Theo các chuyên gia tâm lý, đội sao đỏ đã không còn phù hợp, nên bỏ đi. Nếu duy trì sẽ hình thành cho các bạn sao đỏ tính hống hách, cầm quyền từ nhỏ. Thậm chí, ở một số trường, đội sao đỏ trở thành công cụ tọc mạch, có quyền lực hoặc thay giáo viên đánh các bạn bị lỗi.
Sự việc nam sinh lớp 6, trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình) nói tục trong giờ ra chơi bị bạn sao đỏ pha't hiện báo với giáo viên chủ nhiệm và học sinh này bị phạt với hình thức các bạn trong lớp và cô giáo tát vào má 231 cái, phải nhập viện điều trị gây xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến đặt vấn đề có nên hay không để đội sao đỏ tiếp tục hoạt động trong trường học? Vì việc duy trì đội sao đỏ sẽ thúc đẩy nguy cơ học sinh săm soi bắt lỗi bạn học để mách thầy cô giáo.
Kể chuyện về con gái làm sao đỏ ở trường, chị Kim T. (quận Tây Hồ, Hà Nội) bộc bạch: “Con được chọn vào đội sao đỏ của trường tôi cũng vui và có chút hãnh diện. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn, tôi thấy con mình có biểu hiện của một đứa trẻ “ảo tưởng quyền lực”. Hay như chuyện của một phụ huynh tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã phải thốt lên:
“Sao đội sao đỏ lại tỏ ra quyền uy và gắt gao thế? Một bạn trong đội này kiên quyết giữ tay con gái tôi lại nhìn cho được phù hiệu để ghi tên vào sổ khi cháu đang hốt hoảng chạy nhanh vào hàng cho kịp giờ chào cờ. Tôi có cảm giác như cảnh sát tiến hành bắt giữ tội phạm”.Còn chị Thùy H. có con đang học lớp 4 kể, tuần nào đến lịch trực thì con dậy sớm để đến trường sớm hơn mọi ngày 15 phút, chuẩn bị sẵn quyển vở để sẵn sàng ghi tên, lớp các bạn vi phạm nội quy của trường như:
Đi muộn, nói tục, nghịch ngợm trong giờ truy bài và các hành vi khác. “Lúc đầu tôi nghĩ, công việc sao đỏ chỉ đơn giản là con có cơ hội rèn kỹ năng lãnh đạo, ý thức được vai trò trách nhiệm của mình, giúp thầy cô trong việc quản lớp, tổ chức chơi và học cho các bạn tốt hơn. Tuy nhiên, con làm sao đỏ được vài tháng, khi về nhà lại có những biểu hiện tự cao tự đại, ra dáng “đại ca” của những bạn bè đồng trang lứa ở khu dân cư, thậm chí cả với bố mẹ.
Khi con chơi với bạn, tôi thấy con hay quát nạt các bạn thay vì trao đổi một cách nhẹ nhàng; con hay để ý, “rình” các bạn xem có làm gì sai không, rồi phán xét bạn A chào hỏi chậm, bạn B không hòa đồng bằng một giọng nói mang tính “tố giác” chứ không phải như một đứa trẻ 9 tuổi”, chị Thùy H. tâm sự.
Ngoài ra, không ít phụ huynh từng chia sẻ, con họ rất sợ các thành viên đội sao đỏ, sợ ghi vào sổ đen của các bạn. Việc của học sinh đến trường là học chứ không phải làm “công cụ” cho nhà trường.
Theo chuyên gia tâm lý, Ths. Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT (Hà Nội), một số nơi, đội sao đỏ trở thành công cụ tọc mạch, có quyền lực hoặc thay giáo viên đáин các bạn bị lỗi. Không ít ý kiến cho rằng, những đội sao đỏ đang được vận hành trong nhà trường có một “quyền lực riêng”, với vai trò giám sát, trợ giúp thầy cô, các thành viên trong đội có thể bị ảnh hưởng tâm lý, sự hình thành nhân cách của trẻ.
“Không thể phủ nhận vai trò của đội sao đỏ trong trường học khi trẻ con có cùng ngôn ngữ sẽ dễ nói với nhau hơn. Nhiều em trong đội do “quen” với quyền lực sinh ra tính đút lót, đòi hỏi h.ố.i l.ộ để không đánh dấu vào sổ đen. Chưa kể, một số trường hợp, đội sao đỏ là nguyên nhân xảy ra tình trạng bạo lực học đường ngay từ cấp tiểu học. Do đó, ngay ở nhà trường đội ngũ giáo dục và huấn luyện sao đỏ cần phải có trình độ văn hóa và nghiệp vụ sư phạm, ứng xử xã hội để định hướng cho các em”, Ths. Phạm Đức Chuẩn nhận xét.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, với trẻ nhỏ cách giáo dục tốt nhất là làm gương cho trẻ noi theo. Trẻ chịu ảnh hưởng về nhân cách, kỷ luật ngay tại gia đình, nhà trường. Vì vậy, cha mẹ, thầy cô nên đảm bảo sự chuẩn mực đạo đức trước mặt trẻ để trẻ tin tưởng, tôn trọng. Việc này cũng nhận được nhiều ý kiến từ cộng đồng mạng. Đa số cho rằng, việc hình thành đội cờ đỏ làm nảy sinh sự ganh đua, gia tăng bệnh thành tích giữa chính các học sinh với nhau.
Chưa kể, để trẻ tự đáин giá nhau với các tiêu chuẩn mơ hồ như: Quên đeo khăn quàng, chưa học bài, đi học muộn… dễ gây ra mâu thuẫn giữa trẻ, nảy sinh sự chạy đua thành tích vì những thứ vô nghĩa. Ở nhiều trường học, đội cờ đỏ là nguyên nhân gây căng thẳng cho nhiều học sinh. Chính nhiều em đảm đương nhiệm vụ từng chia sẻ rất sợ phải mang trọng tránh vì bạn bè xa lánh. Mặt khác, trong mô hình giảng dạy hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, đề cao giáo dục hơn xử phạt, dư luận cho rằng nhà trường không cần thiết thành lập mô hình trên.
Chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh, Công ty TNHH Mạnh Linh School Psychology cho rằng, với xã hội pha't triển như hiện nay, đội sao đỏ là một sáng kiến đã không còn phù hợp, nên bỏ đi từ lâu. Thay vì sử dụng đội sao đỏ để quản lý học sinh, chuyên gia tâm lý Mạnh Linh đưa ý kiến: “Đội sao đỏ nên được thay thế bằng các hình thức khác tích cực hơn. Ở nhiều trường học tại Hà Nội và Nam Định, tôi đã có dịp hỗ trợ nhiều trường thành lập tổ hỗ trợ học sinh thông qua hoạt động tâm lý học đường. Hoạt động tâm lý học đường chuyên nghiệp sẽ là nơi các em được hiểu, chia sẻ, trường học sẽ có môi trường bình an, lớp học hạnh phúc mà không cần có đội sao đỏ.
Những ngày gần đây, hình ảnh cô bé tiểu học trường Quang Trung (Hải Phòng) bị bắt đứng ở cổng trường giữa trời nắng nóng, không được vào lớp làm tôi vô cùng tức giận và thất vọng với những giáo viên trường này.
Tôi suy nghĩ đến m.ấ.t ngủ mặc dù cô bé chẳng phải con cháu gì của mình. Cô bé trong cái lứa tuổi cần phải được chăm sóc bằng tình thương bằng sự bao bọc lại phải đứng lẻ loi giữa buổi trưa nắng chỉ vì sự vô tâm, ích kỷ của người lớn.
Trong bài viết “Những vết bầm và sự vô tâm trong giáo dục”, tôi có đề cập đến việc các trường thường trao quyền lực cho những đứa trẻ, biến chúng thành “sao đỏ” để ghi nhận lại những sai phạm của các học sinh khác báo cho giáo viên. Những đối tượng mà khiến con tôi bị đáин bầm hai ống chân mà không dám phản kháng vì sợ bị ghi tên báo giáo viên. Thật không may, cô bé lớp một trường tiểu học Quang Trung bị bắt đứng ngoài cổng trường lại là một nạn nhân của sao đỏ (nhưng trách nhiệm vẫn thuộc về người lớn).
Plato, triết gia Hy Lạp có nói: “Thước đo giá trị một người là điều anh ta làm với quyền lực trong tay” (the measure of a man is what he does with power). Câu nói này nhắc nhở mọi người trong chúng ta về bản chất dễ thay đổi của mình khi chúng ta có quyền lực trong tay, ngay cả khi chúng ta là những người lớn, người trưởng thành.
Những đứa trẻ chưa có đầy đủ nhận thức mà được trao quyền lực vượt trên những bạn khác thì không có gì là chắc chắn chúng sẽ sử dụng chúng (quyền lực) một cách trung thực và công bằng. Điều này sẽ kéo theo việc các bạn học sinh khác khi bị đối xử bất công sẽ mất đi niềm tin vào sự công bằng trong xã hội ngay khi chúng là những đứa trẻ tiểu học, mất đi niềm tin vào tình yêu thương từ bạn bè, thầy cô, điều mà các em xứng đáng nhận được khi chúng đến trường.
Theo FB Đỗ Xuân Hiệp Giáo dục , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment