhưng cũng đứng "bét" bảng. Ở vị trí liền kề với Bộ GTVT trong 2 năm liền là Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã tụt hạng trong bảng kết quả chỉ số CCHC của các bộ ngành năm 2019. Theo đó, năm 2018, cơ quan này đứng ở vị trí thứ 5 với chỉ số đạt 84,38%. Tuy nhiên năm 2019, đã rơi xuống hạng thứ 10 trên tổng số 17 bộ ngành, với chỉ số 84,36%. Kết quả này cho thấy trong khi các bộ ngành khác tăng điểm số rất cao sau 1 năm thì Bộ Công Thương gần như "dậm chân tại chỗ".
Từ kết quả nêu trên, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ cho rằng vẫn còn một số bộ chưa hoàn thành việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2019, công tác cải cách thể chế còn một số hạn chế, bất cập.
Bên cạnh đó, còn có 5 bộ chưa hoàn thành việc xử lý, trả lời các kiến nghị của địa phương để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách thuộc phạm vi quản lý của bộ. Một số bộ vẫn còn trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.
---
Theo Thế Anh, Dân việt Chính trị , Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment