Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (trụ sở chính tại TPHCM) đang sở hữu hàng loạt công ty con, sở hữu khối đất vàng đồ sộ tại TPHCM và các tỉnh lân cận, với trị giá hàng tỷ USD, thông qua các thương vụ thâu tóm đình đám.
Những dự án đồ sộ thâu tóm nhiều lô đất vàng
Nhắc đến Vạn Thịnh Phát, người ta nhớ đến một đế chế sở hữu khối BĐS đắc địa nhất Tp.HCM hiện nay. Chỉ riêng trên cung đường đắt đỏ bậc nhất Sài Gòn – phố đi bộ Nguyễn Huệ, gia tộc giàu có này đã nắm trong tay 5 dự án, chiếm gần 1/3 số dự án trên tuyến đường đắt đỏ này thông qua các thương vụ thâu tóm, điển hình như Time Square, Uinon Square, khách sạn Duxton…
Thông qua các động thái mua bán, chuyển nhượng trong những năm qua có thể thấy được bộ sưu tập đất vàng trung tâm của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ngày càng đồ sộ. Đáng nể nhất là Vạn Thịnh Phát giành được những khu đất quý như vàng ở quận 1, quận 3 TPHCM mà giới kinh doanh bất động sản ai cũng thèm muốn, những khu đất mà thậm chí không phải chỉ có nhiều tiền là có được.
Năm 2015, thị trường BĐS khu vực phía Nam xôn xao khi thông tin lô đất vàng rộng hàng ngàn hecta tại huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An), cách trung tâm TPHCM chưa tới 20km, được UBND tỉnh Long An chấp thuận chủ trương cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đầu tư. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Long An, nhà đầu tư này đã nộp tổng số 65 hồ sơ dự án, với diện tích 3.746ha.
Tiếp đó, Vạn Thịnh Phát đã gửi văn bản xin chủ trương của UBND TPHCM về việc đầu tư Khu tam giác Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học – Phạm Ngũ Lão (quận 1). Đối với khu tứ giác Nguyễn Huệ – Hồ Tùng Mậu – Huỳnh Thúc Kháng – Ngô Đức Kế (diện tích 11.160m2, thuộc quận 1), dự tính xây khu khách sạn 40 tầng.
Gần 1 km phố đi bộ Nguyễn Huệ kéo dài từ UBND TP.HCM đến Bến Bạch Đằng được đánh giá là vị trí vàng đối với bất kỳ dự án bất động sản nào. Giá đất ở khu vực này được đánh giá là đắt đỏ bậc nhất cả nước, thậm chí là ở khu vực châu Á.
Dự án khác là Thuận Kiều Plaza, với quỹ đất rộng gần 10.000m2 nằm mặt tiền đường Hồng Bàng, quận 5. Đáng chú ý hơn là siêu dự án Saigon Peninsula, với số vốn đầu tư lên đến 6 tỷ USD. Theo tìm hiểu, vào tháng 4-2016, Vạn Thịnh Phát đã tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình này tại phường Phú Thuận (quận 7). Dự án có tổng diện tích gần 120ha, bao gồm công viên đa chức năng, bến cảng du thuyền quốc tế, khu biệt thự, căn hộ, khách sạn sang trọng…
Theo tìm hiểu, ngoài ra, nhiều khu đất vàng có quy mô vốn lớn này hầu như không do chính Vạn Thịnh Phát đứng tên mà hầu hết đều “chạy” lòng vòng qua nhiều công ty con, công ty liên kết hoặc công ty thành viên.
Trải khắp trung tâm Sài Gòn, Vạn Thịnh Phát cũng đang sở hữu nhiều dự án đắc địa, nhưng chỉ có số ít được triển khai. Phần nhiều trong số ấy vẫn nằm trong tình cảnh để không, chưa biết ngày nào triển khai xây dựng.
Điều bí ẩn sau những dự án treo?
Trước thực trạng đó nhiều người buộc phải đặt ra câu hỏi: Thế lực nào chống lưng cho Vạn Thịnh Phát và, Nguồn tiền từ đâu mà đổ ra như nước vậy? (nhiều khu đất họ đã phải bỏ ra rất rất nhiều tiền để lấy, nhưng lấy xong thì để không cho cỏ mọc hoặc cho thuê làm bãi giữ xe vớ vẫn trong nhiều năm, hoặc cho tới ngày nay).
Dự án cao ốc Thuận Kiều Plaza được Vạn Thịnh Phát mua lại, sơn mới rồi để đó.
Được biết, tập đoàn Vạn Thịnh Phát được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Hong Kong (Trung Quốc). Tập đoàn này có một hệ thống các công ty con quy mô vốn điều lệ rất lớn từ vài nghìn đến cả chục nghìn tỷ đồng, trong đó trung tâm là Vạn Thịnh Phát và sở hữu chồng chéo phức tạp.
Và theo tìm hiểu, ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Hong Kong là anh em họ với ông Chu Vĩnh Khang, nguyên Bộ trưởng Bộ công an Trung Quốc, Thường trực Bộ chính trị chính quyền Trung Quốc, Chủ tịch uỷ ban Chính Pháp trung ương. Như vậy, Vạn Thịnh Phát phải chăng là DN Trung Quốc núp bóng DN Việt?
Chu Vĩnh Khang thời còn làm Bộ Trưởng Công An Trung Quốc cũng là lúc vợ chồng bà Trương Mỹ Lan đang làm mưa làm gió ở Sài Thành. Biết bao miếng đất vàng lớn nhỏ đều được Vạn Thịnh Phát thâu tóm hết, khu tứ giác giáp với phố đi bộ Nguyễn Huệ và suốt một dọc hai bên đường Pasteur chạy từ quận 1 qua quận 3.
Cái đáng nói là trong số các miếng đất rơi vào tay vợ chồng này đa phần đều bị bỏ hoang, thậm chí là để cỏ hoang mọc hoặc cho thuê làm bãi giữ xe vớ vẩn suốt nhiều năm trời. Nếu là một DN bất động sản bình thường, ắt hẳn các khu đất này sẽ mọc lên các tòa nhà cao tầng, chung cư cao cấp thu lại bộn tiền. Nhưng không, Vạn Thịnh Phát sẵn sàng chi tiền thâu tóm cho bằng được rồi bỏ đó.
Điều này có ý nghĩa gì? Phải chăng những nhà đất đắc địa, có vị trí chiến lược nhất của Sài Gòn và các tỉnh lân cận lọt vào tay Vạn Thịnh Phát, tức là đã vào tay Trung Quốc?
Như vậy, có thể thấy rõ một điều sâu xa là từ lâu Trung Quốc đã có ý đồ thâu tóm các vị trí trọng yếu trên toàn lãnh thổ Việt Nam bằng cách núp bóng dưới hình thức doanh nghiệp. Hơn nữa, Trung Quốc nhiều năm gần đây còn có tham vọng tại sân chơi bất động sản Việt Nam khi liên tục thâu tóm, làm chủ đầu tư nhiều dự án. Các dự án của Trung Quốc có ở hầu hết các địa phương, tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, khu kinh tế trọng điểm, các tỉnh ven biển, biên giới và trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Mặc dù bỏ vốn đầu tư nhưng thực chất Trung Quốc đang thực hiện mưu đồ khác chứ không hề quan tâm đến phát triển dự án. Như, một số dự án bỏ vốn đầu tư thấp, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, giá thành rẻ, chất lượng thấp, thời gian thực hiện kéo dài. Nhà thầu Trung Quốc chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, lợi dụng kẽ hở quy định về quản lý lao động, quản lý xuất, nhập cảnh để đưa lao động phổ thông vào Việt Nam hoặc sử dụng lao động người Trung Quốc trái phép (không có giấy phép lao động, sử dụng visa du lịch, làm giả giấy tờ, hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự)…
Các cá nhân người Trung Quốc “núp bóng” người Việt mua bán bất động sản tại các khu vực ven biển để chuyển mục đích sử dụng sang đất thương mại, dịch vụ hoặc thuê diện tích đất dọc ven biển, khu vực biên giới biển, biên giới đất liền; thâu tóm các vị trí đất đẹp, trung tâm…
Chưa có thống kê cụ thể, nhưng trong tất cả các quốc gia đang làm ăn tại Việt Nam – chiêu bài “liên doanh” thành lập công ty sau đó tăng dần vốn sở hữu để chiếm quyền điều hành và sử dụng lá chắn người Việt “đứng tên” mua đất thông thường chỉ xảy ra với người Trung Quốc. Chúng ta phải cảnh giác cao độ trong việc gìn giữ chủ quyền với bất kỳ diễn tiến nào liên quan người Trung trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có lĩnh vực đất đai.
Bởi người Trung Quốc muốn làm gì với đất đai của hàng xóm láng giềng? Câu hỏi này ắt hẳn ai cũng có suy đoán được khi nhìn từ tham vọng, dã tâm của người Trung Quốc suốt cả chặng đường lịch sử của dân tộc, đất nước họ.
Theo Ngòi bút trẻ Chính trị , Kinh tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment