Phần còn lại của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B vừa trở thành khối rác vũ trụ có kích thước lớn nhất suốt nhiều thập niên rơi trở lại Trái đất hôm 11.5 và trong tình trạng hoàn toàn mất kiểm soát.
Thời điểm tên lửa đẩy Trường Chinh 5B rời khỏi bệ phóng hôm 5.5
Vào ngày 5.5, tên lửa Trường Chinh 5B, chiều dài 54m, đã rời bệ phóng ở bãi phóng Văn Xương trên đảo Hải Nam, mang theo nguyên mẫu tàu vũ trụ thử nghiệm của Trung Quốc lên quỹ đạo.
Sau gần một tuần xoay quanh địa cầu, phần thân của tên lửa, đường kính 5m, đã rơi xuống Trái đất.
Trong quá trình tiến nhập khí quyển, nó dường như vẫn duy trì được khối lượng đáng kể trước áp lực ma sát khổng lồ của “lá chắn” bảo vệ địa cầu, và rơi xuống Đại Tây Dương, nhiều khả năng ngoài bờ Tây Phi, theo Tạp chí Forbes dẫn nguồn quân đội Mỹ.
Quân đội Mỹ theo dõi hành trình của tên lửa Trung Quốc
“Đây là khối rác vũ trụ lớn nhất rơi xuống mặt đất trong tình trạng không kiểm soát kể từ trường hợp của trạm không gian Salyut-7 khối lượng 39 tấn vào năm 1991”, nhà vật lý học thiên thể Jonathan McDowell của Đại học Harvard viết trên Twitter.
Phần còn lại của tên lửa Trường Chinh 5B còn lớn hơn trạm không gian Thiên Cung-1 của Trung Quốc cũng từng lao xuống Trái đất mất kiểm soát vào năm 2018, khiến Mỹ nhiều lần phát cảnh báo.
Vài ngày trước, Cơ quan không gian có người lái của Trung Quốc (CSME) cho hay khoang vận tải quay về, một trong hai phương tiện thử nghiệm được tên lửa Trường Chinh 5B đưa lên quỹ đạo trong sứ mệnh mới nhất, đã hoạt động bất thường và đến nay chưa rõ nguyên nhân.
Cách đây 2 tháng, Tân Hoa xã đưa tin Trung Quốc đã thất bại trong việc phóng tên lửa đẩy tầm trung (MLV-nâng được tải trọng từ 2 – 20 tấn), gọi là Trường Chinh 7A, vào quỹ đạo thấp của Trái đất.
Theo Canhco Quân sự , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment