Khi vụ án xảy ra, gia đình Hồ Duy Hải đã thuê luật sư Võ Thành Quyết (Văn phòng luật sư cùng tên, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Long An) bảo vệ cho Hải. Vị luật sư vốn là Trưởng phòng Cảnh sát công an tỉnh vừa nhận tiền thù lao của thân chủ, nhận cả vai trò… luật sư chỉ định. Vì sao Tòa án lại chỉ định vị luật sư oái oăm như vậy?
Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy ra kỳ án liên quan tới Hồ Duy Hải. Ảnh: K.Q
Ông Võ Thành Quyết từng là sĩ quan công an, nhiều năm làm công tác điều tra thuộc Công an tỉnh Long An. Khi đến tuổi nghỉ hưu, ông chuyển sang hành nghề luật sư. Vì vậy, có thể nói, ông là luật sư có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và am hiểu mọi ngõ ngách của pháp luật.
Những gì luật sư Võ Thành Quyết bảo vệ cho thân chủ của mình là Hồ Duy Hải chỉ là nêu nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, hoàn cảnh phạm tội… và đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho Hồ Duy Hải. Chưa khi nào thấy ông nêu quan điểm chính thức cho rằng Hồ Duy Hải vô tội.
Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải, cho biết: Sau khi xảy ra vụ án, dù tòa chưa kết án Hải phạm tội, nhưng luật sư Quyết đã động viên gia đình bà hỗ trợ chi phí mai táng cho gia đình 2 nạn nhân của vụ án (có thể LS đã xui gia đình làm vậy tạo điều kiện nghi ngờ Hải có tội nên phải hỗ trợ), với lời nhắn gửi đó là tình tiết để tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt sau này. Điều đó cho thấy, khi tòa chưa xử phiên sơ thẩm thì luật sư Quyết đã nhận định thân chủ của mình phạm tội giết người, vì vậy mà ông không “cãi” cho bằng được Hồ Duy Hải vô tội.
Cũng theo bà Loan, sau khi tòa sơ thẩm tuyên phạt án tử hình dành cho Hồ Duy Hải, gia đình đã đến nhờ luật sư Quyết làm đơn kháng án theo hướng Hồ Duy Hải vô tội. Luật sư Quyết đã khuyên gia đình làm đơn kháng án theo hướng xin giảm nhẹ hình phạt (đây cũng có thể là mưu đồ cho dư luận là Hải phạm tội chắc chắn), cụ thể là xuống còn chung thân. Rõ ràng, từ đầu tới cuối, luật sư bào chữa đều cho rằng thân chủ của mình có tội và ông chỉ tác động để được giảm nhẹ hình phạt chứ không cố “cãi” theo hướng Hồ Duy Hải vô tội.
Nhiều hồ sơ vi phạm tố tụng
Nghe ý kiến này tưởng chừng như Hải đã được hưởng tiến trình điều tra rất tiến bộ, có sự tham gia của luật sư khi hỏi cung, lập biên bản. Nhưng sự thật thì sao? Trước hết phải xem luật sư tham gia (ký tên) trong biên bản điều tra là luật sư nào?
Vì trong hai phiên xét xử sơ phúc thẩm, Hải có đến hai luật sư là luật sư Nguyễn Văn Đạt (do gia đình mời) và luật sư Võ Thành Quyết (lúc đầu gia đình có mời nhưng sau đó đã thay đổi và chuyển thành… luật sư do tòa chỉ định).
Nhưng luật sư Đạt thì hoàn toàn không được tham gia vào các biên bản điều tra và chính trong bài bào chữa trước cả hai phiên tòa, luật sư Đạt đã vạch ra rất nhiều sai sót vi phạm tố tụng trong ghi lời khai.
Tương tự, luật sư Đạt cũng đã chỉ ra hàng chục điểm sai sót như sửa chữa Biên bản nhận dạng của nhân chứng Nguyễn Mi Sol, không ghi nội dung bắt buộc.
Luật sư Đạt cũng nêu sự vi phạm quy định “Việc tiến hành nhận dạng phải có mặt người chứng kiến” ở toàn bộ 6 Biên bản nhận dạng của nhân chứng Nguyễn Mi Sol, Biên bản nhận dạng của Nguyễn Tuấn Ngọc, Biên bản nhận dạng của Đinh Vũ Thường… đều không có người chứng kiến.
Nghiêm trọng hơn nữa, Luật sư Đạt còn nêu ra nhiều sai sót trong các biên bản có chữ ký của luật sư Quyết với các Biên bản của Hồ Duy Hải.
Từ những sai sót khó hiểu đó, luật sư Đạt đã đặt ra nghi vấn trước tòa: “Điều này có thể dẫn đến suy diễn phải chăng ở biên bản trên, LS Quyết đã ký sau và chỉ nhằm hợp thức hóa”.
Như vậy, ở đây có hai luật sư bào chữa cho bị cáo nhưng chỉ có luật sư do tòa chỉ định được tham gia hỏi cung, nhận dạng và ngay các biên bản ấy lại vi phạm các quy định tố tụng, luật sư còn lại phát hiện và trình bày trước hai cấp tòa các sai sót ấy nhưng không được xem xét. Liệu các hồ sơ dùng làm căn cứ buộc tội tử hình này có khách quan và tin cậy được không?
Làm xấu nhân thân bị cáo
Ngay trong phần khai nhân thân để làm yếu tố giảm nhẹ, LS Quyết cũng làm xấu đi nhân thân bị cáo khi bỏ qua chi tiết Hải là một sinh viên mới tốt nghiệp Đại học Hùng Vương đang tìm việc làm mà nhấn mạnh yếu tố thiếu giáo dục gia đình, ham mê cờ bạc. Liệu thiếu giáo dục Hải có thể tốt nghiệp đại học được không? Cơ sở nào đánh giá một cử nhân là người thiếu giáo dục? Ham mê cờ bạc là ở mức độ nào?
Vai trò của luật sư trong tố tụng là làm sáng tỏ sự vận dụng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ. Các quy định tố tụng là nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên, bảo đảm sự minh bạch, công bằng đúng người đúng tội. Thế nhưng ở đây, trong giai đoạn điều tra, LS Quyết đã trực tiếp tham gia ký vào các biên bản vi phạm tố tụng.
Trước tòa, LS Quyết lại bào chữa sai pháp luật, bênh vực cho những vi phạm tố tụng, khi bị cáo phản cung, không tham gia góp sức với HDDXX làm rõ bản chất của vụ án, mà lại dựa vào các lời khai, các biên bản vi phạm tố tụng để kết tội bị cáo, làm xấu thêm nhân thân bị cáo.
Rõ ràng, LS Quyết đã vi phạm thiên chức, quy chế đạo đức nghề nghiệp luật sư và vi phạm cả quy định tố tụng. Ở đây cũng cần nói thêm về nhân thân LS Quyết.
Người thân Hồ Duy Hải đã nhiều năm đi kêu oan
Trước khi về hưu và hành nghề luật sư, ông Quyết từng có thời gian dài là Trưởng phòng Điều tra xét hỏi Công An tỉnh Long An trước khi về làm Trưởng Công An huyện Thủ Thừa. Nhắc đến đặc điểm nhân thân này, chúng tôi nhằm khẳng định là ông Quyết có nhiều kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng về điều tra nên những sai phạm của ông không thể là do thiếu kinh nghiệm hay kiến thức.
Theo Baophapluat và Laodong Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment